Chuyên mục lưu trữ: Ẩm thực

Các món ăn nổi tiếng ở Quảng Trị

Đặc sản thuở cơ hàn – Cá kho dưa héo đầm đà vị quê

Nếu như ở Hải Lăng có bánh canh cá lóc, bánh canh bột vịt thì ở Vĩnh Tú, Vĩnh Linh, Quảng Trị đặc sản tóp mỡ kho đưa dưa, dưa hường phơi héo kho cá là món ăn đặc sản thuở cơ hàn mà mỗi bữa cơm đều có của người dân Vĩnh Tú vào hè nóng chảy mỡ này.

dưa kho cá

Cái tên Dưa hấu Vĩnh Tú chắc cũng không còn xa lạ với người dân Quảng Trị. Dưa hấu được người dân Vĩnh Tú trồng rất sạch vì vậy vỏ(đa) dưa có thể làm những món ăn vô cùng ngon lành, rẻ mà lại sạch nữa như: dưa vội hoặc phơi 1 đến 2 nắng để kho cá hoặc thịt một món ăn rất dân dã mà lại đưa cơm vô cùng.

dưa kho cá

Trên đây là món đưa(vỏ) dưa phơi  2 nắng kho với cá ngừ mà mình muốn giới thiệu đến các bạn.

Trong bài viết này mình chỉ nói đến vỏ dưa hấu Vĩnh Tú được tận dụng để làm món này. Vì khi ăn dưa vỏ dưa chúng ta có thể vứt đi nếu ở thị trấn, thành phố hoặc làm thức ăn cho động vật nếu ở nông thôn.

dưa kho cá

Vỏ dưa sau khi ăn xong chúng ta gọt lớp vỏ xanh ngoài cùng còn lại lớp cùi trắng chúng ta xắt sợi mỏng vừa sau đó đưa đi phơi nắng khoảng 1-2 ngày.

kho cá

sau 1-2 ngày phơi nắng thì ta được thành quả như hình, rửa sạch sau đó để ráo để chuẩn bị kho với cá hoặc xào, kho với thịt cũng rất ngon.

Dưa héo này kho với cá ruộng: cá lóc, cá mè, cá trắm, cá rô phi bởi vì những loại cá này rất hợp với dưa héo hoặc dưa muối.

kho cá

Ướp cá: Muối, ớt trái, tỏi, nước mắm, dầu ăn, đường, tiêu, mì chính, thứ không thể thiếu đó là củ nén(hành tăm).

kho cá

Đặc trưng của món ăn này là vị cay nồng của ớt hòa quyện với phần dưa héo dai, giòn hòa quyện với vị cá vô cùng đặc biệt mà không nơi nào có được. Đó là món ăn đi suốt thời thơ ấu của tôi không thể nào quên.

kho cá

Trước tiên chúng ta ướp cá và đợi tầm 15phút đến 20 phút cho cá thấm sau đó đưa lên bếp giảm nhỏ lửa đến khi cá vừa chính tới thì cho dưa vào đảo đều thêm một ít nước sôi để nguội cho nước ở mức xấp xỉ với cá và dưa.

dưa kho cá

Để vậy kho cho tới khi nước cạn bớt thì cắt thêm hành lá, ngò ngai(mùng tàu) vào rồi múc ra dĩa làm chén cơm nóng nữa thì tuyệt vời làm sao.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!

Độc đáo dưa hấu Vĩnh Tú

Dưa hấu hữu cơ của xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thơm ngon nổi tiếng hơn tất cả các loại dưa hấu của nhiều địa phương khác nên người dân trồng ra không đủ bán. Ruột dưa đỏ như son, ăn có vị giòn, ngọt mát, vị đường rít bàn tay khi ta cầm lên ăn.

Ông Trần Mai Hưng, Giám đốc HTX Huỳnh Công Tây dán tem truy xuất nguồn gốc dưa hấu Vĩnh Tú tại đồng.

Anh Nguyễn Đình Khanh, cán bộ Nông nghiệp xã Vĩnh Tú cho biết trồng dưa hấu là nghề truyền thống. Nhân dân xã Vĩnh Tú quan tâm chất lượng sản phẩm là hàng đầu nên trồng dưa theo phương pháp hữu cơ, năng suất đạt 1,2 tấn/sào. Vụ Đông Xuân này xã Vĩnh Tú trồng khoảng hơn 100 ha dưa hấu, diện tích tăng gần gấp đôi năm trước, với giống chủ yếu là Tiểu yến, Mặt trời có chất lượng tốt, thời gian thu hoạch ngắn, mang lại giá trị kinh tế cao. Giá bán tại vườn mỗi ki-lô-gam dưa hấu là 12 nghìn đồng. Theo tính toán mỗi ha dưa sẽ cho thu nhập từ 180 đến 200 triệu đồng, nhiều hơn trồng các loại hoa màu khác trên cùng một diện tích.

Anh Khanh cũng cho biết, để có quả dưa ngon người dân Vĩnh Tú phải dầm nắng, dãi sương với từng gốc dưa. Thời gian trồng dưa hấu bắt đầu từ cuối tháng Chạp đến đầu tháng Giêng âm lịch năm sau. Khoảng chín mươi ngày thì cây dưa cho thu hoạch. Khi hạt dưa nảy mầm lên cây và bắt đầu bò sát mặt đất, bước đầu tiên bà con phải tỉa hết chỉ để lại mỗi gốc dưa có hai thân. Đến những ngày trái gió, trở trời, người dân phải dùng từng que tre gấp thành hình dấu mũ chữ ô để cài cố định thân dưa sát mặt đất, tránh bị gió cuốn làm trốc gốc.

Đến giai đoạn dưa ra hoa thụ phấn phải làm những chiếc mũ bằng lá cây đủ lớn đội lên những bông hoa cái để tránh mưa gió làm hỏng, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn đậu quả. Đến khi hai dây của một gốc dưa cùng đậu quả thì bà con phải hái bớt một quả để cây tập trung nuôi quả còn lại được tốt hơn. Cũng từ đây chủ vườn dưa phải làm từng thanh tre mỏng ghi ngày, tháng dưa bắt đầu cho quả gắm vào gốc dưa để theo dõi ngày dưa chín mà thu hoạch cho đúng thời điểm để có được quả dưa ngon.

Theo kinh nghiệm của bà con, mỗi gốc dưa chỉ để lại hai thân dưa nuôi một quả duy nhất thì cho chất lượng sản phẩm rất tốt. Thế mới biết cây dưa hấu ở Vĩnh Tú được nông dân dày công nâng niu, chăm sóc như thế nào để mang đến cho mọi người một sản phẩm trái cây chất lượng.

Để bảo đảm chất lượng của dưa hấu Vĩnh Tú không lẫn lộn dưa hấu của các địa phương khác, mới đây Cục Sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho “Dưa hấu Vĩnh Tú” thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chủ giấy chứng nhận nhãn hiệu “Dưa hấu Vĩnh Tú” là Hợp tác xã Nông nghiệp Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú.

Vụ dưa hấu này, UBND xã Vĩnh Tú phối hợp một số đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả để mua gần 30 nghìn tem truy xuất nguồn gốc phục vụ việc dán tem cho gần 30 nghìn quả dưa hấu được nông dân trồng tại các HTX trồng trên đất Vĩnh Tú.

Khi người dân chuẩn bị thu hoạch dưa, họ sẽ báo số lượng lên đơn vị quản lý là HTX để HTX cho người đến tận vườn dán tem truy xuất lên từng quả dưa, khi đó chủ vườn mới thu hoạch cung cấp cho thị trường nhằm giúp người tiêu dùng dễ truy xuất nguồn gốc, chọn mua đúng sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

dưa hấu

Yếu tố đặc biệt làm dưa hấu Vĩnh Tú ngon hơn là do thời tiết, khí hậu ở Vĩnh Tú luôn khắc nghiệt, nắng nhiều, ít mưa. Người nông dân trồng dưa chỉ bón phân hữu cơ, không phun thuốc kích thích, trừ sâu nên sản phẩm sạch sẽ. Một yếu tố quan trọng nữa là cây dưa được trồng trên đất cát vàngđất đỏ pha cát tỷ lệ mười phần trăm nên ẩm vừa đủ cho cây dưa tạo đường, tích tụ hương đất làm cho vị dưa thơm ngậy, mọng ngọt.

 

Theo LÂM QUANG HUY, báo Nhân Dân điện tử.

Béng sắn Quảng Trị

banh-san-dac-san-quang-tri

( Các bạn không phải người Quảng Trị cần tra từ điển nha…chúc các bạn vui..khi hiểu biết thêm về đặc sản và ngôn ngữ địa phương Quảng Trị)

Dù đã đi khắp mọi miền đất nước
Nỏ nơi mô dư ở quê mềng
Lời mạ dặn vẫn dớ dư in
Sèm béng sắn …dớ về quê con hí

Quê mềng…nghèo… nên cấy chi cũng quý
Béng sắn quê mềng cả đẻo cả cay
Dớ ngày xưa canh buổi giêng hai
Mần chi có… chỉ ăn toàn “lộ đấy”*

Bựa ni sướng nên mài bằng máy
Chớ ngày xưa …mài mỏi cả tay
Rồi lọc rồi ngâm…nác mấy lần thay
Bột mới trắng ăn mới ngon mới khoái

Ba bây đặt tên béng ni : “Phiền toái”
Mạ nghĩ hoài cũng đúng bây ơi
Bỏ lên soong lọoc bột cho sôi
Vớt ra trẹt dồi…chết cha cố nội

Nói hộn hào …ông bà đừng bắt tội
Trốc cúi, tay chưn như đứa đi cày
Tôm thịt tiêu hành thêm ớt thiệt cay
Rắc ngò ném phi hành thơm phức

Nỏ biết khi mần sướng hay là cực
Rau sống, nác lèo con chắm cha chan
Nhìn bây ăn lòng mạ hân hoan
Lại tủi tủi …thương bay trong nớ…

Bựa ni sướng chổ mô cũng có
Nhưng nỏ nơi mô như Quảng trị con ơi
Béng quê mềng đậm vị mặn mồ hôi
Nên cay đắng ngọt bùi…chung thủy…

 

TG: Bình Trần