Lưu trữ cho từ khóa: huong hoa

Hang động Brai Hướng Hóa – Quảng Trị

Từ thị trấn Khe Sanh, theo đường Hồ Chí Minh khoảng 60km, là đến hang động có tên rất “kêu” – Brai. Những năm trở lại đây, hang động Brai ở thôn A Sóc (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã khiến nhiều khách “bụi” mê mẩn trước vẻ đẹp hoang sơ với nhiều khối thạch nhũ có tuổi thọ hàng trăm năm. 

hang-brai-quang-tri-1

Trong động Brai, rất nhiều khối thạch nhũ lớn đầy màu sắc.

Những già làng ở thôn A Sóc nói rằng, Động Brai được phát hiện từ lâu. Vào thời chiến tranh ác liệt, người dân và bộ đội từng vào hang để tránh bom đạn của kẻ thù. Hòa bình lập lại cho đến nay, vẻ đẹp của hang Brai chỉ được biết đến qua lời “truyền miệng”. Lâu lắm, mới có vài du khách “bụi” hoặc dân bản địa tự lần mò vào hang để khám phá. “Hiện chúng tôi chỉ mới vào sâu khoảng 600 mét và đi theo một đường mòn. Chứ chưa đi hết các cửa hang” – anh Nguyễn Hữu Bá, trạm Trưởng trạm Kiểm lâm Hướng Lập, cho biết.​

Đường vào hang Brai khá thuận lợi. Chỉ cần ven theo dòng Sêbănghiêng – dòng sông chảy ngược nổi tiếng khoảng 1km là đến ngọn núi Brai. Leo núi tầm 100 mét là đến cửa hang…

hang-brai-quang-tri-2

Để vào động Brai, chỉ cần theo quốc lộ 9 (đoạn qua thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lên đường Hồ Chí Minh 60Km.

hang-brai-quang-tri-3

Động Brai tọa lạc giữa lưng chừng dãy núi Brai, trước mặt thôn A Sóc, xã Hướng Lập.

hang-brai-quang-tri-4

Ở dãy núi này, vẫn còn nhiều cây lớn tỏa bóng. Trước cửa hang Brai, nhiều loại dây leo to bằng cổ tay người lớn thõng từ trên núi xuống rất hoang sơ.

hang-brai-quang-tri-5

Cửa vào hang Brai khá rộng, nằm ở vị trí khô ráo, thông thoáng.

hang-brai-quang-tri-6

Cách cửa hang chưa đến 200 mét, đã xuất hiện những khối thạch nhũ đẹp.

hang-brai-quang-tri-7

Khối thạch nhũ chạy dài ở độ cao khoảng 1,5 mét so với nền hang, có nhiều màu sắc.

hang-brai-quang-tri-8

Vào khoảng 200 mét, nhiều thạch nhũ kéo dài trên trần hang xuống.

hang-brai-quang-tri-9

Rất nhiều khối thạch nhũ lớn cách cửa hang khoảng 300 mét.

hang-brai-quang-tri-10

Những hình thù kỳ dị, nằm rải rác ở trần hang, nền hang.

hang-brai-quang-tri-11

Thạch nhũ mang dáng dấp của một bức tranh trên phiến đá cách cửa hang khoảng 350 mét.

hang-brai-quang-tri-12

hang-brai-quang-tri-13

Vào sâu, hang Brai càng rộng. Đường đi khá vất vả vì phải bám vào những khối đá trơn trượt.

hang-brai-quang-tri-14

Vào 400 mét, xuất hiện những con suối nhỏ trên nền thạch nhũ.

hang-brai-quang-tri-15

Nước trong veo tí tách chảy ở những khối thạch nhũ đẹp mê hồn.

hang-brai-quang-tri-16

Cách cửa hang khoảng 500 mét, hang có trần rất rộng. Nhưng đường đi khó khăn hơn.

hang-brai-quang-tri-17

Nhiều khách “bụi’ đã vào hang thám hiểm. Họ “tiện tay” cưa gãy một số thạch nhũ đẹp đưa ra ngoài. Trạm kiểm lâm Hướng Lập và cán bộ Đồn Biên phòng Cù Bai nói rằng, biết là bị phá hoại, nhưng không xử lý được vì không có thẩm quyền.

[nguon]Nguồn:http://laodong.com.vn/khoa-hoc/dan-phuot-me-man-ve-dep-ky-vi-cua-hang-brai-o-quang-tri-353551.bld[/nguon]

Quảng Trị 5 đối tượng tẩu thoát, để lại 14 hộp gỗ quý trên sông Sê Pôn

Ngày 18.11, khi cơ quan chức năng đã tiến hành tuần tra trên sông Sê Pôn, đến địa phận thôn Long Hợp, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị thì phát hiện 1 chiếc thuyền có dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm. Lúc này, 5 đối tượng đi trên thuyền bỏ lại thuyền rồi trốn thoát. Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 14 hộp gỗ được cất giấu ở khoang thuyền máy và được ngụy trang một số lá cây phía trên. Toàn bộ số gỗ trên là Lim xanh, thuộc nhóm II A quý hiếm, với khối lượng 2,6 m3

https://www.youtube.com/watch?v=9Z3K3xBu_5Y&feature=youtu.be

[nguon]Theo: http://laodong.com.vn/video-thoi-su/5-doi-tuong-tau-thoat-de-lai-14-hop-go-quy-tren-song-se-pon-398660.bld[/nguon]

Đèo Sa Mù – Hướng Hóa (Quảng Trị), một vẻ đẹp lung linh huyền ảo

Đèo Sa Mù dài 19,8 km nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị uốn lượn quanh co, mây phủ trắng xóa.

deo-sa-mu-01

Từ thị trấn Khe Sanh đi theo đường Hồ Chí Minh khoảng 35 km về hướng Quảng Bình sẽ đến chân đèo Sa Mù, đây là con đèo hiểm trở vào loại bậc nhất miền tây tỉnh Quảng Trị, cao gần 1.400m so với mặt nước biển giáp biên giới Việt Lào.

deo-sa-mu-02

Dù chỉ mới một giờ rưỡi trưa, nhưng sương mù đã giăng ngang trên những tán cây.

deo-sa-mu-03

Màu trắng dày đặc của sương mù bao phủ khung cảnh dù rằng mùa hè là thời điểm ít sương mù nhất.

deo-sa-mu-04

Mặc cho sương gió bão táp, cây vẫn vươn lên đứng một mình giữa sườn núi.

sa-mu-05

Sương mù giăng phủ che khuất một phần tầm mắt trên con đường quanh co.

sa-mu-06

Màu đỏ của đất, vàng xám của đường, xanh của cây và trắng xóa của sương mù.

sa-mu-07

Một đoạn đường có lối đi khá nhỏ, bao bọc xung quanh là hai hàng cây mọc cao.

sa-mu-08

Khung cảnh mờ ảo tạo cảm giác như lạc đến vùng đất huyền bí.

sa-mu-09

Con đường vắng vẻ, rất ít xe chạy qua. Thỉnh thoảng mới xuất hiện một chiếc xe máy như thế này.

sa-mu-10

Những cái cây trơ trọi lá vẫn đứng đó giữa làn sương trắng xóa.

sa-mu-11

Gần cuối đèo mới thấy trời ửng nắng khi nhìn qua xã Hướng Việt, một góc quang cảnh hùng vĩ của dãy Trường Sơn hiện ra trong tầm mắt.

sa-mu-12Toàn cảnh chân đèo thuộc huyện Hướng Việt, con đường vẫn cứ kéo dài xa tít tắp.

[nguon]Nguồn:http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/ve-huyen-ao-cua-deo-sa-mu-3036944.html[/nguon]