Hồi chống Pháp ta không bắn máy bay nên máy bay tha hồ bay lượn. Có một lần tôi gặp anh nông dân Vĩnh Hoàng, áo anh ta trạc ra bày cả ngực, vừa đi vừ bứt tóc bứt tai. Tôi hỏi:
– Eng đi mô về đó?
– Tui vừa côi máy bay xuống đây. Anh ta nói với giọng tiếc rẻ.
– Eng nói chơi hay thiệt đó? Tôi hỏi.
– Đang bỏ cả cái khoèo côi chiếc máy bay bà già của Pháp, tiếc quá! Anh ta phân trần.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
– Răng lại bỏ khoèo trên máy bay?
– Đầu đuôi là ri. Ngày hôm qua, cà nhà tui đi vắng. Thằng bà già của Pháp mò vô thấy tréc cá chuồn của tui treo gần cửa. Rứa là hắn vớ luôn cả tréc cá. Sáng ni, ăn quen bén mùi, lại mò vô nữa. Trời mới tờ mờ sáng đã nghe tiếng máy bay kêu rè rè. Thằng con tui kêu to: “Cha ơi! Máy bay đó!” Tui dặn hắn chớ chối, để cha quèo. Khi hắn sà xuống trửa cươi, thằng phi công nhìn ngang nhìn ngửa tìm tréc cá. Thấy tréc cá treo đúng chỗ cũ, hắn cho máy bay đứng im. Lúc đó, tui nấp trong đống rơm trửa cươi, tui ngóc cổ dậy, lấy cấy khoèo quèo đúng bánh xe máy bay của hắn. Hắn thấy động, định bay lên nhưng tui trì cứng không lên được. Tui trì mãi, hắn ọ ọ mấy tiếng rồi nhấc nổi cả tui lên. Sợ mất cái khoèo nên tui cứ nắm khoèo rồi lủng lẳng theo máy bay lên cao. Sẵn cái áo đứt nút, tui mới lái chiếc máy bay hướng về Bàu Thủy Ứ. Máy bay qua bàu, tui thả tay nhảy xuống rơi xuống đúng vào một chiếc thuyền chở người đi làm bên đôộng Hàn về. Lúc đầu, tưởng tui là phi công nên họ sẵn sàng đòn gánh, cào, cuốc, May họ nhận ra tui là người Vĩnh Hoàng ngay, nếu không thì tui cũng bị một trận nhừ tử.
Sưu tầm