Lưu trữ cho từ khóa: cua tung

Nước mắm Huỳnh Kế Cửa Tùng Quảng Trị

Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) không chỉ nổi tiếng với bãi biển đẹp mà du khách đến đây còn bị quyến rũ bởi hương vị thơm ngon, đậm đà của nước mắm Huỳnh Kế

Bây giờ nước mắm Huỳnh Kế đã nổi tiếng từ Nam ra Bắc, xuất cả ra nước ngoài. Thế nhưng ít người biết được rằng, để có được thương hiệu nước mắm nổi tiếng như ngày hôm nay, vợ chồng nông dân Lê Thị Huỳnh đã mất 20 năm kiên trì xây dựng.

Lấy chất lượng làm thước đo

Chị Huỳnh bảo, làm nước mắm không khó, nhưng để người tiêu dùng chấp nhận, cạnh tranh được với những thương hiệu nổi tiếng khác thì không dễ chút nào. Nhận thức được điều này nên hơn 20 năm qua, từ khi bắt đầu với nghề chế biến nước mắm, chị Huỳnh đã kiên quyết thực hiện một nguyên tắc bất di bất dịch: “Lấy chất lượng làm thước đo sản phẩm”. Theo chị Huỳnh, muốn nước mắm ngon, chất lượng thì nguyên liệu nhập vào phải tươi, ngon; quy trình chế biến nghiêm ngặt và phải tuân thủ tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm.

co-so-san-xuat-nuoc-mam-huynh-ke

Cơ sở sản xuất nước mắm Huỳnh Kế.

Chị Huỳnh sinh ra và lớn lên ở Cửa Tùng – vùng biển có nguồn lợi thủy sản dồi dào, nhất là các loại cá tươi như cơm, nục, duội, trích, khuyếc… Trước đây, những loại cá này bán rất chậm, vì ít người ăn. Nhìn công sức của bà con mình bị bỏ phí, trong khi gia đình lại không có công ăn việc làm, chị Huỳnh đã nảy ra ý tưởng mở cơ sở làm nước mắm. Vậy là năm 1989, vợ chồng chị Huỳnh chính thức bắt tay vào mở cơ sở chế biến nước mắm Huỳnh Kế.

Những ngày đầu xây dựng cơ sở, chị Huỳnh gặp vô vàn khó khăn, đầu tiên là vốn, mặt bằng, nhưng khó khăn lớn nhất chính là làm sao để cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đã quá nổi tiếng trên thị trường. “Để có tiền mở cơ sở, tôi phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Bên cạnh đó, kinh nghiệm lại chưa có nên sản phẩm nước mắm tạo hương vị không như ý muốn…” – chị Huỳnh chia sẻ.

Nhưng sau mỗi lần thất bại, chị Huỳnh lại rút ra cho mình một kinh nghiệm nhỏ. Chị đi khắp nơi, mua về những chai nước mắm có thương hiệu để nếm, thử. Dần dần, chị đã sáng tạo ra quy trình chế biến riêng để cho ra dòng sản phẩm mang hương vị đặc trưng Huỳnh Kế.

Chỉ tay vào chiếc thùng muối mắm to có sức chứa 15 tấn, chị Huỳnh cho biết: “Muốn mắm ngon phải có cách muối riêng. Đó là bí quyết của mỗi cơ sở. Khi cá chở về kho sản xuất sẽ được cho vào bể chứa, mỗi lớp cá lại rải một lớp muối dày, sau đó tiến hành gài nén, chèn vật nặng lên làm cho khối cá chìm xuống.

Muối cá chờ ngày cá chín (từ 6 tháng đến 1 năm) là khâu quan trọng nhất trong quá trình chế biến nước mắm, quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, khi muối cá phải chín đều mới đảm bảo được vị ngọt, mùi thơm và màu đặc trưng của nước mắm Huỳnh Kế. Công việc này phải làm thủ công và đòi hỏi người làm có tay nghề và kinh nghiệm cao trong việc chọn cá, muối cá”.

Lấy chén nước mắm màu đỏ đậm vừa chiết xuất từ thùng ra, chị bảo tôi nếm thử. Vừa đưa lên ngửi, hương thơm ngào ngạt đã xộc vào mũi tôi. Mắm có vị thật mặn, thấm vào đầu lưỡi, sau đó ngọt dịu nơi cổ họng… “Nước mắm Huỳnh Kế là thế, ngoài màu đỏ đặc trưng, hương vị thơm nồng, mắm phải thật mặn, có hậu ngọt và béo” – chị Huỳnh hồ hởi nói.

Đưa thương hiệu Huỳnh Kế bay xa

Gần 20 năm theo nghề sản xuất nước mắm, dù khi mới thành lập hay bây giờ đã thành danh, chị Huỳnh luôn tâm niệm một điều: Chỉ có thể lấy được lòng tin của khách hàng bằng chính chất lượng thơm ngon đặc trưng của sản phẩm. Đó cũng là cách duy nhất để Huỳnh Kế có thể cạnh tranh được với những dòng sản phẩm cùng loại đã có thương hiệu từ lâu. Nhờ bí quyết đó mà sản phẩm nước mắm Huỳnh Kế không chỉ lấy được lòng tin của người tiêu dùng địa phương mà còn thu hút khách du lịch gần xa đến tìm mua.

“Chị Lê Thị Huỳnh là một nông dân dám nghĩ, dám làm. Sản phẩm nước mắm Huỳnh Kế nhiều năm qua luôn được người tiêu dùng ưa chuộng; cơ sở chế biến của chị cũng là nơi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm cho bà con nông dân”.

Ông Lê Phúc Thiện – Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Trị

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, cơ sở chế biến nước mắm Huỳnh Kế không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời kết hợp sản xuất thêm các sản phẩm khác như ruốc, mắm nêm, muối, cá khô, mực… Bình quân mỗi năm, cơ sở Huỳnh Kế thu mua của bà con ngư dân hơn 120 tấn cá. Hiện, mỗi ngày cơ sở của chị Huỳnh bán ra gần 200 lít nước mắm và các mặt hàng khác, thu về gần 4 triệu đồng.

Nhằm cải thiện môi trường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm về màu sắc, hương vị, giảm bớt tạp chất và kéo dài thời gian bảo quản, cơ sở Huỳnh Kế đã ứng dụng công nghệ lọc nước mắm bằng hệ thống lọc tinh của Mỹ (thiết bị Sagana+50 ROV), nhờ đó đã tạo ra sản phẩm nước mắm có màu đỏ tinh khiết mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng.

Với việc lắp đặt hệ thống ống dẫn lọc kín đi từ thùng nguyên liệu đến tận nơi đóng chai, cơ cở Huỳnh Kế vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chị Huỳnh còn đặc biệt quan tâm tới việc cải tiến mẫu mã, nhãn mác để sản phẩm thu hút, bắt mắt hơn với người tiêu dùng cũng như tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ vậy, mỗi tháng, cơ sở Huỳnh Kế nhận được hàng trăm đơn đặt hàng từ khắp nơi, thậm chí đã có nhiều đơn đặt hàng của Lào, Thái Lan.

“Niềm tự hào của tôi chính là đưa được thương hiệu nước mắm Huỳnh Kế vượt ra khỏi làng biển này, không chỉ vươn ra cả nước mà còn có mặt ở nước ngoài, biến nó trở thành một đặc sản của vùng đất thép Cửa Tùng”– chị Huỳnh tự hào nói.

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc/nuoc-mam-lang-xuat-ngoai-441368.html[/nguon]

Những bãi tắm tuyệt đẹp bên bờ biển Quảng Trị

Quảng Trị may mắn được thiên nhiên trao tặng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có những bờ biển dài, những bãi tắm đẹp thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi mùa du lịch hè.

Những bãi tắm đẹp ở Quảng Trị

1. Bãi tắm Cửa Tùng

Đây là vùng bãi biển trải dài gần 1km nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh. Bãi tắm Cửa Tùng không rộng và dài nhưng có vẻ đẹp riêng: bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn, lúc nào cũng lộng gió. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển tư phía sau là Mũi Si và Mũi Lai đã tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Nếu như đứng trên mõm đồi đất đỏ ăn ra phía biển mà nhìn xuống cửa Tùng, người ta có thể thấy một quang cảnh thật đẹp trãi ra trước mắt.

Một người Pháp đã từng khám phá am tường về xứ Quãng Trị xưa là ông A.Laborde đã từng mô tả về cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình. Ông viết :” Cửa Tùng có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dãi nguyên xanh tươi với độ cao 20m dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có bờ dốc thoai thoải và dịu dàng.”

bai-tam-cua-tungBãi tắm Cửa Tùng nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh

Một nét đặc biệt của Cửa Tùng là độ dốc thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển, và có thể đi mãi như vậy đến nữa cây số mà nước mới chỉ ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời, nơi đây có nhiều hải sản quý và ngon. Ban ngày, Cửa Tùng như bức tranh sinh động thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Đêm đến là thời gian của gió trời và nhạc biển. Tiếng sóng ì ầm hòa cùng tiếng reo triền miên của rặng phi lao. Đến với Cửa Tùng, du khách còn có cơ hội thăm địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương… những di tích nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

bien-cua-tungCửa Tùng như một bức tranh sinh động thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời

2. Bãi tắm Mỹ Thủy

Bãi biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng cách thị trấn Hải Lăng 18km về phía Đông, cách thị xã Quảng Trị 26km về phía Đông Nam, cách thành phố Huế 50km về phía Đông Bắc. Đây là bãi biển có bãi cát trắng dài, phẳng mịn và sạch, mang trong mình đầy vẻ nguyên sơ về duyên dáng kỳ lạ. Môi trường ở đây khá lý tưởng. Nơi đây hàng năm vào mùa hè đã thu hút được lượng khách tắm biển khá đông có lúc lên tới 2000 người. Đặc biệt từ năm 1999, bãi biển Thuận An ở Huế bị lũ lụt làm hư hại thì bãi biển Mỹ Thủy là nơi hấp dẫn khách du lịch từ thành phố Huế ra nghỉ ngơi, tắm biển tại nơi này.

bai-tam-my-thuyBãi biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng nổi tiếng bởi vẻ đẹp nguyên sơ

Đến với Mỹ Thủy bên cạnh việc thưởng thức hải sản ngon, bạn còn được thưởng thức nhiều món đặc sản Quảng Trị như cháo lọc, bánh lọc, những quán ngon nằm trên quốc lộ 1 rẽ vào thị trấn Hải Lăng.

bien-my-thuy

3. Bãi tắm Cửa Việt

Bãi tắm Cửa Việt thuộc địa phận thôn Tân Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, cách thị xã Đông Hà 15km về phía Đông Nam, đây là bãi tắm có diện tích rộng gần cảng lớn, nước sạch, bãi cát thoai thoải dài theo những rặng dương xanh ven biển.

cuaviet1

Bãi tắm Cửa Việt thuộc địa phận thôn Tân Lợi nổi tiếng với bãi cát trắng rộng dài

Trong cái nắng cháy của gió Lào, cát trắng, được phơi mình trong dòng nước trong xanh, trên bãi cát trắng mịn duyên dáng, tham gia vào các trò chơi biển, thưởng thức những món hải sản bổ dưỡng, thơm ngon… sẽ là những giây phút thật sảng khoái, khó quên. Bãi biển Cửa Việt sóng nhẹ, các dịch vụ đều phục vụ khách với giá cả phải chăng. Hải sản ở đây rất tươi và ngon, đặc biệt là tôm hùm.

Bãi tắm Cửa Việt dù không được mệnh danh là “Nữ Hoàng” của bãi tắm như Cửa Tùng nhưng nó mang vẻ đẹp lung linh, được phơi mình bên làn nước trong xanh với dáng vẻ của một bãi cát phẳng mịn trải dài. Vào mùa hè trong cái tiết nóng nực, phủ kín những cơn gió Lào, du khách được tắm mình dưới làn nước êm ái này thì thật sảng khoái không gì tả được. Với không gian rộng du khách không những đến biển để tắm mà còn có thể chơi những trò chơi bãi cát. Đây thật sự là điểm đến tuyệt vời cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng mà đến đây biển sẽ làm dịu và tạo cho du khách có thêm sức mạnh để tiếp tục công việc của mình.

4. Lộng gió Gia Đẳng

Nhắc đến bãi tắm Gia Đẳng, ít người biết đến địa danh này, nhưng nếu nói về nước mắm thì ở đây nổi tiếng gần xa từ lâu.

bai-bien-cua-viet
Bãi tắm Gia Đẳng thuộc xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Đây từ lâu vốn gắn bó với làng làm nước mắm Gia Đẳng, mới được khai thác thành bãi tắm cho khách được vài năm. Biển Gia Đẳng nước xanh trong, sóng nhẹ. Các dịch vụ đơn giản cùng cuộc sống gắn bó với người dân làng chài lưới.
Đến đây, bạn có thể nghỉ trong các nhà nghỉ dân giã hay ngay tại nhà dân, ăn bữa cơm gia đình được chế biến từ hải sản tươi ngon đánh bắt mỗi sáng và đừng quên mua ít nước mắm ngon mang về làm quà.

Trạng Vĩnh Hoàng (Tổng hợp)

Bài ca Vĩnh Linh

cauhienluong

Vĩnh Linh ơi trăm mến ngàn thương
Quê ta đó đứng đầu sóng gió ơ…. ớ ờ..

Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Dân số 89.027 người trong đó có 2.175 người dân tộc Vân Kiều, toàn huyện có 20.323 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Vĩnh Linh trở thành địa đầu giới tuyến. Ngày 25/8/1954, tên thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương sang bờ Nam. Vĩnh Linh hoàn toàn giải phóng. Và cũng ngày này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh chọn làm ngày truyền thống của mình.

Mười năm hòa bình ngắn ngủi (1954 – 1964) Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh được sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ, đồng bào cả nước và bằng tất cả sự thông minh, năng động cần cù của mình, Vĩnh Linh đã nhanh chóng đổi thịt thay da.

Từ một vùng quê nghèo “ăn cơm bữa diếp” (ba ngày mới có một bữa cơm) trở thành “viên kim cương đầu giới tuyến” như nhà văn Nguyễn Tuân đã ca ngợi.Ngày 8/2/1965, thất bại trước chiến trường miền Nam, Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và chi viện cho chiến trường miền Nam.

Để đảm bảo cho chiến đấu, 4,5 vạn người dân Vĩnh Linh  (người già, trẻ em) được sơ tán ra miền Bắc. Lực lượng còn lại bám trụ quê hương vừa sản xuất vừa chiến đấu ở cả ba chiến trường (bảo vệ Vĩnh Linh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ, chia lửa với bà con Gio Linh, Cam Lộ). Bảy năm chiến đấu kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của giặc Mỹ, quân và dân Vĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang dội

cauhienluong

Sông  Hiền Lương lại xanh mềm lá cỏ
Vết chém Hiền Lương trái đất chưa nguôi  
Câu hỏi lớn biển dập dồn hỏi đá
HỠI TỰ DO CHO MỖI ĐỜI NGƯỜI !

Bảy năm chiến đấu kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của giặc Mỹ, quân và dân Vĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang dội, xứng đáng với vị trí lịch sử mà tổ quốc giao phó … Với khẩu hiệu “một tấc không đi, một li không rời”, “mỗi làng xã là một pháo đài chiến đấu”, đến cuối năm 1968, gần 70 làng của 15 xã, thị trấn ở Vĩnh Linh đã có làng hầm, địa đạo với tổng chiều dài lên đến trên 40km. “Làng hầm” lúc này không chỉ đơn thuần là những đường hầm trú ẩn và chiến đấu như Củ Chi mà trở thành một không gian sinh tồn.

Sự hiện diện của hệ thống “làng hầm” đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Khu ủy Vĩnh Linh trong thời khắc quyết định của lịch sử; là minh chứng cho ý chí quyết tâm cao độ, sức sống mãnh liệt và sự lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của quân dân Vĩnh Linh trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ.

Ngày 1/1/1967, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh – một địa phương tương đương cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đến nay toàn huyện có 36 đơn vị, 17 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT và Anh hùng lao động, 185 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 9 mẹ còn sống đang được phụng dưỡng), nhiều đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng.

Ngó bên tê Trường Sơn một dải
Nghe bên ni sóng vỗ Cửa Tùng
Vĩnh Linh ơi trăm mến ngàn thương

Đặc biệt quân và dân Vĩnh Linh có 8 lần được Bác Hồ gửi thư khen. Trên mảnh đất Vĩnh Linh lũy thép anh hùng hiện có 68 di tích lịch sử văn hóa được Trung ương, Tỉnh xếp hạng và có 3 di tích là địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương, bến đò B Tùng Luật được xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia.

Vĩnh Linh Thép và Hoa

https://www.youtube.com/watch?v=qo8PVInA_ac