Dù chỉ mới 12 tuổi nhưng Trần Quốc Cường được ví như Thần Đồng của Làng Trạng Vĩnh Hoàng – Vĩnh Linh – Quảng Trị.
Truyền nhân của cụ Trần Hữu Chư
https://www.youtube.com/watch?v=nwMGhn4qY6w
Dù chỉ mới 12 tuổi nhưng Trần Quốc Cường được ví như Thần Đồng của Làng Trạng Vĩnh Hoàng – Vĩnh Linh – Quảng Trị.
Truyền nhân của cụ Trần Hữu Chư
https://www.youtube.com/watch?v=nwMGhn4qY6w
Nằm ở phía Bắc huyện Vĩnh Linh, Vĩnh Tú quanh năm được bao bọc bởi màu xanh của những rặng trâm bầu và rừng sản xuất. Trong tổng diện tích tự nhiên gần 3.500 ha ấy chỉ có chưa đầy 800 ha đất đỏ ba zan thuộc trung tâm địa giới hành chính của xã còn lại bốn bề là cát. Đất đai rộng, dân số hơn 3.000 người nhưng bao đời nay Vĩnh Tú phải cam chịu cảnh nghèo khó do sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Cơ sở khang trang của UBND xã Vĩnh Tú. Ảnh: Văn Thịnh.
Trong cơ chế hội nhập, ngoài cây lạc, một loại cây trồng truyền thống đã được sản xuất từ lâu đời trên vùng đất này thì nông dân Vĩnh Tú không có loại nông sản nào có diện tích lớn được xem là bền vững và có tính cạnh tranh với thị trường. 49 ha hồ tiêu, 45 ha cao su năng suất cũng thấp hơn các xã khác trong huyện. Trong số gần 2.700 ha, ngoài rừng tự nhiên và rừng sản xuất nông dân Vĩnh Tú chỉ biết trồng các loại cây ngắn ngày. Bởi vậy, các giống lạc, dưa, ngô, bầu bí, mướp đắng, sắn khoai của Vĩnh Tú trở thành hàng hóa nông sản thân quen với các chợ trong vùng. Gặp thời tiết thuận thì giá các loại rau quả này phải nói “rẻ như cho”. Đầu tháng 4 năm nay, giá mỗi kg mướp đắng loại ngon chỉ có 5-6 ngàn đồng. Mỗi gánh mướp về chợ thu được 30 đến 35 ngàn đồng. Chuyện làm giàu ở Vĩnh Tú quả thật không đơn giản.
Khó khăn là vậy, nhưng khi nói đến xây dựng nông thôn mới (NTM) ai cũng hồ hởi phấn khởi. Các cuộc họp thôn, xã để triển khai xây dựng NTM được nhân dân bàn bạc sôi nổi. Nhà nhà tự nguyện hiến đất, đốn cây, dở bỏ tường rào, dịch chuyển các công trình vệ sinh, chuồng trại để xây dựng NTM. Khí thế, tinh thần cách mạng của người dân xứ sở chuyện Trạng này trong công cuộc đổi mới quê hương chẳng khác gì so với thời bom đạn đì đoằng.
Ông Trần Hữu Chư, một người có uy tín trong làng Huỳnh Công Tây chậm rãi nói: “Mình nghèo cũng phải làm, cốt là ở chổ trên dưới đồng lòng để xây dựng NTM”. Không riêng gì ông Trần Hữu Chư mà làng trên, xóm dưới đến đâu cũng nghe bàn chuyện xây dựng NTM, mọi người đang tích cóp tiền của sẳn sàng đóng góp cho mở rộng đường bê tông, xây dựng lưới điện để “Thắp sáng đường quê”. Trong chương trình thắp sáng đường quê này Vĩnh Tú có 2 thôn đã đưa điện chiếu sáng vào tận ngõ từng gia đình.
Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Vĩnh Tú đã có nhiều quyết sách mới, sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế từ đất đai, lao động. Ông Trần Hữu Hùng, Bí thư đảng bộ xã Vĩnh Tú cho biết: “Trước khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM xuất phát điểm của Vĩnh Tú rất thấp, mới có 5/19 tiêu chí đạt chuẩn”. Cơ sở vật chất trường học, giao thông, thủy lợi, các công trình văn hóa phúc lợi thiếu đồng bộ, việc thiết kế xây dựng trước đây không đạt chuẩn so với kết cấu hạ tầng của mục tiêu quốc gia. Điều quan trọng nhất đem đến sự thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đó là hệ thống chính trị của xã vững mạnh, có tinh thần đoàn kết cao nên tạo được sự đồng thuận khi triển khai chương trình xây dựng NTM. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Tú chưa đầy triệu đồng, hộ nghèo và cận nghèo có 185/918 hộ, chiếm trên 20% theo tiêu chí mới, trong đó hộ nghèo trên 12,7%. Đây cũng là vấn đề mà cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể của Vĩnh Tú trăn trở đưa vào nhóm ưu tiên tìm giải pháp tháo gỡ.
Ông Trần Hữu Hùng cho biết thêm: “Chúng tôi đã gắn trách nhiệm cụ thể cho từng cấp ủy viên, các thành viên của Ban quản lý, Ban phát triển xây dựng NTM, cũng như các tổ chức đoàn thể trong xã để mọi người tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Đây cũng là một trong những tiêu chí cứng để bình xét thi đua hàng năm của từng cá nhân”. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm khuyến khích động viên nông dân đầu tư phát triển kinh tế. Ưu tiên đầu tư các công trình dân sinh kinh tế như đập Cửa Khâu, công trình Máng Nác để lấy nước tưới cho hàng chục ha ruộng của 3 thôn Thủy Tú 1, Thủy Tú 2, Thủy Tú Phường và thôn Mỹ Duyệt, làm đường nội đồng Tứ Chính, hoàn thiện cơ sở vật các trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, nhà văn hóa… với tổng vốn lên đến hàng tỷ đồng. Vận động nông dân khai thác diện tích cát bạc màu để trồng cây lâm nghiệp; tăng cường công tác đào tạo nghề cho nông dân; phối hợp với Trung khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi đồng thời tăng cường các biện pháp tiếp tục thực hiện đề án sản xuất nông nghiệp cho thu nhập 50 triệu đồng trở lên trên mỗi ha một năm.
Các tổ chức đoàn thể trong xã tín chấp qua các kênh để vay vốn cho hội viên có điều kiện phát triển kinh tế. Nhờ vậy, nông dân phấn khởi mở mang trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, kinh doanh – dịch vụ. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên vùng cát đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng cát vàng, nghèo dinh dưỡng lại hay khô hạn đã được luồn lách thời tiết để xen canh, luân canh, gối vụ các loại cây trồng như: Ngô, lạc, dưa hấu, sắn đạt thu nhập từ 50 đến 70 triệu/ha/năm. Nhiều mô hình trang trại, gia trại tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Như mô hình kinh tế tổng hợp của ông Lê Văn Sơn ở thôn Thủy Tú 2 cho thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. Hiện nay toàn xã có gần 60 ha đất sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ 50 đến 300 triệu đồng/ha/năm. Hàng trăm hộ đã mở mang các ngành nghề kinh doanh – dịch vụ thương mại, tạo nên sự phong phú, đa dạng của cuộc sống vùng nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đã đạt trên 19 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với năm 2010.
Hộ nghèo hiện còn lại 7%. Trong tổng số hơn 2000 ha rừng của toàn xã đã có trên 1600 ha rừng sản xuất, độ che phủ của rừng đã đạt 59%, cao nhất huyện. Nhờ biết đầu tư khai thác diện tích đất cát bạc màu để trồng cây lâm nghiệp nên Vĩnh Tú không chỉ bảo vệ môi trường sinh thái mà nguồn lợi từ trồng rừng đem lại thu nhập lớn cho nông dân.
Người dân Vĩnh Tú vốn nổi tiếng thông minh, hài hước lại cần cù, chịu khó trong làm ăn, luôn đề cao tinh thần yêu nước nên việc triển khai xây dựng NTM gặp rất nhiều thuận lợi. Nhờ vậy, đến nay Vĩnh Tú đã hoàn thành 12/19 tiêu chí quan trọng như: tiêu chí về quy hoạch, hình thức tổ chức sản xuất, lưới điện, trạm y tế, đời sống văn hóa, chợ nông thôn, nhà ở, điểm Bưu điện văn hóa, mức thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hệ thống các tổ chức chính trị – xã hội, an ninh trật tự. Vĩnh Tú đang phấn đấu để hoàn thành 7 tiêu chí còn lại theo đúng lộ trình đề ra, đó là: Giao thông, tỷ lệ hộ nghèo, trường học, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, Giáo dục, môi trường.
Con đường rộng mở trước UBND xã.
Qua hơn 3 năm (2011-2013) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Vĩnh Tú đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Nền kinh tế phát triển đa dạng, đem lại nguồn thu nhập cao; cảnh quan, môi trường nông thôn từng bước đổi mới, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc; cơ sở hạ tầng được kết cấu bền vững, từng bước hiện đại; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Từ một xã nghèo, điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, phong trào xây dựng NTM đã thúc đẩy Vĩnh Tú phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Tú đang nỗ lực phấn đấu để sớm về đích, trở thành xã NTM.
Phương Mai
Lướt một vòng côi facebook, mấy trang web ở mô cũng chộ có Trangvinhhoang, “thần đồng” làng trạng, Truyền kỳ làng trạng hay Đặc sắc làng Trạng Vĩnh Hoàng,… Có lẽ cụm từ Trạng Vĩnh Hoàng cũng khá thân quen với các độc giả gần xa.
Tui sinh ra trên mãnh đất nghèo khó, cơm khôông có đủ ăn, áo khôông có đủ mặc. Người ta thường “ăn khoai lang mà phải đeo kính”, nghèo đến nỗi mà “Ăn thịt cù cu đến phát ớn”,”Ăn môn sáp mà chẳng còn răng” Vất vả tới nỗi mà “Đi bán sắn cũng bị kiểm lâm bắt”. Nghèo đến mức không có chi mần nhà mà phải dùng “Cây ớt làm trụ cột nhà”, hay Bích tranh về lợp nhà mà bích nhằm đuôi cọp… Chẳng biết làng trạng có từ khi mô nhưng khi tui nậy lên đã nghe các ôông mụ, chú bác, thanh niên, tra trẻ, con cấy, con trai nói trạng. Và có lẽ vì rứa mà tui cũng hoọc được một chút trạng của cha ôông để lại. Cứ mỗi khi cao hứng lên là mần vài chuyện cho bui mà mấy đứa bạn của tui hắn thường nói là răng mà mi hay nói tào lao, hay là mi toàn nói phét. Nói phét, nói tào lao rứa mà cũng chộ bui bui khi ở nơi đất khách, quê người, xa gia đình, bạn bè – nơi làng quê nghèo khó mà chuyên ăn rồi nói trạng đó.
Sưu tầm