Lưu trữ cho từ khóa: du lich quang tri

Phát triển du lịch “miền đất lửa” Quảng Trị

Với phong cảnh thiên nhiên giàu đẹp, các di tích lịch sử cách mạng phong phú cùng lợi thế về vị trí địa lý, Quảng Trị đã và đang tận dụng, phát huy các thế mạnh của mình để phát triển du lịch.

di-tich-cau-hien-luong-song-ben-hai

Thuộc dải đất miền Trung đầy nắng gió, Quảng Trị sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp như bãi biển Cửa Việt (huyện Gio Linh); bãi biển Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏ, rừng nguyên sinh Rú Lịnh (huyện Vĩnh Linh); suối nước khoáng thiên nhiên Tân Lâm (huyện Cam Lộ); thác Ồ Ồ (huyện Quế Sơn)… và chứa đựng bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng 4 dân tộc Kinh, Bru – Vân Kiều, Hoa, Tà-ôi.

Được coi là “miền đất lửa” một thời trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, Quảng Trị hiện vẫn còn bảo tồn nhiều di tích cách mạng có giá trị như: địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh); thành cổ Quảng Trị (thị xã Quảng Trị); sân bay Tà Cơn, căn cứ Khe Sanh (huyện Hướng Hóa); hàng rào điện tử McNamara, cầu treo Bến Tắt (huyện Gio Linh); trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (huyện Cam Lộ); cảng quân sự Đông Hà (TP. Đông Hà)… Bên cạnh đó, do nằm ở cửa ngõ của Việt Nam trên Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) đi qua 19 tỉnh, thành phố thuộc 4 nước Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, Quảng Trị có lợi thế trong việc thu hút đầu tư, giao thương, giao lưu văn hóa; thu hút khách du lịch các nước tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt là các nước trên hành lang kinh tế Đông Tây và các nước thứ 3; đồng thời cũng là đầu mối, địa điểm kết nối giữa 3 sản phẩm du lịch là EWEC – con đường di sản miền Trung – con đường huyền thoại.

Quảng Trị cũng đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở lưu trú, nhà hàng; quy hoạch 6 khu dịch vụ – du lịch cao cấp và cộng đồng, đặc biệt là khu Cửa Việt – Cửa Tùng – đảo Cồn Cỏ; tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư du lịch Quảng Trị, hợp tác quảng bá du lịch với tỉnh Savannakhet (Lào) – Mukdahan (Thái Lan); xây dựng và hoàn thiện Trung tâm Thông tin du lịch Lao Bảo nhằm quảng bá, giới thiệu và cung cấp thông tin du lịch tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây nói chung và du lịch Quảng Trị nói riêng tới du khách…

Với những lợi thế, tiềm năng cùng nỗ lực đầu tư cho phát triển du lịch, Quảng Trị đang trở thành điểm đến thu hút du khách. Năm 2015, Quảng Trị đã đón hơn 1,6 triệu lượt du khách trong và ngoài nước, trong đó lượng khách nội địa chiếm hơn 1,4 triệu lượt. Doanh thu du lịch năm 2015 đạt 1.400 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2014). Mỗi du khách đến đây không chỉ có dịp tham quan cảnh đẹp, tìm hiểu văn hóa, con người của vùng đất Quảng Trị kiên cường mà còn có cơ hội hoài niệm về lịch sử hào hùng của “miền đất lửa” qua những chứng tích chiến tranh còn được bảo tồn.

Năm 2016, Quảng Trị phấn đấu thu hút lượng khách du lịch tăng khoảng 3,4% so với năm 2015, doanh thu du lịch đạt khoảng 1.425 tỷ đồng.

[nguon]Nguồn: http://dulichvn.org.vn/index.php?category=10&itemid=31647[/nguon]

Men say dòng Đakrông huyền thoại

Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Nam và Đông Nam huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, có chiều dài 85 km. Trong hệ thống sông Đakrông có nhiều con suối tương đối lớn đổ ra như Paây, Scam, Ra Ngao, Ta Sam Ba Le, Rơlay…

Sông Đakrông ngày nay nằm dọc theo Quốc lộ 9 nối Đông Hà – Lao Bảo. Những năm chiến tranh, dòng Đakrông này gắn với chiến dịch Đường 9 huyền thoại cùng những lần vượt sông vào Nam đánh giặc của bộ đội ta.

Bài hát “Sông Đakrông mùa xuân về” rất nổi tiếng do nhạc sĩ Tố Hải sáng tác vào đầu năm 1975 đã trở thành bạn đồng hành của những người lính Cụ Hồ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đi dọc con sông gắn với thăng trầm của lịch sử này, du khách sẽ bắt gặp những mái nhà sàn đơn sơ của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Được ngắm cầu Đakrông, trò chuyện với những người dân đôn hậu và khám phá cuộc sống thường ngày, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Vân Kiều nơi đây.

Dòng Đakrông huyền thoại với gập gềnh cuội đá, những dòng chảy mạnh mẽ cùng cỏ cây hoa lá hai bờ tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.

Thời gian gần đây, hai bên dòng Đakrông huyền thoại đã trở thành điểm đến du lịch, nơi chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới của các bạn trẻ. Đến nơi đây, du khách còn có dịp thưởng thức nhiều món ngon như món dê núi, thịt trâu nướng lá trơng, cơm lam… do chính tay đồng bào Vân Kiều làm ra.

song-dakrong-huyen-thoai-0

Cầu vòng lung linh trên sông Đakrông quyện trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ đẹp như một bức tranh được kì công tô vẽ.

song-dakrong-huyen-thoai-1

Những con suối nhỏ đổ vào dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-2

Dòng Đakrông huyền thoại ôm lấy một bản làng Vân Kiều đẹp như tranh.

song-dakrong-huyen-thoai-3

Hoa cỏ, những mỏm đá lớn với đủ hình dạng tạo điểm nhấn cho sông Đakrông thêm lung linh.

song-dakrong-huyen-thoai-4

Trong chiến tranh chống Mỹ, đoạn sông Đakrông là điểm vượt bí mật của tuyến tuyến đường mòn Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh đầu tiên với ba bến vượt: Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xóm Rò…

song-dakrong-huyen-thoai-5

Vì nguồn nước sạch còn thiếu nên cứ chiều chiều, những đứa trẻ người Vân Kiều lại ra sông Đakrông tắm rửa, bắt cá.

song-dakrong-huyen-thoai-6

Khung cảnh non nước Đakrông khiến bao người say đắm.

song-dakrong-huyen-thoai-7

Cầu treo Đakrông nối đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử.

song-dakrong-huyen-thoai-8

Người dân sống hai bên bờ sông có thói quen đem mặt hàng nông sản như măng, dứa, chuối… ra Quốc lộ 9 bán cho người qua đường kiếm tiền, đồng thời quảng bá sản phẩm địa phương.

song-dakrong-huyen-thoai-9

“Phượt” dọc sông Đakrông đem lại nhiều điều thú vị cho du khách nước ngoài.

song-dakrong-huyen-thoai-10

Những người phụ nữ thường đi dọc sông Đakrông hái đót về đan chổi đem bán.

song-dakrong-huyen-thoai-11

Còn đàn ông thì đi trồng, nhổ sắn. Vì địa hình hiểm trở, phương tiện cơ giới không thể chuyên chở nên người dân nơi đây tự chế cáp treo để vận chuyển nông sản vượt sông suối, núi đèo.

song-dakrong-huyen-thoai-13

Kiến trúc nhà sàn gắn với đồng bào Vân Kiều – Pa Kô và gắn liền với dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-14

Những đứa trẻ sống bên dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-15

Bình yên trên dòng Đakrông.

Nguồn Dân Việt

Biển Cửa Việt “hút hồn” du khách

Biển Cửa Việt thuộc địa phận huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cách trung tâm TP.Đông Hà 17km về phía Đông. Du khách khi về thăm biển Cửa Việt đi theo đường xuyên Á, hết sức thuận lợi.

Đến biển Cửa Việt, du khách thoải mái lả lướt, vui đùa. Bởi nơi đây có bờ biển trải dài với bãi cát trắng mịn màng, mặt nước trong xanh, sóng vỗ nhẹ nhàng, bãi tắm thoai thoải.

Dọc theo bờ biển Cửa Việt, hàng quán được dựng san sát nhau phục vụ nhiều món hải sản tươi ngon như mực luộc chấm nước mắm gừng, tôm luộc chấm muối tiêu, cá nướng… Những món ăn này đều được bán với giá phải chăng, đặc biệt là cực kì tươi, ngon đảm bảo ăn một lần là “ghiền”.

Du khách đến biển Cửa Việt nếu muốn lưu trú qua đêm thì lý tưởng nhất là vào khu Resort hiện đại, hoặc các khách sạn quanh khu vực để có “bữa tiệc” du lịch hoàn hảo.

bai-bien-cua-viet-gio-linh

Bình minh Cửa Việt đẹp mê hồn.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-1

bai-bien-cua-viet-gio-linh-2

Bãi biển Cửa Việt thoai thoải, sóng vỗ dịu êm, nước trong xanh. Mỗi năm nơi đây đón nhận khoảng 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-3

Du khách có thể chơi các môn thể thao ở biển Cửa Việt, ngay trên bãi cát mịn, rộng, dài.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-4

bai-bien-cua-viet-gio-linh-5

Sinh vật biển ở Cửa Việt cũng hết sức đa dạng, phong phú.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-6

Du khách có thể trò chuyện với những ngư dân hiền lành chất phác để hiểu thêm cuộc sống ở vùng biển được ví như xứ thần tiên này.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-7

Những con đê biển phủ rêu phong như tấm thảm nổi.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-8

bai-bien-cua-viet-gio-linh-9

Những đứa trẻ ở Cửa Việt thích thú với việc bắt ốc biển đem luộc, nướng thành những món ăn “thèm khó cưỡng”.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-10

Cứ mỗi buổi chiều, khu vực biển Cửa Việt lại thơm nức mùi cá nục nướng. Chỉ cần nghe mùi thơm ấy là cơn thèm sẽ ào tới ngay.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-11

Du khách có thể nghỉ qua đêm ở Cửa Việt tại khu Resort hiện đại hoặc các khách sạn quanh khu vực.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-12

Bình yên biển Cửa Việt.

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/bien-cua-viet-hut-hon-du-khach-653250.html[/nguon]