Lưu trữ cho từ khóa: vi tuyen 17

100 bức ảnh “Quảng Trị- Những dòng sông huyền thoại”

Sông Hiền Lương, sông Thạch Hãn… là những chứng tích lịch sử đầy đau thương của mảnh đất Quảng Trị anh hùng.

Nhân dịp Kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), chào mừng 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2015), Bảo tàng tỉnh Quảng Trị đã tổ chức trưng bày những hình ảnh, tư liệu với chủ đề Quảng Trị – Những dòng sông huyền thoại”.

Thông qua hơn 100 bức ảnh được trưng bày tại triển lãm, đã tái hiện rất sinh động về cuộc chiến đấu anh dũng, bất khuất của quân và dân “vùng đất thép”.

dong-song-huyen-thoai-o-quang-tri

Triển lãm ảnh đã thu hút rất nhiều thế hệ đến tham quan, tìm hiểu, đặc biệt là các cựu chiến binh (Ảnh: Đăng Đức)

Đây là những sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu đã diễn ra dọc đôi bờ các dòng sông trong những năm tháng chiến tranh: sông Hiền Lương với nỗi đau chia cắt đôi bờ Bắc – Nam suốt 21 năm, nơi đã chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ, bi hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh vì khát vọng thống nhất đất nước; dòng sông Hiếu Giang – con đường huyết mạch đã làm nên một “Bạch Đằng trên sông Hiếu” lẫy lừng chiến công trong kháng chiến; dòng sông Thạch Hãn lịch sử nơi có biết bao người con kiên trung của Tổ quốc nằm xuống trong chiến dịch 81 ngày đêm máu lửa Thành Cổ – Quảng Trị 1972…

Các bức hình và tư liệu được sắp xếp theo 3 chủ đề chính: Diện mạo địa lý, địa hình các dòng sông; Quảng Trị – những dòng sông huyền thoại; hoài niệm về những dòng sông…

dong-song-huyen-thoai-o-quang-tri-1

Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải năm 1961

loa-phong-thanh-bo-bac-ben-hai

Một trong những dàn loa phóng thanh ở bờ Bắc sông Bến Hải, năm 1964

cau-hien-luong-bi-sap

Cầu Hiền Lương – trên sông Bến Hải bị đánh sập năm 1968 sau hàng loạt đợt công kích

lang-xom-ben-bo-song-ben-hai-qt

Làng xóm đôi bờ sông Bến Hải bị hủy diệt sau những đợt đánh phá ác liệt của bom đạn Mỹ – Ngụy

quan-dan-vinh-linh

Quân dân Vĩnh Linh vừa chiến đấu, vừa sản xuất để chi viện cho chiến trường miền Nam

cau-phao-hien-luong

Cầu phao Hiền Lương nối hai bờ Bắc – Nam sông Bến Hải những ngày đầu giải phóng, năm 1972

nhan-dan-cam-lo-chuyen-vu-khi

Nhân dân Cam Lộ vận chuyển vũ khí, lương thực vượt sông Hiếu chi viện cho chiến dịch

nu-du-kich

Nữ du kích đưa bộ đội đặc công vượt sông chiến đấu

bo-doi-doan-126

Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu làm vật cản trên sông  Gia Độ để đánh tàu chiến Mỹ

cau-phao-dong-ha

Cầu phao Đông Hà những ngày đầu giải phóng

vuot-song-thach-han

Các chiến sĩ Phân đội 8, Đại đội 4 vượt sông Thạch Hãn tham gia trận chiến tại Thành Cổ – Quảng Trị

niem-vui-chien-thang-bac-song-thach-han

Niềm vui mừng khi đón đồng đội trở về tại bờ Bắc sông Thạch Hãn sau chiến dịch mùa Hè đỏ lửa 1972 (Ảnh Tư liệu)

[nguon]Nguồn:http://dantri.com.vn/van-hoa/100-buc-anh-quang-tri-nhung-dong-song-huyen-thoai-1430617760.htm[/nguon]

Một ngày thăm đất Quảng Trị anh hùng

Từ cầu Hiền Lương đến địa đạo Vĩnh Mốc rồi nghĩa trang Trường Sơn, trên khắp mảnh đất Quảng Trị đều lưu dấu những người đã ngã xuống vì tổ quốc hôm nay.

Với chiều dài 671 km từ Hà Nội, mất một đêm ngủ ngon trên ôtô là sáng hôm sau đã có mặt tại Đông Hà, đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Từ đây ngược trở lại quốc lộ 1 để đến với cầu Hiền Lương và địa đạo Vĩnh Mốc, mở đầu một ngày khám phá vùng đất anh hùng.

Trong những năm kháng chiến ác liệt nhất, cây cầu chia cắt hai miền đất nước ở vĩ tuyến 17 này đã chứng kiến một thời kì lịch sử oai hùng. Một cây cầu mới đã được dựng đi qua sông Bến Hải dành cho việc lưu thông xe qua lại trên quốc lộ 1A, cây cầu cũ nằm sát gần đó được bảo tồn như một di tích.

qtri-01Cầu Hiền Lương một thời nối hai bờ vĩ tuyến 17.

Từ Cầu Hiền Lương rẽ vào địa đạo Vĩnh Mốc cách đó chừng 20 km. Khu địa đạo nằm dưới bóng mát của những vòm tre. Khác với địa đạo Củ Chi tại Tây Ninh dùng cho công tác chiến đấu với các hầm thấp và nhỏ hơn, địa đạo Vĩnh Mốc với những hốc nhỏ dành cho một gia đình từ 2 đến 4 người, trạm xá, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng họp…cùng hệ thống không khí và nước uống.

Địa đạo được đào từ năm 1965 đến 1967 gồm 3 tầng, có bậc thang lên xuống lượn xoắn ốc, dốc thoai thoải để hầm dễ dàng thoát nước. Khi đông nhất có khoảng 1.200 người từng sống dưới những cơn mưa bom đã trút không thương tiếc xuống mảnh đất này.

Từ Vĩnh Mốc, chạy dọc sát bờ biển 6 km đến với cửa Tùng, bãi biển đẹp từng được người Pháp khai thác làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển và giải trí. Sau bữa trưa ngon lành với hải sản tươi như tôm hùm, mực và cá thu, theo sát đường ven biển rất đẹp để tiếp tục cuộc hành trình với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nằm tại huyện Gio Linh.

qtri-02Những người con đất Việt đã hy sinh và nằm lại trên mảnh đất này.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ của hơn 10.000 chiến sỹ đã ngã xuống vì tổ quốc. Khu mộ có danh, khu khuyết danh, những người con của miền Bắc vượt rừng, băng sông mở đường, giờ khi đất nước hòa bình, họ được đưa về đây, đoàn tụ cùng đồng chí, đồng đội. Không gian lặng yên, những người đến viếng lặng lẽ thắp nhang trên mộ.

qtri-03Nhiều cựu chiến binh đã trở lại thăm chiến trường Quảng Trị năm nào.

Theo đường 9 huyền thoại đoạn từ nghĩa trang Trường Sơn sẽ đến với khu căn cứ địa Khe Sanh, cách Đông Hà hơn 60 km. Khu căn cứ với sân bay dã chiến, nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác. Tất cả giờ đã rỉ sét và không còn nguyên vẹn, nhưng những chứng tích của nó để lại vẫn là vết đau trong da thịt mỗi gia đình có mất mát vì chiến tranh.

[nguon]http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-chan/mot-ngay-tham-dat-quang-tri-anh-hung-2956563.html[/nguon]

Đôi bờ Hiền Lương và nỗi đau chia cắt

Vốn cũng bình thường như bao mảnh đất khác ở miền Trung và mọi miền đất nước Việt Nam, song đến khi đế quốc Mỹ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng thì dòng sông Bến Hải – Hiền Lương đã trở nên nổi tiếng, được cả thế giới biết đến.

cauhienluongCầu Hiền Lương. Ảnh tư liệu

Bất cứ ai trong hành trình xuôi Nam, ngược Bắc đều muốn thấy tận mắt “nhân chứng lịch sử” hơn hai mươi năm mang trong mình nỗi đau chia cắt của đất nước, từng chứng kiến một quá khứ bi thương mà hào hùng, oanh liệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Ngược trở về quá khứ, Hiệp định Geneva năm 1954 đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, lấy Vĩ tuyến 17, nơi con sông Bến Hải thơ mộng ở tỉnh Quảng Trị chảy qua làm ranh giới. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển cử thống nhất, nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm.

Ghi dấu quá khứ hào hùng

Trong hơn 20 năm chia cắt, không mảnh đất nào chịu đựng nhiều đau thương như ở Bến Hải, Hiền Lương. Hiền Lương đã trở thành biểu tượng của sự cách trở, chờ đợi, ngóng trông, sự chia ly và nỗi đau mất mát…

“Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ,
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa…”

Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành “nhân chứng lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước, nơi đã chứng kiến nhiều vô cùng cảnh tang tóc, đau thương. Thế nhưng, trước cảnh gông cùm xiềng xích và máu đổ thịt rơi, lòng người không hề nao núng. Đồn bốt được kẻ thù dựng lên bằng sắt thép, lưỡi lê, bằng xe tăng đại bác, nhưng không có sức mạnh nào khuất phục được lòng quả cảm, trí thông minh và niềm tin son sắt vào chân lý nhất định sẽ chiến thắng của nhân dân đôi bờ. Nhà điện ảnh Thụy Điển Giôrít Iven khi được chứng kiến đã phải thốt lên: “Vĩ tuyến 17 – nơi “trưng bày” sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam”.

Hơn 20 năm sau ngày chia cắt, đại thắng mùa xuân năm 1975 đã nối hai bờ sông Bến Hải. Và đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải đã trở thành cụm di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.Ngày 17/9/2003, khu di tích được chính thức khởi công phục hồi, tôn tạo, để cho đến hôm nay, khi đến với mảnh đất này, ta vẫn như còn thấy hiện ra trước mắt một quá khứ hào hùng và vô cùng sống động.

cauĐó là cây cầu Hiền Lương, nơi đã diễn ra nhiều cuộc tập kết lực lượng của ta và địch và cũng chính là nơi diễn ra nhiều câu chuyện cảm động giữa hai miền Nam-Bắc.

Là Cột cờ Hiền Lương,biểu tượng của niềm tin, ý chí thống nhất của đồng bào miền Nam ruột thịt đang ngày đêm hướng về miền Bắc, hướng về Đảng và Bác Hồ kính yêu. Để lá cờ tung bay trên đỉnh cột, giữ vững biểu tượng sức mạnh chiến thắng của dân tộc, các chiến sĩ đồn Công an Hiền Lương đã chiến đấu anh dũng hơn 300 trận lớn nhỏ dưới mưa gió, bão đạn để bảo vệ lá cờ. Đã có nhiều tấm gương giữ cờ vô cùng cảm động, như tấm gương của mẹ Nguyễn Thị Diệm, mặc dù đã già yếu nhưng không đi sơ tán, kiên quyết ở lại vá cờ.

Là đồn công an Hiền Lương, nơi không chỉ để tố cáo sự vi phạm Hiệp định của Mỹ – ngụy với tổ chức quốc tế mà còn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và địch để bảo vệ quy chế khu phi quân sự.

Là hệ thống loa phát thanh tuyên truyền. Một vũ khí tâm lý hữu hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam nhằm vạch trần âm mưu xâm lược đất nước ta của chính quyền Mỹ – ngụy và động viên, tiếp sức cho nhân dân miền Nam vững bước đấu tranh. Và đó còn là công trình mang tên “Cụm tượng đài khát vọng thống nhất” đặt ở bờ Nam sông Bến Hải.

Trên mạch nối giao thông giữa hai miền Nam – Bắc, cụm di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Di tích đặc biệt cấp quốc gia, vẫn luôn là điểm sáng trong hành trình của du khách tìm về nơi đây để hoài niệm một thời đất nước chịu cảnh chia cắt. Để từ đó hiểu được sức mạnh của một dân tộc thiết tha yêu hòa bình, một ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do, để có một đất nước Việt Nam tươi đẹp như hôm nay.

Đổi thay trên “vùng đất lửa”

Nằm bên con sông lịch sử, toàn thể chính quyền cùng nhân dân hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh đang nỗ lực phát triển mọi mặt kinh tế-xã hội nhằm bù đắp những mất mát mà chiến tranh đã gây ra.

[30/04/2010 4:07:16 PM] N?m trong ho?t d?ng L? h?i Th?ng nh?t non sông, sáng 30/4/2010, t?i khu v?c phía b?c c?u Hi?n Luong trên sông B?n H?i,huy?n Vinh Linh ,t?nh Qu?ng Tr? dã di?n ra l? Thu?ng c? T? qu?c và l? nh?n nu?c t? su?i Lê Nin(Cao B?ng)và sông H?u (H?u Giang) , chào m?ng 35 nam Gi?i phóng hoàn toàn mi?n Nam, th?ng nh?t d?t nu?c và hu?ng t?i k? ni?m 1000 nam Thang Long – Hà N?i . Trong ?nh: Ðua thuy?n trên sông B?n H?i trong ngày h?i.?nh: Van Son-TTXVNĐua thuyền trên sông Bến Hải trong ngày hội Thống nhất non sông. Ảnh: Văn Sơn-TTXVN

Vùng đất chết năm xưa loang lổ dấu vết bom cày đạn xới thì nay đã nhường chỗ cho những đồng lúa, rừng cao su, hồ tiêu… xanh ngút ngàn, những vùng nuôi tôm trù phú. Đi dọc bờ sông Bến Hải, qua các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Giang của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) là vùng nuôi tôm trù phú. Ngược lên vùng gò đồi phía thượng nguồn Bến Hải là những nông trường cao su, hồ tiêu xanh mướt. Chỉ riêng cây cao su đóng góp một nửa tổng thu ngân sách toàn huyện Vĩnh Linh, góp phần quan trọng cho huyện nhà trở thành Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Còn ở bờ Nam sông Bến Hải giờ là vựa lúa của huyện Gio Linh. Với lợi thế có 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng, Gio Linh còn là trọng điểm về nghề khai thác đánh bắt thủy sản, chiếm 2/3 sản lượng khai thác của tỉnh Quảng Trị, góp phần không nhỏ vào việc ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

39 năm sau ngày đất nước thống nhất, đôi bờ Hiền Lương nay đã thay da đổi thịt, đi đến đâu cũng thấy khí thế hăng say sản xuất. Người dân nơi đây đang đồng lòng chung tay xây dựng quê hương đổi thay từng ngày.

Video Cầu Hiền Lương  – Vĩ tuyến 17 được quay bằng  Flycam :

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN