Lưu trữ cho từ khóa: nghia trang liet si

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.

nghia-trang-01

Đến Quảng Trị mà chưa lên Nghĩa Trang Trường Sơn coi như chưa đến mảnh đất này. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.

nghia-trang-02

Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường  Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

nghia-trang03

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định cho nâng cấp, tôn tạo lại nghĩa trang  Trường Sơn bao gồm nhiều hạng mục: Cổng vào nghĩa trang  Trường Sơn, hệ thống đường và tường bao quanh, mô hình sở chỉ huy, biểu tượng của các địa phương, các cụm tượng, hệ thống thoát nước, điện nội bộ, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang và nhà khánh tiết, đài Tổ quốc ghi công…Đến nay tất cả các hạng mục của các công trình về cơ bản đã được hoàn tất.
nghia-trang-04

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.

Hiện nay, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn có 24 cán bộ, nhân viên thường xuyên chăm lo việc coi sóc, tu bổ và tiếp đón các gia đình liệt sỹ, các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm viếng.

https://www.youtube.com/watch?v=sQ-BJ5Gr47s&feature=youtu.be

Một ngày thăm đất Quảng Trị anh hùng

Từ cầu Hiền Lương đến địa đạo Vĩnh Mốc rồi nghĩa trang Trường Sơn, trên khắp mảnh đất Quảng Trị đều lưu dấu những người đã ngã xuống vì tổ quốc hôm nay.

Với chiều dài 671 km từ Hà Nội, mất một đêm ngủ ngon trên ôtô là sáng hôm sau đã có mặt tại Đông Hà, đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Từ đây ngược trở lại quốc lộ 1 để đến với cầu Hiền Lương và địa đạo Vĩnh Mốc, mở đầu một ngày khám phá vùng đất anh hùng.

Trong những năm kháng chiến ác liệt nhất, cây cầu chia cắt hai miền đất nước ở vĩ tuyến 17 này đã chứng kiến một thời kì lịch sử oai hùng. Một cây cầu mới đã được dựng đi qua sông Bến Hải dành cho việc lưu thông xe qua lại trên quốc lộ 1A, cây cầu cũ nằm sát gần đó được bảo tồn như một di tích.

qtri-01Cầu Hiền Lương một thời nối hai bờ vĩ tuyến 17.

Từ Cầu Hiền Lương rẽ vào địa đạo Vĩnh Mốc cách đó chừng 20 km. Khu địa đạo nằm dưới bóng mát của những vòm tre. Khác với địa đạo Củ Chi tại Tây Ninh dùng cho công tác chiến đấu với các hầm thấp và nhỏ hơn, địa đạo Vĩnh Mốc với những hốc nhỏ dành cho một gia đình từ 2 đến 4 người, trạm xá, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng họp…cùng hệ thống không khí và nước uống.

Địa đạo được đào từ năm 1965 đến 1967 gồm 3 tầng, có bậc thang lên xuống lượn xoắn ốc, dốc thoai thoải để hầm dễ dàng thoát nước. Khi đông nhất có khoảng 1.200 người từng sống dưới những cơn mưa bom đã trút không thương tiếc xuống mảnh đất này.

Từ Vĩnh Mốc, chạy dọc sát bờ biển 6 km đến với cửa Tùng, bãi biển đẹp từng được người Pháp khai thác làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển và giải trí. Sau bữa trưa ngon lành với hải sản tươi như tôm hùm, mực và cá thu, theo sát đường ven biển rất đẹp để tiếp tục cuộc hành trình với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nằm tại huyện Gio Linh.

qtri-02Những người con đất Việt đã hy sinh và nằm lại trên mảnh đất này.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ của hơn 10.000 chiến sỹ đã ngã xuống vì tổ quốc. Khu mộ có danh, khu khuyết danh, những người con của miền Bắc vượt rừng, băng sông mở đường, giờ khi đất nước hòa bình, họ được đưa về đây, đoàn tụ cùng đồng chí, đồng đội. Không gian lặng yên, những người đến viếng lặng lẽ thắp nhang trên mộ.

qtri-03Nhiều cựu chiến binh đã trở lại thăm chiến trường Quảng Trị năm nào.

Theo đường 9 huyền thoại đoạn từ nghĩa trang Trường Sơn sẽ đến với khu căn cứ địa Khe Sanh, cách Đông Hà hơn 60 km. Khu căn cứ với sân bay dã chiến, nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác. Tất cả giờ đã rỉ sét và không còn nguyên vẹn, nhưng những chứng tích của nó để lại vẫn là vết đau trong da thịt mỗi gia đình có mất mát vì chiến tranh.

[nguon]http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-chan/mot-ngay-tham-dat-quang-tri-anh-hung-2956563.html[/nguon]