Chuyên mục lưu trữ: Ẩm thực

Các món ăn nổi tiếng ở Quảng Trị

Về Quảng Trị ăn sứa, bọt biển

Sứa là một loại động vật nhuyễn thể, giàu dinh dưỡng, được xem là một trong những đặc sản của vùng biển ở Quảng Trị, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

sua-bien-quang-tri

Sứa biển bị trôi dạt vào bờ(Ảnh chụp ở Biển Vĩnh Thái – Vĩnh Linh – Quảng Trị)

Sứa biển hay còn gọi là bọt biển. Loại sứa sống trôi nổi, lênh đênh theo con nước nên ngư dân hay gọi là “bọt biển”. Nếu bạn có dịp về Quảng Trị vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 âm lịch thì nhớ thưởng thức món đặc sản này nhé.

sua-quang-tri

Sứa biển tại Biển Vĩnh Thái – Vĩnh Linh – Quảng Trị

Sứa biển trôi dạt vào bờ biển ngư dân địa phương bắt đem đi bán hoặc chế biến những món ăn khoái khẩu, nức tiếng như gỏi sứa, lẩu sứa, bún sứa… Đặc biệt sứa được chính tay người Quảng Trị chế biến là món sứa ăn kèm với rau má, mít chát và không thể thiếu đó là Ruốc cộng với tỏi ớt dã thật cay mới ngon nếu bạn không ăn được ruốc thì có thể làm nước mắm gừng, tỏi ớt để ăn.

Sứa biển đặc sản quảng Trị

Hướng dẫn làm món sứa biển đặc sản ở Quảng Trị rất đơn giản:

Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi hoặc lá chè xanh, rau má, chuối chát (chuối hột), mít cám(dái mít),tiêu tươi, ớt, gừng giã nhuyễn, chanh, đường, bột ngọt… và chủ đạo là ruốc(đuốc).

Cách làm: Sứa được bắt ở biển hoặc mua ở chợ về bạn rửa thật sạch vì nhiều cát bám quanh con sứa, Lá ổi vò hoặc giã nhỏ ướp với sứa đã rửa sạch ngâm ít nhất một giờ vì ngâm lâu sứa sẽ săn và giòn hơn sau đó cắt miếng vừa ăn.

Rau má, chuối chát (chuối hột), quả vã, mít cám(dái mít) thái lát mỏng vừa ăn kèm với rau ngò tây, rau thơm, ngoài ra còn thêm nhiều loại rau khác tùy khẩu vị từng người. Món sứa này hợp với cay, chát, đắng và mặn.

Làm ruốc(đuốc) để ăn với sứa tùy theo độ ăn cay của bạn mà dã tỏi, ớt. Ruốc(đuốc) chính góc ở Quảng Trị mới đậm đà và thơm ngon. Cách làm ruốc ăn với sứa như sau: Bạn dã(đâm) tỏi, ớt thật nhuyễn sau đó cho vào chén rồi cho ruốc thêm gia vị bột ngọt, đường… vào trộn đều với nhau là bạn đã có chén ruốc(đuốc) ngon ngây ngất đúng chất Quảng Trị  😀 .

Rất đơn giản để có món sứa biển đặc sản Quảng Trị ăn với ruốc(đuốc) đúng chất người Quảng Trị rồi đó.

Trạng Vĩnh Hoàng

Nấm Tràm đặc sản quê tôi

Cứ vào độ thắng 7 tháng âm lịch hàng năm, khi thời tiết bắt đầu chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa thì trên mảnh đất gió lào cát trắng quê tôi trời đất ban tặng cho một loại thực phẩm đăc trưng đó là nấm tràm. Có lẽ do thời tiết khắc nghiệt của vùng đất gió lào cát trắng và đất đai căn cổi nên cây nấm quê tôi có một vị đắng đặc trưng không trộn lẫn vào đâu được.

nam-tram-quang-tri-trang-vinh-hoang trang-vinh-hoang-nam-tram

Nấm tràm (Tên gọi khoa học là Tylopilus felleus) Được phân bố ở vùng Đông bắc Châu Âu, vùng Bắc Mỹ và Việt Nam. Ở Việt Nam nấm tràm có nhiều ở các tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và đảo Phú Quốc.

Nấm tràm thường mọc ở những khu đồi tràm (loại cây trồng để nấu lấy tinh dầu tràm) và sau này khi những cánh đồi tràm đất bạc màu cằn cổi cho nên người ta trông cây tràm hoa vàng, bạch đàn để phủ xanh đất trống đồi trọc, nấm tràm cũng mọc lên nhiều ở đó.

Nấm tràm hình giống như một chiếc ô, bên ngoài màu tím, bên trong màu trắng, nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa, nấm mọc nhanh nhưng cũng chóng tàn, mỗi đợt chỉ khoảng một tuần.

Nấm tràm ở Quảng Tri, nếu mọc ở vùng gò đồi trung du thì tai nấm nhỏ có màu tím và vị đắng đậm hơn, nấm mọc ở vùng cát tai nấm to , có màu tím hồng và vị đắng vừa phải.

Nấm có công dụng tốt, theo đông y ăn nấm tràm trị được mệt mỏi, cảmcúm và nhức đầu, nấm giàu chất dinh dưỡng, vị đắng của nấm có tác dụng thanh nhiệt giải độc và giã rượu.

Nấm tràm là loại thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon, trước đây ở vùng nông thôn nấm tràm được bà con hái về chủ yếu là nấu canh với rau khoai hoặc xào thì nay nấm tràm đã có mặt ở các nhà hàng khách sạn cao cấp và trở thành một món đặc sản rất được thực khách ưa chuộng. Ở vùng quê Quảng Tri ngoài việc chế biến các món ăn thì món cháo nấm tràm cũng là một món ăn độc đáo, hấp dẫn và bổ dưỡng. Nấm nấu cháo phải chọn loại nấm tươi, tai nấm to, sau khi làm sạch nấm, ta cho các gia vị và công thêm ít thịt heo nạc vằm nhỏ xào chín, đợi cho nồi cháo gạo chín tới là cho nấm lên, và đợi cho sôi lai là bắc xuống, quả thực là khoái khẩu khi thưởng thức món cháo nấm tràm.

canh-nam-nau-rau-lang

nam-tram-nau-rau-lang

Nấm Tràm nấu rau lang

Nấm tràm có thể phơi khô, gói lại cất để để làm thực phẩm dự trữ cho mùa mưa rét. Nếu chúng ta có vài kg nấm muốn ăn dần thì bạn hãy làm sạch nấm cho vào nồi hấp lên (hấp sẽ tốt hơn luộc, vì khi luộc nước sẽ ngấm vào cây nấm, lúc ăn sẽ bị nhạt) sau khi hấp xong cho nấm vào các túi nhỏ vừa từng bữa ăn và cho vào tủ lạnh, với cách này bạn có thể để dành nấm được dăm bữa nửa tháng.

chao-nam-tram

Món cháo nấm tràm

Nấm tràm quê tôi là một sản vật trời cho, một món ẩm thực rất gần gủi, thân quen và cũng rất đặc trưng với mảnh đất và con người Quảng Trị.

Đượm đà món mít thấu Quảng Trị

Đến miền đất nắng gió Quảng Trị, du khách không nên bỏ qua món mít thấu nghe lạ mà ngon đượm đà. Món ăn dân dã này đã khiến bao người đắm say bởi nó hòa quyện vị ngọt của mít, dai của miến, thơm lừng của lạc rang (đậu phộng)…

Món mít thấu Quảng Trị được làm từ rất nhiều nguyên liệu như:

Mít non, da heo, miến, mì sợi, đậu lạc, rau sống, đậu phụ…Mít phải chọn mít non, để nguyên quả rửa sạch rồi cho vào nồi đậy kín luộc khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ, để già lửa. Sau khi mít được luộc chín thì vớt ra, gọt vỏ, xắt nhỏ múi và hạt mít. Tiếp theo cho mít vào chảo đã phi sẵn dầu, gia vị hành, ném, nước mắm, ớt… xào khoảng 5 phút để mít đượm màu vàng óng đẹp mắt.

mit-thau-quang-tri

Nhiều người “ghiền” món mít thấu khiến món này trở thành đặc sản của Quảng Trị.

Miến dong đem luộc chín rồi nhúng qua nước sôi để nguội, sau đó cho vào chảo đã phi sẵn dầu, gia vị để xào đến khi miến có màu vàng óng.

Da heo (không chọn da heo cái vì da heo cái rất dai) luộc chín, cắt mỏng cho vào chảo dầu đã phi sẵn gia vị để xào khoảng 2 phút. Tiếp theo cho đậu phụ đã rán vàng vào xào trộn với da heo khoảng 2 phút nữa. Mì sợi vàng đã có sẵn ở chợ. Ngoài ra còn có lạc rang, rau sống, ớt, tương… Thực khách muốn có cảm giác lạ với món mít thấu Quảng Trị thì có thể ăn kèm với bánh lọc – cũng là một đặc sản của Quảng Trị để món ăn thêm thú vị.

Sau khi khâu chuẩn bị đã xong thì chỉ cần cho mỗi thứ một ít vào tô, trộn đều và ăn.

Món mít thấu Quảng Trị là sự hòa quyện vị ngọt của mít, dai dai của miến, cộng thêm da heo giòn, đậu phụ và lạc rang thơm lừng khiến thực khách cứ muốn ăn hoài không thôi. Hoài Minh là bạn tôi cho biết: “Mình từ Hà Nội vào TP.Đông Hà (Quảng Trị) thăm người thân và đã “ghiền” món mít thấu suốt một tuần nay”.

mit-thau-quang-tri-2016

Tô mít thấu ngon đượm đà được trộn đều, bắt mắt.

mit-thau-quang-tri-01-2016

Ớt, tương, lạc rang… làm món mít thấu đậm đà hơn.

banh-uot-banh-loc-quang-tri

Khi cùng ăn với bánh lọc thì món mít thấu có những thú vị riêng.

mit-thau-da-heo-quang-tri

Cái ngon của món mít thấu là sự hòa quyện hương vị của mít, da heo, rau sống, miến, đậu phụ…

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/duom-da-mon-mit-thau-quang-tri-655126.html[/nguon]