Tất cả bài viết của Phi Hổ

Đang mò cua, bắt ốc tại làng

ĐẶC SẢN HẠT TIÊU QUẢNG TRỊ

Ngày 28 tháng 10 năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3875/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00045 cho sản phẩm hạt tiêu nổi tiếng. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Từ lâu sản phẩm hạt tiêu Quảng Trị đã nổi tiếng bởi vị cay và thơm đặc trưng. Từ thế kỷ 18, trong tác phẩm “Phủ biên Tạp lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã nhắc đến tiêu Cùa (một địa danh của Quảng Trị) như một sản vật nổi tiếng, được nhiều thương lái nước ngoài tìm đến thu mua sản vật này và xem đó là “vàng đen”. Cho đến nay, hạt tiêu Quảng Trị vẫn là sản phẩm có danh tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công nhận là đặc sản.

hat-tieu01

Tiêu Quảng Trị thuộc giống tiêu lá trung bình có tên khoa học là Lada Belantoeng. Hạt tiêu Quảng Trị được cấu tạo bởi hai lớp, vỏ hạt, phôi nhũ và các phôi. Hạt tiêu khi già có màu xanh, chín có màu đỏ.

Tiêu đen có màu đen bóng, nhỏ, tròn đều. Hạt tiêu sọ có màu trắng sữa, nhỏ, tròn đều. Đường kính hạt nhỏ hơn 5mm. Hạt tiêu đen Quảng Trị có độ ẩm: 10,79-11,82 %; hàm lượng piperin: 6,40-7,15%; hàm lượng tinh dầu bay hơi: 2,60-2,72%; hàm lượng tro tổng số: 3,88-4,63%; dung trọng của hạt tiêu: 516,68-644,35 g/l; hàm lượng sắt: 111,43-115,65mg/kg; hàm lượng mangan: 135,45-143,70mg/kg. Hạt tiêu trắng (sọ) có độ ẩm: 10,23-11,42%; hàm lượng piperin: 7,09-7,42%; hàm lượng tinh dầu bay hơi: 1,64-2,04%; hàm lượng tro tổng số: 2,11-2,61%; dung trọng của hạt tiêu: 627,27-666,24 g/l; hàm lượng sắt: 93,40-109,22 mg/kg; hàm lượng mangan: 115,61-142,74 mg/kg.

hat-tieu02

Chất lượng nổi trội của hạt tiêu Quảng Trị có được là nhờ các điều kiện địa lý đặc thù của khu vực này. Khu vực địa lý có dạng địa hình đồi bóc mòn xen thung lũng và bán bình nguyên bazan, có hướng thoải dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình 85m so với mực nước biển. Về điều kiện thủy văn, khu vực địa lý có sông Bến Hải, sông Sa Lung và các hồ đầm như Bàu Thủy Ứ, La Ngà, Dục Đức, Bảo Đài… Phía Đông của khu vực địa lý tiếp giáp biển.

Các điều kiện về khí hậu cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính chất đặc thù của sản phẩm. Khu vực địa lý có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có gió Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 24-260C, tổng nhiệt độ trung bình năm 8.8060C, tháng Giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,80C, tháng Bảy có nhiệt độ cao nhất trung bình 29-30,50C. Biên độ nhiệt ngày đêm 10,40C. Tổng lượng mưa năm của khu vực địa lý đạt từ 2.200-2.800 mm. Mùa mưa chính tập trung từ tháng Tám đến tháng Một năm sau. Tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng Chín đến tháng Mười Một, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng Ba, tháng Tư.

Tổng lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 875-1.000 mm. Độ ẩm trung bình của khu vực địa lý từ 84-85%. Thời kỳ có độ ẩm cao trên 85% là từ Mười đến tháng Ba hoặc tháng Tư năm sau, trong đó tháng Một là tháng có độ ẩm cao nhất (trên 90%). Thời kỳ có độ ẩm thấp là từ tháng Sáu đến tháng Tám (giao động từ 70-80%).Tốc độ gió trung bình năm của khu vực địa lý từ 2,4-2,6 m/s, tốc độ gió mùa hè khoảng 4,5-5,2m/s, tốc độ gió mùa đông khoảng 3,1-4,4m/s.

Về điều kiện địa chất và đất đai, khu vực địa lý có địa chất thuộc địa đới phun trào cổ và rải rác các khối xâm nhập magma siêu bazơ và axít. Khu vực địa lý có 2 nhóm đất là nhóm đất đỏ và nhóm đất xám. Đất có kết cấu tốt, tơi xốp, thoáng khí, tầng đất dày, cấu trúc viên hạt và có độ thấm cao, thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét. Đất có phản ứng chua đến rất chua, giá trị pHH2O dao động trong khoảng 3,8 đến 4,5. Đất có hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số ở mức trung bình nhưng hàm lượng đạm tổng số nghèo. Lân tổng số nghèo nhưng lân dễ tiêu dao động từ trung bình đến khá. Kali tổng số chỉ đạt mức nghèo nhưng kali dễ tiêu lại đạt mức trung bình. Đất thoát nước tốt, có độ dốc dưới 120, tầng canh tác dày, mạch nước ngầm sâu.

Các kỹ năng và bí quyết của người dân địa phương trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cũng góp phần tạo nên các tính chất đặc thù của sản phẩm.

hat-tieu03

Quy trình sản xuất tiêu Quảng Trị bao gồm các công đoạn:

– Lựa chọn vùng đất trồng tiêu: lựa chọn vùng đất có địa hình bằng phẳng, màu đỏ nâu, tơi xốp, tầng đất dày.

– Chọn và trồng cây làm choái (cột để trồng tiêu): hồ tiêu Quảng Trị được trồng trên choái cây sống, cây thích hợp được sử dụng để làm choái sống là cây mớc và cây mít. Cần thiết kế vườn choái trước 1-2 năm trước khi trồng tiêu. Trồng choái vào đầu mùa mưa, khoảng cách 2,5 x 2,5m (1.600 cây/ha). Nếu muốn rút ngắn thời gian chờ choái sống phát triển thì có thể làm choái tạm. Choái tạm được trồng cách cây choái sống 10-15cm.

– Chọn giống và ươm giống tiêu: chọn giống tiêu lá trung bình, cây xanh tốt, không bị sâu bệnh. Ươm giống tiêu bằng cách giâm hom giống từ các cành vượt.

– Thời vụ trồng tiêu: từ tháng Tám đến tháng Chín.

– Trồng và chăm sóc cây tiêu:

+ Sau khi có choái sống hoặc choái tạm thì đào hố trồng tiêu. Bón phân vào hố trước khi trồng tiêu từ 15-20 ngày. Khi trồng, cuốc một hố nhỏ đặt bầu cách choái 20-25 cm, nghiêng về hướng choái một góc 450. Hàng tiêu được bố trí theo hướng Đông Tây.

+ Sau khi trồng nếu gốc tiêu phát triển tới choái thì dùng dây mềm để buộc tiêu vào thân choái. Khi tiêu leo 60-80 cm, chưa phát triển cành ngang thì bấm ngọn. Khi cành ngang xuất hiện ở độ cao trên 1,5m dùng biện pháp đốn cây tiêu bằng cách cắt hết lá trên đoạn thân già và bánh tẻ, gỡ dây tiêu ra khỏi choái, đào rãnh xung quanh choái có độ sâu 10-15cm, bón phân chuồng hoai mục, đặt cây tiêu uốn theo rãnh, lấp đất, phần ngọn còn lại đặt vào choái.

+ Bón phân hai lần trong một năm vào đầu mùa mưa và sau khi thu hoạch xong.
+ Đảm bảo tưới đủ nước cho cây tiêu và đào rãnh khai mương thoát nước cho cây vào mùa mưa.
+ Phòng trừ sâu bệnh: thực hiện các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh như mối, rệp sáp, bệnh tuyến trùng, bệnh thán thư, bệnh tiêu điên…

– Thu hoạch và bảo quản tiêu:

+ Đối với tiêu đen: sau khi hái tiêu đem phơi 3-4 giờ để dễ tách hạt ra khỏi gié. Sau khi tách hạt, đem phơi 4-5 giờ sau đó ủ qua đêm. Tiếp tục phơi nắng 3-4 ngày đến khi độ ẩm đạt khoảng 15%, hạt khô và đen thì đóng gói bảo quản. Nếu sau khi thu hoạch không gặp nắng thì nhúng tiêu vào nước sôi và hong khô.

+ Đối với tiêu sọ và tiêu trắng: thu hoạch các chùm quả có tỷ lệ tiêu chín trên 70% hoặc các hạt tiêu đỏ đã chọn, đưa vào túi, cột chặt và ngâm trong nước từ 4-5 ngày. Khi phần trung quả bì đã mềm và có thể tách ra một cách dễ dàng, vớt tiêu ra rửa sạch, lọc bỏ cọng gié, vỏ ngoài và các tạp chất. Tiếp tục phơi nắng hạt tiêu còn lại cho khô từ 2-3 ngày và đóng vào túi nylon, bảo quản ở nơi khô ráo.

Khu vực địa lý: thị trấn Hồ Xá, xã Vĩnh Hiền, xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Nam thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Phòng Chỉ dẫn địa lý

Người nông dân “đắm đuối” với chuyện Trạng Vĩnh Hoàng

Gần mười năm nay, có một lão nông ở vùng quê xưa kia nổi tiếng với những câu chuyện Trạng (nay là xã Vĩnh Tú – Vĩnh Linh – Quảng Trị) đã cất công sưu tầm, rồi vẽ minh họa những câu chuyện đó với mong muốn lưu giữ nét văn hóa độc đáo này. Ông là Trần Hữu Chư – năm nay 70 tuổi, người chuẩn bị in một cuốn sách về truyện Trạng Vĩnh Hoàng.

tran-huu-chu-trang-vinh-hoang-quang-triÔng Trần Hữu Chư – người lưu giữ và truyền thụ Chuyện Trạng cho lớp trẻ.

Trạng Vĩnh Hoàng là một hiện tượng trào phúng độc đáo của văn học dân gian Quảng Trị, xuất hiện cách đây khoảng ba bốn trăm năm. Đây là món ăn tinh thần, là loại chuyện kể “độc nhất vô nhị” không thể lẫn lộn với các chuyện cười ở vùng khác. Có người đã so sánh Trạng Vĩnh Hoàng có nhiều đặc trưng như làng cười Gabrôv (Bulgaria).

Trạng Vĩnh Hoàng bắt nguồn từ những sự việc thật, được người kể biến hóa bằng cách cường điệu, hư cấu một cách có lý, mang tính hài hước làm cho người nghe tưởng tượng, ngạc nhiên mà cười để quên đi những khó khăn, gian khổ mà người dân phải chịu đựng. Như truyện “Cải cọp mà cày” nói về anh nông dân buổi sáng sớm dắt bò đi cày, nhưng đến sáng mới ngã ngửa là mình đang cày bằng con cọp; truyện “Bắt bọp, bắt bọp” ca ngợi dưa hấu của người Vĩnh Hoàng to đến mức cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn mà “giết đến mỏi tay không hết” đàn quạ; hay sự lạc quan của người Vĩnh Hoàng trong chiến tranh là một ông lão bị lính Mỹ bắn đạn vào đầy đầu, đến khi thấy ngứa ngỡ là chấy, chải xuống thì toàn là đầu đạn (truyện “Chấy đạn”)…

Trong chiến tranh, Vĩnh Linh là vùng tuyến đầu ác liệt nhất, đã phải chịu sức hủy diệt tới 7 tấn bom và 70 quả đạn trên một cây số vuông. Nhưng người Vĩnh Hoàng vẫn lạc quan và họ vẫn nói Trạng và kể chuyện Trạng trong sinh hoạt hàng ngày, trong các hội nghị của huyện, trong chiến hào, trên mâm pháo, dưới địa đạo. Trải qua thời gian, Trạng Vĩnh Hoàng đã không còn giữ được “thương hiệu” sau mấy trăm năm tồn tại, nhất là những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, số người kể chuyện Trạng chỉ đếm đầu ngón tay. Nhiều câu chuyện Trạng bị tam sao thất bản và cách kể chuyện Trạng cũng dần dần mất đi.

than-dong-lang-trangCác truyền nhân của ông Chư.

“Đắm đuối” với Trạng Vĩnh Hoàng
Sinh ra và lớn lên ở ngay làng Huỳnh Công Tây (Vĩnh Tú – Vĩnh Linh – Quảng Trị) – nơi được xem là cái nôi của Trạng Vĩnh Hoàng, vì thế mà những câu chuyện Trạng đã gắn chặt với cuộc đời của ông Trần Hữu Chư ngay từ bé. Ông Chư cho biết: Mỗi lần đi hội họp ở đâu, rỗi rãi, biết tui là người Vĩnh Hoàng, anh em ở các xã, huyện khác đều bắt tui kể chuyện Trạng cho bằng được.

Ông Chư kể: Tui có một người bác họ tên là Trần Hữu Khuê, vốn là một giáo viên thời Pháp thuộc, ông cùng gia đình tản cư vào Nam hoạt động cách mạng. Thời Mỹ- ngụy, ông Khuê đã bị kết án 20 năm tù khổ sai và 10 năm biệt xứ đày ra Côn Đảo. Sau ngày giải phóng, ông trở về sống tại Tp.HCM, hai bác cháu vẫn thường xuyên trao đổi thư từ với nhau. Hơn 10 năm trước, tui có nhận được một bức thư của bác kèm theo lời gợi ý là phải ghi lại những câu chuyện dân gian của quê hương. Đọc xong thư, tui suy nghĩ nhiều lắm vì bác mình ở xa quê nhà bao nhiêu năm rồi, sức đã yếu vậy mà vẫn nhớ về cội nguồn, nhớ tới quê hương. Từ nỗi nhớ đau đáu của người bác họ, tui nghĩ mình phải khôi phục, sưu tầm những câu chuyện Trạng bằng được, nếu không con cháu mai sau sẽ không còn biết Trạng Vĩnh Hoàng là thế nào. Lúc này, ông Chư đã đến tuổi về hưu, công việc cũng thư thả, ông có nhiều thời gian chuyên tâm hơn cho việc sưu tầm.

nguon-goc-trang-vinh-hoangÔng Chư cho biết: Quá trình tìm tòi, sưu tầm gian nan lắm. Do tìm hiểu sưu tầm muộn màng nên những “cây” kể chuyện Trạng lần lượt qua đời, người còn thì tuổi đã cao, sức yếu như cụ Nguyễn Sở, Võ Nông, các cụ nhớ câu được câu mất. Nhiều câu chuyện hiện nay có dấu hiệu tam sao thất bản như “Bọ mạ mi mô?”. Hành trình sưu tầm, biên soạn của tui gặp khó khăn nhất chính là ngôn ngữ của Trạng. Do yếu tố lịch sử, nhiều ngữ âm, từ cổ xưa giờ rất ít sử dụng trong đời sống hiện nay. Trong lúc đó, đặc điểm giọng nói của người Vĩnh Hoàng nặng, mất thanh ngữ, phát âm rất đặc biệt ở thanh hỏi(?), ngữ điệu thay đổi nhanh ở đầu, kéo dài ở cuối, lên cao xuống thấp? tạo cho giọng kể sự ngộ nghĩnh và lôi cuốn người nghe.

Một đặc điểm nữa của Trạng Vĩnh Hoàng là lớp từ cổ, từ địa phương pha từ đệm nghe rất hài như: hấy, há, đực bọ, lạo, ôốc doộc, ôông ngai. Như trong các truyện “Bắt bọp”, “Cây ớt, “Ăn khoai lang nghẹn cổ”, “Cây khoai bò hai tỉnh”, “Đi câu cá đô”… đã tạo nên đặc thù riêng cho Trạng Vĩnh Hoàng. Nhưng đến nay, do chịu ảnh hưởng chung của việc giao thoa văn hóa giữa các vùng, miền nên những từ này ít được sử dụng nên Trạng hôm nay không truyền đạt được trọn vẹn nội dung.

Để sưu tầm được những câu chuyện cổ nhất, tui thường đến nhà các cụ cao niên trong làng. Mỗi lần như vậy, tôi vừa nghe vừa ghi để đưa những câu chuyện Trạng về đúng nguyên bản của nó. Sau gần 10 năm chịu khó tìm tòi, sưu tầm, đến nay tui đã sưu tầm được hơn 30 câu chuyện Trạng. Sắp tới, tui dự định sẽ xuất bản một cuốn sách Trạng Vĩnh Hoàng mà tui cùng một số anh em sưu tầm, biên soạn được.

Họa sĩ làng
Từ ngày đi sưu tầm Trạng Vĩnh Hoàng, mọi người trong làng lại thấy ông Chư ngồi cặm cụi bên giá vẽ. Lúc đầu ông vẽ trên những tờ giấy học trò, sau thấy bà con hàng xóm tấm tắc khen, ông lại vẽ lên tường của nhà văn hóa xã. Lúc vẽ bức tranh này, ông Chư dù đã 70 tuổi nhưng cả tuần vẫn leo lên ban công Nhà văn hóa xã để ngồi vẽ. Rồi ông vẽ ra mặt sau của những tờ lịch. Tranh của ông được bà con khen ngợi nhiều, ông liền mang ra trưng bày ở Nhà văn hóa của thôn.

huu-chuSau nhiều năm cần mẫn bên chiếc giá vẽ tự tạo, đến nay, ông Chư đã mô phỏng lại được tất cả những câu chuyện mà ông đã bỏ công sưu tầm, biên soạn trong bấy lâu nay bằng hình ảnh. Dự định của ông là sẽ cho in những bức họa này kèm với những tác phẩm ông đã bỏ công sưu tầm.

Để biến những bức vẽ và những câu chuyện ông sưu tầm thành cuốn sách quả là một chặng đường dài. Bởi hiện nay, một lão nông như ông lấy đâu ra một số tiền hàng chục triệu đồng để in. Tất cả còn chờ vào sự giúp đỡ của các cấp chính quyền nên chưa biết lúc nào mới có sách. Tiếng thở dài não nề của lão nông đã làm cho chúng tôi không khỏi chạnh lòng trong suốt chặng đường về phố thị.

Theo CAND

Bài ca Vĩnh Linh

cauhienluong

Vĩnh Linh ơi trăm mến ngàn thương
Quê ta đó đứng đầu sóng gió ơ…. ớ ờ..

Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Dân số 89.027 người trong đó có 2.175 người dân tộc Vân Kiều, toàn huyện có 20.323 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Vĩnh Linh trở thành địa đầu giới tuyến. Ngày 25/8/1954, tên thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương sang bờ Nam. Vĩnh Linh hoàn toàn giải phóng. Và cũng ngày này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh chọn làm ngày truyền thống của mình.

Mười năm hòa bình ngắn ngủi (1954 – 1964) Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh được sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ, đồng bào cả nước và bằng tất cả sự thông minh, năng động cần cù của mình, Vĩnh Linh đã nhanh chóng đổi thịt thay da.

Từ một vùng quê nghèo “ăn cơm bữa diếp” (ba ngày mới có một bữa cơm) trở thành “viên kim cương đầu giới tuyến” như nhà văn Nguyễn Tuân đã ca ngợi.Ngày 8/2/1965, thất bại trước chiến trường miền Nam, Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và chi viện cho chiến trường miền Nam.

Để đảm bảo cho chiến đấu, 4,5 vạn người dân Vĩnh Linh  (người già, trẻ em) được sơ tán ra miền Bắc. Lực lượng còn lại bám trụ quê hương vừa sản xuất vừa chiến đấu ở cả ba chiến trường (bảo vệ Vĩnh Linh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ, chia lửa với bà con Gio Linh, Cam Lộ). Bảy năm chiến đấu kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của giặc Mỹ, quân và dân Vĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang dội

cauhienluong

Sông  Hiền Lương lại xanh mềm lá cỏ
Vết chém Hiền Lương trái đất chưa nguôi  
Câu hỏi lớn biển dập dồn hỏi đá
HỠI TỰ DO CHO MỖI ĐỜI NGƯỜI !

Bảy năm chiến đấu kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của giặc Mỹ, quân và dân Vĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang dội, xứng đáng với vị trí lịch sử mà tổ quốc giao phó … Với khẩu hiệu “một tấc không đi, một li không rời”, “mỗi làng xã là một pháo đài chiến đấu”, đến cuối năm 1968, gần 70 làng của 15 xã, thị trấn ở Vĩnh Linh đã có làng hầm, địa đạo với tổng chiều dài lên đến trên 40km. “Làng hầm” lúc này không chỉ đơn thuần là những đường hầm trú ẩn và chiến đấu như Củ Chi mà trở thành một không gian sinh tồn.

Sự hiện diện của hệ thống “làng hầm” đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Khu ủy Vĩnh Linh trong thời khắc quyết định của lịch sử; là minh chứng cho ý chí quyết tâm cao độ, sức sống mãnh liệt và sự lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của quân dân Vĩnh Linh trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ.

Ngày 1/1/1967, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh – một địa phương tương đương cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đến nay toàn huyện có 36 đơn vị, 17 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT và Anh hùng lao động, 185 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 9 mẹ còn sống đang được phụng dưỡng), nhiều đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng.

Ngó bên tê Trường Sơn một dải
Nghe bên ni sóng vỗ Cửa Tùng
Vĩnh Linh ơi trăm mến ngàn thương

Đặc biệt quân và dân Vĩnh Linh có 8 lần được Bác Hồ gửi thư khen. Trên mảnh đất Vĩnh Linh lũy thép anh hùng hiện có 68 di tích lịch sử văn hóa được Trung ương, Tỉnh xếp hạng và có 3 di tích là địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương, bến đò B Tùng Luật được xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia.

Vĩnh Linh Thép và Hoa

https://www.youtube.com/watch?v=qo8PVInA_ac