Lưu trữ cho từ khóa: dac san quang tri

Về Quảng Trị ăn sứa, bọt biển

Sứa là một loại động vật nhuyễn thể, giàu dinh dưỡng, được xem là một trong những đặc sản của vùng biển ở Quảng Trị, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

sua-bien-quang-tri

Sứa biển bị trôi dạt vào bờ(Ảnh chụp ở Biển Vĩnh Thái – Vĩnh Linh – Quảng Trị)

Sứa biển hay còn gọi là bọt biển. Loại sứa sống trôi nổi, lênh đênh theo con nước nên ngư dân hay gọi là “bọt biển”. Nếu bạn có dịp về Quảng Trị vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 âm lịch thì nhớ thưởng thức món đặc sản này nhé.

sua-quang-tri

Sứa biển tại Biển Vĩnh Thái – Vĩnh Linh – Quảng Trị

Sứa biển trôi dạt vào bờ biển ngư dân địa phương bắt đem đi bán hoặc chế biến những món ăn khoái khẩu, nức tiếng như gỏi sứa, lẩu sứa, bún sứa… Đặc biệt sứa được chính tay người Quảng Trị chế biến là món sứa ăn kèm với rau má, mít chát và không thể thiếu đó là Ruốc cộng với tỏi ớt dã thật cay mới ngon nếu bạn không ăn được ruốc thì có thể làm nước mắm gừng, tỏi ớt để ăn.

Sứa biển đặc sản quảng Trị

Hướng dẫn làm món sứa biển đặc sản ở Quảng Trị rất đơn giản:

Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi hoặc lá chè xanh, rau má, chuối chát (chuối hột), mít cám(dái mít),tiêu tươi, ớt, gừng giã nhuyễn, chanh, đường, bột ngọt… và chủ đạo là ruốc(đuốc).

Cách làm: Sứa được bắt ở biển hoặc mua ở chợ về bạn rửa thật sạch vì nhiều cát bám quanh con sứa, Lá ổi vò hoặc giã nhỏ ướp với sứa đã rửa sạch ngâm ít nhất một giờ vì ngâm lâu sứa sẽ săn và giòn hơn sau đó cắt miếng vừa ăn.

Rau má, chuối chát (chuối hột), quả vã, mít cám(dái mít) thái lát mỏng vừa ăn kèm với rau ngò tây, rau thơm, ngoài ra còn thêm nhiều loại rau khác tùy khẩu vị từng người. Món sứa này hợp với cay, chát, đắng và mặn.

Làm ruốc(đuốc) để ăn với sứa tùy theo độ ăn cay của bạn mà dã tỏi, ớt. Ruốc(đuốc) chính góc ở Quảng Trị mới đậm đà và thơm ngon. Cách làm ruốc ăn với sứa như sau: Bạn dã(đâm) tỏi, ớt thật nhuyễn sau đó cho vào chén rồi cho ruốc thêm gia vị bột ngọt, đường… vào trộn đều với nhau là bạn đã có chén ruốc(đuốc) ngon ngây ngất đúng chất Quảng Trị  😀 .

Rất đơn giản để có món sứa biển đặc sản Quảng Trị ăn với ruốc(đuốc) đúng chất người Quảng Trị rồi đó.

Trạng Vĩnh Hoàng

Đặc sản mứt gừng Mỹ Chánh thơm ngon, cay nồng

Gừng tươi được gọt vỏ, xắt lát mỏng, đem rửa sạch rồi luộc với nước chanh cho thơm, sau đó được rim với đường đến khi cô đặc. Trộn đều gừng với đường theo tỷ lệ hợp lý để mứt gừng có vị cay nồng nhẹ, thơm đặc trưng là bí quyết làm nên cái ngon của mứt gừng Mỹ Chánh.

Đến thôn Mỹ Chánh (xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị) những ngày này dễ dàng bắt gặp hương thơm quyện nồng từ các lò sản xuất mứt gừng. Điều đó báo hiệu làng mứt gừng có truyền thống trên trăm năm tuổi này đang vào vụ Tết.

Mứt gừng Mỹ Chánh nổi tiếng thơm ngon với vị cay nồng nhẹ đặc trưng. Để làm ra sản phẩm chất lượng, người làm mứt gừng có những bí quyết riêng.

Bà Trần Thị Giao (65 tuổi), người có thâm niên làm mứt gừng 25 năm nay cho biết, để sản xuất được mứt gừng phải qua rất nhiều công đoạn. Gừng tươi được mua từ Đăk Lăk, Kon Tum. Sau đó gọt vỏ, xắt lát mỏng, đem rửa sạch rồi luộc với nước chanh cho thơm. Luộc với nước chanh với tỷ lệ như thế nào là bí quyết của mỗi gia đình làm mứt.

cach-lam-mut-gung-quang-tri

Cứ dịp cận Tết Nguyên đán, làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh lại đỏ lửa. Giữ lửa thế nào để gừng chín tới, thơm ngon là điều khó nhất trong các khâu làm mứt gừng

cach-lam-mut-gung-quang-tri-1

Người xắt lát gừng tươi phải đều tay để cho ra lát gừng mỏng, đẹp

cach-lam-mut-gung-quang-tri-2

Sau khi luộc xong thì vớt ra xả lại bằng nước sạch rồi trộn đều với đường theo tỷ lệ: 1 – 1,2 (1kg gừng trộn với 1,2kg đường).

Tiếp theo là công đoạn rim gừng cho đến khi cô đặc. Công đoạn này đặc biệt khó, phải là người có tay nghề cao, kinh nghiệm mới được đảm nhiệm. Bí quyết giữ mức lửa như thế nào cho hợp lý để gừng chín tới, không cháy là điều khó khăn. Ở mỗi giai đoạn, xoong rim gừng sẽ được chuyển bếp một lần (mỗi bếp lửa có một nhiệt độ khác nhau). Trộn đều gừng với đường theo tỷ lệ hợp lý để mứt gừng có vị cay nồng nhẹ, thơm đặc trưng là bí quyết của người Mỹ Chánh.

cach-lam-mut-gung-quang-tri-3

 Mỗi lò sản xuất ít nhất 5 tấn sản phẩm, lãi 20 triệu đồng

cach-lam-mut-gung-quang-tri-4

Mỗi bếp lửa có mức nhiệt độ khác nhau để rim gừng theo từng giai đoạn cho đến khi chín tới, cô đặc

làng Mỹ Chánh hiện có khoảng 20 hộ làm mứt gừng. Mỗi hộ sản xuất từ 5-15 tấn mứt gừng mỗi mùa (khoảng 20 ngày). Trung bình mỗi tấn mứt gừng người dân lãi từ 4 đến 5 triệu đồng.

cach-lam-mut-gung-quang-tri-5

Những em học sinh này một buổi đi học còn một buổi tới các lò sản xuất mứt gừng ở Mỹ Chánh để làm việc, kiếm tiền mua sắm Tết. Các em chưa có kinh nghiệm nên chỉ được làm những công đoạn đơn giản. Mỗi buổi làm việc, các em được trả 70.000 đồng. Mỗi mùa mứt gừng, làng nghề Mỹ Chánh tạo việc làm cho khoảng 200-300 lao động thời vụ.

mut-gung-my-chanh-quang-tri

Mứt gừng Mỹ Chánh cần được chính quyền quan tâm nhiều hơn để có thể phát huy hết tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân.

Tháng 12.2012, sản phẩm mứt gừng Mỹ Chánh được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận thương hiệu và cấp giấy chứng nhận, bao bì, nhãn mác. Tuy nhiên, hiện nay người dân Mỹ Chánh vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình nên họ chưa dám mở rộng quy mô sản xuất. Để mứt gừng Mỹ Chánh vươn xa hơn nữa, các ngành chức năng tỉnh Quảng Trị cần có sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho người dân.

[button color=”” size=”” type=”square” target=”” link=””]

Một số cơ sở sản xuất mứt gừng ở Mỹ Chánh:

1. Cơ sở Bà Giao – SĐT: 0533.876.997

2. Cơ sở Hóa – SĐT: 0914.042. 096

3. Cơ sở Hồ Ngọc Tuấn – SĐT: 01202.752.622

4. Cơ sở Mai Ly – SĐT: 0932.469.806

[/button] [nguon]Nguồn: http://danviet.vn/ngon-sach-la/dac-san-mut-gung-my-chanh-thom-ngon-cay-nong-duoc-lam-the-nao-656137.html[/nguon]

Đượm đà món mít thấu Quảng Trị

Đến miền đất nắng gió Quảng Trị, du khách không nên bỏ qua món mít thấu nghe lạ mà ngon đượm đà. Món ăn dân dã này đã khiến bao người đắm say bởi nó hòa quyện vị ngọt của mít, dai của miến, thơm lừng của lạc rang (đậu phộng)…

Món mít thấu Quảng Trị được làm từ rất nhiều nguyên liệu như:

Mít non, da heo, miến, mì sợi, đậu lạc, rau sống, đậu phụ…Mít phải chọn mít non, để nguyên quả rửa sạch rồi cho vào nồi đậy kín luộc khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ, để già lửa. Sau khi mít được luộc chín thì vớt ra, gọt vỏ, xắt nhỏ múi và hạt mít. Tiếp theo cho mít vào chảo đã phi sẵn dầu, gia vị hành, ném, nước mắm, ớt… xào khoảng 5 phút để mít đượm màu vàng óng đẹp mắt.

mit-thau-quang-tri

Nhiều người “ghiền” món mít thấu khiến món này trở thành đặc sản của Quảng Trị.

Miến dong đem luộc chín rồi nhúng qua nước sôi để nguội, sau đó cho vào chảo đã phi sẵn dầu, gia vị để xào đến khi miến có màu vàng óng.

Da heo (không chọn da heo cái vì da heo cái rất dai) luộc chín, cắt mỏng cho vào chảo dầu đã phi sẵn gia vị để xào khoảng 2 phút. Tiếp theo cho đậu phụ đã rán vàng vào xào trộn với da heo khoảng 2 phút nữa. Mì sợi vàng đã có sẵn ở chợ. Ngoài ra còn có lạc rang, rau sống, ớt, tương… Thực khách muốn có cảm giác lạ với món mít thấu Quảng Trị thì có thể ăn kèm với bánh lọc – cũng là một đặc sản của Quảng Trị để món ăn thêm thú vị.

Sau khi khâu chuẩn bị đã xong thì chỉ cần cho mỗi thứ một ít vào tô, trộn đều và ăn.

Món mít thấu Quảng Trị là sự hòa quyện vị ngọt của mít, dai dai của miến, cộng thêm da heo giòn, đậu phụ và lạc rang thơm lừng khiến thực khách cứ muốn ăn hoài không thôi. Hoài Minh là bạn tôi cho biết: “Mình từ Hà Nội vào TP.Đông Hà (Quảng Trị) thăm người thân và đã “ghiền” món mít thấu suốt một tuần nay”.

mit-thau-quang-tri-2016

Tô mít thấu ngon đượm đà được trộn đều, bắt mắt.

mit-thau-quang-tri-01-2016

Ớt, tương, lạc rang… làm món mít thấu đậm đà hơn.

banh-uot-banh-loc-quang-tri

Khi cùng ăn với bánh lọc thì món mít thấu có những thú vị riêng.

mit-thau-da-heo-quang-tri

Cái ngon của món mít thấu là sự hòa quyện hương vị của mít, da heo, rau sống, miến, đậu phụ…

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/duom-da-mon-mit-thau-quang-tri-655126.html[/nguon]