Chuyên mục lưu trữ: Truyền Kỳ Trạng

Chia sẻ các bài viết về chuyện Trạng Vĩnh Hoàng mới nhất và đầy đủ nhất

SẮN VĨNH HOÀNG

Gặp một bà cụ đang phơi sắn, tôi hỏi:

– Sắn Vĩnh Hoàng cụ to không mệ?

Bà cụ móm mém đang nhai trầu nhoẻn miệng cười, lùa hết cả đường nhăn trên mặt về hai khóe mắt:

– Cũng khá eng ạ. Eng coi, có một cái tút sắn lọi mà tui xắt phơi được chừng ni đây nì! – Bà cụ vừa nói vừa tay chỉ cả một cươi sắn.

– Mệ nói thiệt hay đùa rứa? – Tôi ngạc nhiên hỏi.

– Bảy tám mươi tuổi như tui, ai lại đi đùa với eng. Hôm qua, trời nắng to, ông nhà tui đi cày về, ông ra bới ít sắn vô tui xắt. Uống xong một đọi nước chè đứng đụa, ông vác cuốc và gióng gánh đi.

Ở nhà tui nấu cơm xong, đợi mãi không thấy ông đem sắn về để xắt. Tui nói thằng út ra gọi bọ về. Đến vạt sắn, nó thấy một bụi sắn đang bới nửa chừng nhưng không thấy bọ đâu, liền gọi “Bọ ơi, bọ ơi, về ăn cơm!”. Không nghe tiếng trả lời. Nhìn kỹ, nó thấy một đường hào mới đào từ gốc sắn đi ra và dưới hào có một củ sắn. Nó liền chạy theo đường hào toát cả mồ hôi. Đến nơi, thấy bọ đang hì hục đào cái tút sắn bị lọi. Té ra, củ sắn mò được cái giao thông hào thời chống Pháp bị lấp, thế là đi miết qua tận bên đất Quảng Bình. Hai cha con vất vả lắm mới đào cái tút lên. Riêng cái tút đó mà tiu xắt được bảy nôống đại.

Ghi chép trong “Chuyện trạng Vĩnh Hoàng” của Võ Xuân Trang.

THỦY LỢI VÀ CÂY TRỒNG PHÁT TRIỂN CHƯA ĐỒNG BỘ

Giống đậu lạc trước đây nhiều lắm. Nhưng một lần có một chị đưa lạc ra cống thủy nông để rửa. (Cái cống rộng lắm đường kín đến sãi tay chứa chả chơi) Rửa xong chị khoan thai đem lạc về để kịp luộc đãi khách.

Ngay tối hôm đó nước ở đâu tràn về, cả làng bị ngập lụt nặng. Tất cả lúa ướt sạch, lạc nổi lềnh bềnh… Mấy tay thanh niên vội nhảy lên trên từng củ lạc ngồi chèo đi cứu dân.


Ngay hôm sau, dân Vĩnh Hoàng phát đơn kiện là mấy anh cán bộ thủy nông làm an bừa bãi, tháo nước không đúng lúc, mương máng không khơi thông… tạo ra hiện tượng úng lụt thất thường, gây thiệt hại mùa màng tài sản nhà nông. Người ta liền thành lập một đoàn đi điều tra tìm ra nguyên nhân của sự việc. Khi đến chổ cái cống chị nông dân rửa lạc hôm nọ, thì thấy nước ở đó không chảy thoát đi đâu được mf cứ ngày một dâng cao. Họ cho người lặn xuống xem thử thì ra có một củ lạc bị sơ sẩy trong lúc rửa, chui vào làm tác nghẽn cả đường cống gây úng lụt nặng. Từ đó người ta phải bỏ giống lạc ấy đi vì thủy lợi và cây trồng phát triển chưa đồng bộ.

HỮU ĐẠT [Blogger]

Người vẽ trạng cuối cùng làng Huỳnh Công

Ở làng trạng Huỳnh Công, xã Vĩnh Tú hiện nay chỉ còn lại duy nhất ông Trần Hữu Chư biết vẽ tranh trạng dựa theo những câu chuyện tiếu lâm hằng ngày…

tran-huu-chu-ve-chuyen-trang

Vẽ tranh bằng bút tre.

Có lẽ câu chuyện của chúng tôi với những người quản lý văn hóa địa phương sẽ không dài thêm nếu chỉ nói về việc không có người kế tục việc vẽ trạng, mà còn tiếc nuối đến rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh nghệ nhân cuối cùng phải dùng cả que tre để vẽ, tấm lịch làm tranh…

Dùng tre làm… bút vẽ

Sau những câu chuyện cười rôm rả ở làng Huỳnh Công, chị Hoàng Dạ Hương, Trưởng ban Văn hóa xã Vĩnh Tú nét mặt bỗng nhiên nặng trĩu khi kể đến nghệ nhân cuối cùng của làng còn vẽ được tranh trạng. Đó là ông Trần Hữu Chư, năm nay đã bước qua tuổi lục tuần, trong khi người kế tục thì không có, tranh không bán mà chỉ vẽ cho vui vậy, ngộ nhỡ không may ông Chư mất đi thì không có ai truyền dạy lại cái tinh túy của văn hóa làng Huỳnh Công thì thật đáng buồn.

Nhắc đến ông Chư, chị Hương không giấu nổi xúc động bảo: “Chị chỉ tiếc là không thể giúp cho ông Chư nhiều hơn, ngoài việc mua mấy lọ mực của học sinh hay vẽ đến biếu, cũng không mua được cho ông một giá vẽ cho đàng hoàng. Ông ấy thường vẽ tranh trạng bằng niềm say mê hiếm có. Vì không có tiền mua giá vẽ nên ông thường vẽ vào mặt sau của những tờ lịch khổ lớn. Vẽ xong, cái thì ép dưới mặt bàn, cái thì treo lên tường, cái thì treo đầu giường. Treo chật chỗ rồi ông lại dồn thành tệp đem vào buồng cất, mỗi khi có đám trẻ trong làng đến chơi ông lại lấy đưa cho mỗi đứa một tờ chơi”.

Nghe kể là vậy, nhưng khi gặp ông Chư chúng tôi mới cảm phục lòng đam mê của người họa sĩ nông dân. Không có bút “xịn” như những họa sĩ thực thụ, ông dùng dao chặt một cành tre cạnh nhà, vót nhọn một đầu sau đó dùng sống dao đập toét đầu nhọn ra làm “bút lông” để vẽ. Ông lôi trong nhà ra hộp mực được chị Hương tặng từ lâu ra vẽ. Ông dè sẻn từng giọt mực đến mức không để một giọt mực nào rơi ra ngoài, khi nhấc đầu bút tre lên khỏi lọ mực thì gõ nhẹ để đảm bảo mực không bị rơi thành giọt xuống đất, không phung phí mực vào những bức vẽ thường tình…

Ông Chư cho biết: “Tui thích vẽ từ nhỏ, nhưng mà hồi đó gia đình không có tiền cho đi học vẽ. Khi vào chiến trường, hễ lúc nào rảnh tay tui lại vẽ trạng để tự thưởng lãm. Những bức vẽ đó rồi cũng theo bom đạn mà rách nát hết, mà mình cũng chỉ ngắm thỏa thuê lúc đó được chứ không thể mang theo. Bây giờ hòa bình rồi, hễ có thời gian là tui lại hòa mình vào những bức tranh trạng, đó là niềm đam mê luôn thường trực trong người, rất khó bỏ”.

Không những vẽ trạng giỏi, ông Chư còn kể chuyện trạng cũng thuộc hàng đỉnh cao, ông có thể thuộc hàng trăm chuyện kể dân gian truyền miệng từ cổ chí kim của làng Huỳnh Công. Mỗi khi có người bảo ông kể chuyện bất kỳ thời kỳ nào thì ngay lập tức ông có thể kể xuyên ngày đêm không mệt mỏi.

Rồi những chuyện trạng, chuyện nói phét đó được ông Chư trực quan hóa bằng cách vẽ tranh dựa theo chuyện. Cứ như thế, mỗi bức tranh là một câu chuyện, mỗi bức tranh là một niềm day dứt với tranh trạng, với truyền thống trăm năm nói phét trăm năm của làng Huỳnh Công.

buc-tranh-bat-ho-di-cay-tran-huu-chu

Bức tranh “bắt hổ đi cày” mà ông Chư vừa hoàn thành.

Xem trạng Bắt hổ đi cày

Tranh lạ

Sở dĩ chúng tôi dùng từ “tranh lạ” là vì từ trước tới nay chưa thấy nơi nào có truyền thống vẽ trạng như làng Huỳnh Công. Tranh phản ánh thế giới tinh thần lạc quan đầy ắp tiếng cười của người dân vùng duyên hải Vĩnh Tú. “Nếu như người làng Đông Hồ, Bắc Ninh tự hào có dòng tranh Đông Hồ lừng danh thì cớ sao làng Huỳnh Công lại không thể tự hào về làng tranh trạng không nơi nào có được”, chị Dạ Hương chia sẻ.

Dẫn chúng tôi vào “phòng tranh” bất đắc dĩ, ông Chư lôi là một tệp tranh dày bằng cả gang tay tập hợp những bức họa đặc biệt rồi “kể chuyện theo tranh”. Bức tranh đầu tiên mà ông giới thiệu có tên “bắt hổ đi cày”.

“Nội dung chuyện này lể về một anh chàng ngốc nghếch người làng Huỳnh Công, anh ta thường dậy từ lúc mặt trời chưa ló rạng để đi cày, mà trước đây xung quanh làng Huỳnh Công là rừng cây rậm rạp, hùm, beo ẩn nấp rất nhiều. Một hôm chàng ngốc dậy sớm dắt hai con bò ra đồng, anh cột bò bên bìa rừng rồi ngồi nghỉ chân hút điếu thuốc lào, khi quay lại thì một con bò đã bị cọp ăn thịt nhưng chàng ngốc không biết, chàng dò dẫm dắt bò và xách tai luôn con hổ đang ngồm ngoàm thịt bò ra ruộng buộc ách vào cổ bắt đi cày. Khi mặt trời ló rạng, con hổ mệt ngoảnh mặt quay lại thấy chàng ngốc đang quất roi sau mông liền lồng lộn phá gông chạy vào rừng, từ đó người ta không thấy hổ quay lại bắt trâu, bò của dân làng nữa. Vậy là từ đó chàng ngốc trở nên nổi tiếng khắp làng”.

bi-trau-dam-loi-ruot

Bức tranh ông lão bị trâu đâm lòi ruột vẫn chiến đấu giết chết trâu rừng.

Dựa theo chuyện này, ông Chư vẽ được bức tranh một con hổ kéo cày cạnh con bò, phía sau là người thanh niên lực lưỡng đang quất roi vào mông hổ. Một bức khác ông lại vẽ hình một chàng trai đang ghì đầu hổ xuống để buộc ách cày. Những bức họa phản ánh chuyện khó tin này mục đích gây tiếng cười như những câu chuyện tiếu lâm lưu truyền trong làng.

Một bức họa khác vẽ một cụ già đi săn trâu rừng, mặc dù bị trâu húc lòi ruột nhưng vẫn một tay dùng giáo đâm chết trâu dữ, ý nói rằng người dân Huỳnh Công Có lòng dũng cảm khó ai địch lại. Hay một chuyện khác nói về một người thanh niên sức khoẻ phi thường, khi thấy hai con trâu đực mộng húc nhau mãi không thôi, người thanh niên liền đến bên dùng hai tay túm đuôi hai con trâu nhấc bổng lên quẳng xuống sông. Dựa theo chuyện này ông Chư lại có tranh “chàng trai túm đuôi trâu”. Một bức tranh khác vẽ một ông lão bế con trâu đực mộng xuống sông đi tắm thể hiện sức khoẻ phi thường…

Theo ông Chư thì từ trước đến nay ông đã vẽ bao nhiêu bức tranh trạng giờ không nhớ rõ, cách đây mấy tháng, chính quyền địa phương đến nhà ông xin lại mấy bức tranh rồi đem treo ở nhà văn hóa thôn để khách thập phương có dịp ghé qua thì thưởng lãm. Từ đó đến nay, không thấy có người nào đến xin tranh nữa.

“Tui vẽ tranh xong để ngắm, ai thích thì cho họ chơi. Tui định đem tranh đi ép plastic nhưng mà chưa có tiền. Bọn trẻ bây giờ không thấy có đứa nào muốn học vẽ tranh như tôi, bởi chúng không đam mê, hơn thế nữa là không kiếm ra tiền nhờ vẽ trạng nên không theo”.

Ông Trần Hữu Chư

[nguonNguồn: xaluan.com[/nguon]