Cuốc trôốc thằng phi công

Bựa nớ có một đực tàu bay đi trinh sát trận địa. Lạo bay quèng qua quèng lại trửa độông dưa.

phicong

Một thằng cứ ló trôốc ra ngó. Tui khôông có súng đến, tức quá tui lấy cấy cuốc chĩa 3 răng núp dưới côộc dưa. Lạo liệng qua tui dảy ra định cuốc trôốc thằng phi công. Không may cuốc mắc nơi cẳng tàu bay. Lúc nớ thả ra sợ bổ lọi cẳng nên tui cứ đèo queo cán cuốc, khi lạo bay qua bàu Thủy Ứ thì tui thả tay dảy xuống bàu, lúc nớ tui mới về.

May cha may ôông mà hắn khôông đưa tui qua bên Pháp, bên Mỹ.

Trần Hữu Chư

Cá đô năm món

Một bựa có eng mần việc côi huyện về già tui chơi. Trời gần túi, chợ Hồ Xá côi xa không có mắm ăn nên tui vác đực cành câu đi câu. Xuống bàu Thủy Ứ bắt được con cóc mốc vô lại câu. Tui lật đật vung câu, vung quá mạnh nên câu bay qua bên tê bàu, có một con chuốc chuốc chộ cóc thì nó chụp con cóc, hắn nót. Khi nớ, ở mô một đực chồn đèn xuống uốc nác chộ chuốc chuốc thì chạy chụp nót luôn con chuốc chuốc, hắn dật dật chạc câu căng như chạc đàn.

ca-do-bay-mon

Gió Lào thổi chạc câu kêu như bản nhạc trửa bàu. Tui cứ quay câu để kéo sang bờ bên ni, tới trửa bàu, côn đô vụt tới đớp con chồn đèn tha chạy. Tui hoảng quá, sợ sức miềng không kéo nổi nên cặm cần lại, chạy về kêu bà con hàng xóm đem dây dợ ra phụ kéo cá về.

Đem cá về mổ ra thì chộ một đực chồn đèn, một đực chuốc chuốc, một đực cóc với tép. Dân làng lấy vảy chia cho nhau mỗi người một cái mần quạt.

Trần Hữu Chư.

Trạng Vĩnh Hoàng và những câu chuyện tiếu lâm đặc sắc ở Quảng Trị

Nghệ thuật kể chuyện Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng – Quảng Trị tuy cũng dùng biện pháp khoa trương, phóng đại, nhưng dựa trên cơ sở hiện thực như chuyện “Trâu đen trâu bạc” là để phóng đại dưa hấu ở Vĩnh Hoàng, chuyện “Mắc cọp mà cày” là để phóng đại việc người Vĩnh Hoàng ngày trước đi cày rất sớm và vùng này cũng nổi tiếng có nhiều cọp như ở Thủy Ba.
nguon-goc-trang-vinh-hoang-quang-tri
Về phương thức phóng đại, người Vĩnh Hoàng không dùng lối trực tiếp mà diễn tả bằng lối gián tiếp. Để chỉ quả dưa khổng lồ, họ không so sánh quả dưa đó với vật thể nào mà diễn đạt một cách thông minh hơn: dưa mà đạn bắn vào mắc kẹt không ra được, cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn, rồi mang cả dưa lẫn quạ bay lên cao.

Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng đã nêu bật được bản sắc độc đáo của con người Việt Nam ở Vĩnh Hoàng. Tuy là truyện Trạng nhưng vẫn có giá trị hiện thực. Đây không phải là những truyện bông lơn, nói láo một cách hời hợt dễ dãi mà được xây dựng từ những thành quả lao động và chiến đấu. Giá trị ấy cần phải được khẳng định khi xét đến mối tương quan của nó với các loại truyện khác như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn…

Một loại truyện khác mang tính chất vui tươi, hài hước, thú vị và nhẹ nhàng là các giai thoại dân gian. Phần lớn những giai thoại này xuất phát từ những cuộc hò đâm bắt, hò môi miếng. Có những giai thoại tập trung vào một nhân vật như thợ Thiềm. Thợ Thiềm được lưu truyền trong dân gian nhờ tài năng, sự thông minh nhanh nhẹn trong cuộc hò đối đáp, nhưng nhiều lúc, thợ Thiềm cũng phải chịu thua trước nữ nhi.

Vè là một thể loại kể chuyện bằng văn vần phổ biến ở Quảng Trị, phát triển mạnh vào thế kỷ XIX. Vè Quảng Trị cũng như các nơi khác, phần lớn là những bài có dung lượng vừa phải được sáng tác theo thể lục bát, hoặc tứ tự, song thất  lục bát. Một số bài nổi bật với nội dung mang tính xã hội sâu sắc. Đó là loại vè thế sự. Vè “Mẹ Hẹ” là một sáng tác độc đáo. Hình thức sáng tác gần như lối thoại kịch với lời đối đáp của hai nhân vật: cô Hẹ và quan huyện. Nội dung bài vè kể lại câu chuyện cô Hẹ vào tuổi xuân tình phơi phới đã bị quan huyện lừa phỉnh. Sau khi để lại một bầu thai cho cô Hẹ, quan huyện ấy đã tàn nhẫn đuổi cô Hẹ ra khỏi nhà. Cô Hẹ nuốt hận trở về nhà mẹ. Sau khi sinh nở, thấy cô vẫn còn xuân sắc, quan huyện lại giở trò tán tỉnh. Cô đã vạch trần thói bạc tình, bạc nghĩa của tên quan này bằng một ngôn ngữ cay chua, mang sắc thái địa phương đậm đà mà không phải bài vè nào cũng thể hiện được.

Cũng cần đề cập thêm một nội dung khác cũng khá phong phú của vè Quảng Trị, đó là vè kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài bao nhiêu năm trên đất Quảng Trị khô cằn là đề tài cho hàng trăm bài vè phản ánh những nỗi khổ cực của người dân trong cuộc chiến tranh xâm lược, nêu bật tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân ở một vùng đất có truyền thống đấu tranh.

Nguồn: Website tỉnh Quảng Trị