Chuyên mục lưu trữ: Du lịch

Địa điểm du lịch đẹp nhất mới nhất ở Quảng Trị

Góc phượt: Ba Lọ – ông bụt giữa đường

Trong hành trình thăm miền Trung, vào một buổi chiều nọ, tôi thuê xe chạy tà tà với dự định ghé thăm làng cổ Phước Tích.

goc-phuot-quang-tri

Khi tấm bảng Thánh địa La Vang đập vào mắt, tôi mới biết mình đã lạc địa điểm cần tìm đến vài chục ki lô mét.

Quay trở lại cũng lỡ làng, còn đến La Vang mà không vào thánh địa xem ra không ổn. Chặc lưỡi, tôi ghé vào thăm khu thánh tích này thật nhanh vì hoàng hôn đang dần xuống, sợ khi chạy xe về Huế sẽ khó khăn vì đi trong đêm ở nơi không rành đường, nếu có chuyện gì thì mệt.

Quả như tôi lo, chạy xe được khoảng 20 km thì bị cà giật liên hồi, ngó xuống bánh xe trước, tôi phát hiện nó mềm mụp, đành phải xuống xe đẩy bộ. Cố căng mắt tìm đến rát con ngươi mà chẳng thấy cái bảng sửa xe nào trên đường, lòng tôi nóng như lửa đốt.

Chợt một ánh đèn pha chiếu vào mắt tôi, sau đó là một câu hỏi đặc sệt giọng Quảng Trị: Đi mô mà xe hư như vầy?

Tôi chưa kịp trả lời, anh ta nói tiếp:

– Nhà tui có vá xe. Tui chở cô tới nhà vá cho. Nhìn tướng cô là biết không phải người vùng này rồi.

Thú thực, lúc này tôi vừa mừng vừa sợ, chẳng biết mình gặp người tốt hay kẻ xấu nữa. Nhưng thôi…

– Nhà anh có xa đây không? Tôi không có tiền nhiều. Xin anh nói giá trước, nếu được thì tôi sẽ vá, còn không đủ xin thôi – tôi rào trước đón sau.
– Trời ơi, tui vá là 10 ngàn một lỗ cô ơi. Ai tui cũng tính đúng như vậy, cô đừng sợ. Thôi leo lên xe đi!

Vậy là tôi được đưa đến một quán bán cháo cá nhỏ. Người đàn ông dắt xe vào nhà, nói: Cô đợi tui đi lấy đồ nghề nghen!

– Quán này bán cháo cá và sửa xe chung hả anh?
– Dạ tui bán cháo là chính nhưng nơi đây ít có tiệm sửa xe, đi lấy cá hàng ngày, tui bị mấy vụ bể bánh xe giống như cô, cực khổ quá nên tôi mua đồ về học vá và sửa xe, sẵn dịp giúp người lỡ đường luôn.
– Té ra là vậy. Xin cho biết tên anh ạ?
– Tui tên Ba, nhưng bà con hay gọi tui là Ba Lọ vì da tui đen thui nè cô!
– Anh ơi, sau khi vá xe xong, anh làm cho tôi tô cháo luôn nhé!

Chừng mươi phút sau, chiếc xe đã vững vàng đậu trước mặt, tô cháo cũng được đặt nóng hổi trên bàn. Khi tính tiền, tôi giật mình nghe anh bảo:

– Thưa cô, hai lỗ vá là 20 ngàn, còn tô cháo là 15 ngàn, cả thảy 35 ngàn tất cả.

Đưa người đàn ông 50 ngàn, tôi nói: “Xin gửi anh luôn, cảm ơn anh nhiều!”. Nhưng anh Ba nói: “Cô ơi, tui làm và nhận công chỉ đúng sức của mình bỏ ra. Tui không nhận tiền thừa đâu. Cô giúp mấy người tật nguyền đặng tích phước. Nhờ ơn trời, tui sống như vầy là đủ rồi. Cảm ơn cô đã có lòng nhé”. Vừa nói, anh vừa đưa trả lại 15 ngàn.

Lúc đó, tôi chợt nhớ câu nói của ông bà: “Áo rách đựng tim vàng”. Vâng! Người tôi gặp trong chuyến đi Quảng Trị hôm ấy đã in sâu vào tâm trí của tôi như hình ảnh ông bụt rất đáng yêu, dù anh đen thui, xấu xí…

Men say dòng Đakrông huyền thoại

Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Nam và Đông Nam huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, có chiều dài 85 km. Trong hệ thống sông Đakrông có nhiều con suối tương đối lớn đổ ra như Paây, Scam, Ra Ngao, Ta Sam Ba Le, Rơlay…

Sông Đakrông ngày nay nằm dọc theo Quốc lộ 9 nối Đông Hà – Lao Bảo. Những năm chiến tranh, dòng Đakrông này gắn với chiến dịch Đường 9 huyền thoại cùng những lần vượt sông vào Nam đánh giặc của bộ đội ta.

Bài hát “Sông Đakrông mùa xuân về” rất nổi tiếng do nhạc sĩ Tố Hải sáng tác vào đầu năm 1975 đã trở thành bạn đồng hành của những người lính Cụ Hồ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đi dọc con sông gắn với thăng trầm của lịch sử này, du khách sẽ bắt gặp những mái nhà sàn đơn sơ của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Được ngắm cầu Đakrông, trò chuyện với những người dân đôn hậu và khám phá cuộc sống thường ngày, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Vân Kiều nơi đây.

Dòng Đakrông huyền thoại với gập gềnh cuội đá, những dòng chảy mạnh mẽ cùng cỏ cây hoa lá hai bờ tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.

Thời gian gần đây, hai bên dòng Đakrông huyền thoại đã trở thành điểm đến du lịch, nơi chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới của các bạn trẻ. Đến nơi đây, du khách còn có dịp thưởng thức nhiều món ngon như món dê núi, thịt trâu nướng lá trơng, cơm lam… do chính tay đồng bào Vân Kiều làm ra.

song-dakrong-huyen-thoai-0

Cầu vòng lung linh trên sông Đakrông quyện trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ đẹp như một bức tranh được kì công tô vẽ.

song-dakrong-huyen-thoai-1

Những con suối nhỏ đổ vào dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-2

Dòng Đakrông huyền thoại ôm lấy một bản làng Vân Kiều đẹp như tranh.

song-dakrong-huyen-thoai-3

Hoa cỏ, những mỏm đá lớn với đủ hình dạng tạo điểm nhấn cho sông Đakrông thêm lung linh.

song-dakrong-huyen-thoai-4

Trong chiến tranh chống Mỹ, đoạn sông Đakrông là điểm vượt bí mật của tuyến tuyến đường mòn Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh đầu tiên với ba bến vượt: Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xóm Rò…

song-dakrong-huyen-thoai-5

Vì nguồn nước sạch còn thiếu nên cứ chiều chiều, những đứa trẻ người Vân Kiều lại ra sông Đakrông tắm rửa, bắt cá.

song-dakrong-huyen-thoai-6

Khung cảnh non nước Đakrông khiến bao người say đắm.

song-dakrong-huyen-thoai-7

Cầu treo Đakrông nối đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử.

song-dakrong-huyen-thoai-8

Người dân sống hai bên bờ sông có thói quen đem mặt hàng nông sản như măng, dứa, chuối… ra Quốc lộ 9 bán cho người qua đường kiếm tiền, đồng thời quảng bá sản phẩm địa phương.

song-dakrong-huyen-thoai-9

“Phượt” dọc sông Đakrông đem lại nhiều điều thú vị cho du khách nước ngoài.

song-dakrong-huyen-thoai-10

Những người phụ nữ thường đi dọc sông Đakrông hái đót về đan chổi đem bán.

song-dakrong-huyen-thoai-11

Còn đàn ông thì đi trồng, nhổ sắn. Vì địa hình hiểm trở, phương tiện cơ giới không thể chuyên chở nên người dân nơi đây tự chế cáp treo để vận chuyển nông sản vượt sông suối, núi đèo.

song-dakrong-huyen-thoai-13

Kiến trúc nhà sàn gắn với đồng bào Vân Kiều – Pa Kô và gắn liền với dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-14

Những đứa trẻ sống bên dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-15

Bình yên trên dòng Đakrông.

Nguồn Dân Việt

Biển Cửa Việt “hút hồn” du khách

Biển Cửa Việt thuộc địa phận huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cách trung tâm TP.Đông Hà 17km về phía Đông. Du khách khi về thăm biển Cửa Việt đi theo đường xuyên Á, hết sức thuận lợi.

Đến biển Cửa Việt, du khách thoải mái lả lướt, vui đùa. Bởi nơi đây có bờ biển trải dài với bãi cát trắng mịn màng, mặt nước trong xanh, sóng vỗ nhẹ nhàng, bãi tắm thoai thoải.

Dọc theo bờ biển Cửa Việt, hàng quán được dựng san sát nhau phục vụ nhiều món hải sản tươi ngon như mực luộc chấm nước mắm gừng, tôm luộc chấm muối tiêu, cá nướng… Những món ăn này đều được bán với giá phải chăng, đặc biệt là cực kì tươi, ngon đảm bảo ăn một lần là “ghiền”.

Du khách đến biển Cửa Việt nếu muốn lưu trú qua đêm thì lý tưởng nhất là vào khu Resort hiện đại, hoặc các khách sạn quanh khu vực để có “bữa tiệc” du lịch hoàn hảo.

bai-bien-cua-viet-gio-linh

Bình minh Cửa Việt đẹp mê hồn.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-1

bai-bien-cua-viet-gio-linh-2

Bãi biển Cửa Việt thoai thoải, sóng vỗ dịu êm, nước trong xanh. Mỗi năm nơi đây đón nhận khoảng 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-3

Du khách có thể chơi các môn thể thao ở biển Cửa Việt, ngay trên bãi cát mịn, rộng, dài.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-4

bai-bien-cua-viet-gio-linh-5

Sinh vật biển ở Cửa Việt cũng hết sức đa dạng, phong phú.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-6

Du khách có thể trò chuyện với những ngư dân hiền lành chất phác để hiểu thêm cuộc sống ở vùng biển được ví như xứ thần tiên này.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-7

Những con đê biển phủ rêu phong như tấm thảm nổi.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-8

bai-bien-cua-viet-gio-linh-9

Những đứa trẻ ở Cửa Việt thích thú với việc bắt ốc biển đem luộc, nướng thành những món ăn “thèm khó cưỡng”.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-10

Cứ mỗi buổi chiều, khu vực biển Cửa Việt lại thơm nức mùi cá nục nướng. Chỉ cần nghe mùi thơm ấy là cơn thèm sẽ ào tới ngay.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-11

Du khách có thể nghỉ qua đêm ở Cửa Việt tại khu Resort hiện đại hoặc các khách sạn quanh khu vực.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-12

Bình yên biển Cửa Việt.

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/bien-cua-viet-hut-hon-du-khach-653250.html[/nguon]