Chuyên mục lưu trữ: Du lịch

Địa điểm du lịch đẹp nhất mới nhất ở Quảng Trị

Địa đạo Vịnh Mốc – kỳ tích sống trong lòng đất Quảng Trị

Từ thành phố Đông Hà – trung tâm hành chính, thương mại tỉnh Quảng Trị, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc.

Trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại, địa đạo Vịnh Mốc (nay thuộc thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) được mệnh danh là vùng đất lửa vì từng là  “tọa độ chết”, là mục tiêu hủy diệt của địch, máy bay rải bom trên không, pháo bắn từ hạm đội ngoài biển vào. Thế nhưng, chính từ nơi chiến trường ác liệt ấy, bằng sức người và ý chí “nhà nhà đào địa đạo”, “Địch càn, dừng đào; địch rút, tiếp tục đào”, nhân dân Vịnh Mốc đã làm nên một kỳ tích sống trong lòng đất.  Địa đạo Vịnh Mốc đã chở che, bảo toàn mạng sống cho bao người dân.

Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng sâu 23 m được dùng để tránh bom. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.

Kể từ sau ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải và sạch bóng quân thù, địa đạo Vịnh Mốc đã trở thành huyền thoại không chỉ về sức sống kỳ diệu và ý chí quả cảm của con người trong chiến tranh, mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo, một danh thắng du lịch nổi tiếng.

Dù đã nghe nhiều về kỳ tích của địa đạo này, nhưng chỉ khi đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe du khách sẽ không thể không thán phục. Địa đạo như hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo dưới lòng đất ở độ sâu từ 10 – 23m có chiều dài hơn 1,7 km; hệ thống giao thông hào chằng chịt được hình thành trong lòng đất đỏ bazan. Càng vào sâu trong địa đạo, không khí càng thêm mát lạnh trái hẳn với không gian chật hẹp bởi lối đi nhỏ.

Thật ngưỡng mộ khi nhìn thấy những hầm tư lệnh, phòng nghỉ, giếng nước, trạm gác, nhà bếp, nhà vệ sinh và nhiều lỗ thông hơi được bố trí một cách hợp lý, khoa học… vẫn vẹn nguyên, lưu dấu xưa nằm sâu dưới lòng đất. Ngạc nhiên hơn cả khi được chứng kiến cảnh tái hiện  sinh hoạt đời thường của người dân và thật sự xúc động khi bước vào ngăn hầm dùng làm bệnh xá, nhà hộ sinh – nơi 17 đứa trẻ đã cất tiếng khóc chào đời trong lửa đạn…

Có đến tận nơi tham quan, khám phá địa đạo mới hiểu được cuộc sống gian lao và lòng sắt đá trung kiên của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống quân xâm lược, giành độc lập tự do cho non sông đất nước.

Địa đạo vịnh mốc cũng cho ta thấy rằng, không điều gì của quá khứ trong những năm tháng chiến đấu, hy sinh và gian khổ lại có thể dễ dàng bị lãng quên. Trong hành trình về với Vịnh Mốc hôm nay, du khách như có thể cảm nhận được hơi thở nóng của cuộc chiến năm xưa, qua đó thêm yêu mến quê hương kiên cường của dân tộc, Tổ quốc mình.

dia-dao-vinh-moc-2016

Lối vào Địa đạo Vịnh  Mốc ngày nay đã xanh rợp bóng mát của các hàng trúc.

hinh-anh-dia-dao-vinh-moc-moi-nhat

Hệ thống giao thông hào phía trên địa đạo.

dia-dao-vinh-moc-3 quang-tri-dia-dao-vinh-moc4

Cửa hầm vào Vịnh Mốc được gia cố rất chặt chẽ.

quan-tri-dia-dao-vinh-moc5 trang-vinh-hoang-dia-dao-vinh-moc6

Tái hiện cảnh sinh hoạt đời thường khi xưa của người dân tại địa đạo Vịnh Mốc.

dia-dao-vinh-moc-quang-tri-7 dia-dao-vinh-moc-quang-tri8

Các lối thông ra Cửa Tùng được ngụy  trang bởi lớp cây rừng che phủ nên nhìn từ xa rất khó phát hiện.

dia-dao-vinh-moc-quang-tri-9

Dọc lối đi du khách dễ dàng thấy những hố bom còn sót lại.

dia-dao-vinh-moc-quang-tri-10

[nguon]Nguồn danviet.vn[/nguon]

 

Làng Trạng làm du lịch

Xã Vĩnh Tú, nơi có làng trạng Vĩnh Hoàng (thuộc thôn Huỳnh Công Tây ở tỉnh Quảng Trị) đã khai sinh ra khu du lịch có tên bàu Thủy Ứ. Sản phẩm du lịch ở đây là nghe người làng nói trạng.

dulichvinhhoang

Khu du lịch Thủy Ứ của làng trạng cách thành phố Đông Hà (Quảng Trị) chừng 35km về phía bắc. Cách đây một năm, khu du lịch Thủy Ứ được khai trương. Việc ra đời khu du lịch này là ý tưởng của Ủy ban Y tế Hà Lan tại Quảng Trị. Tâm điểm của khu du lịch là bàu Thủy Ứ nước xanh trong ngăn ngắt. Gọi là khu du lịch cho oai chứ thật ra chỉ là hồ nước hữu tình, mấy ngôi nhà lá dựng lên để khách nghỉ ngơi,  một bến thuyền du lịch, mấy cái chòi cho du khách ngồi câu cá… Còn đặc sản, tất nhiên vẫn là sản phẩm nói trạng.

Cơ ngơi của khu du lịch này được giao cho Hội Người khuyết tật xã Vĩnh Tú quản lý. Bốn lao động làm việc ở đây đều là người khuyết tật, mỗi tháng mỗi người được lĩnh 300.000 đồng. Phần tiền làm du lịch còn lại sẽ sung vào quĩ hội. Khi tôi hỏi vì sao không kêu gọi người ngoài vào đầu tư du lịch cho khu này sầm uất lên, ông Khoảnh, chủ tịch xã Vĩnh Tú, lắc đầu: “Rất nhiều người muốn làm du lịch to, có nhà hàng, khách sạn nhưng chúng tôi nhất quyết không cho, chỉ để dân mình vừa làm vừa kể chuyện trạng cho khách nghe thôi. Đặc sản là đó mà!”.

Chị Hoàng Dạ Hương, cán bộ văn hóa xã Vĩnh Tú, mời chúng tôi món tép rang bắt từ bàu Thủy Ứ rồi cao hứng nói… trạng: tép rang ngon nhưng chưa ăn thua, ở đây còn có món “cá đô (lóc) bảy món”. Khiếp, cá lóc cũng làm bảy món. Chuyện của chị Hương thế này: có một người đi câu cá, bắt một con cóc làm mồi. Đến hồ, ông lấy đà  vút dây câu một cái thì không ngờ dây câu văng sang bờ hồ phía bên kia. Trong lúc không biết làm cách nào để gỡ lưỡi câu đang mắc vào bụi thì một con chim cuốc nhảy ra ăn con cóc. Khi đang kéo cuốc thì con chồn từ trong bụi rậm lao ra ngoạm con cuốc vào miệng, mắc phải lưỡi câu. Mừng quá ông kéo dây câu thì… “bụp”, một con cá đô (lóc) từ hồ lao lên đớp trọn con chồn. Con cá to quá, bà con xúm lại cùng nhau kéo con cá lên rồi dùng cuốc to để đánh vảy. Sau đó mỗi người được tặng một chiếc vảy mang về làm quạt. Mổ bụng con cá ra có cả chồn, mổ bụng chồn có cả chim cuốc, mổ cuốc ra có hơn chén tép, đủ làm bảy món liên hoan cả làng thật là vui…Và đó là sản phẩm du lịch của làng Vĩnh Hoàng! 

Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian – thạc sĩ Trần Công Lanh, một người con của làng trạng, chuyện trạng ở làng Huỳnh Công Tây ra đời cách đây hơn 300 năm. Làng này chính là cái gốc của những chuyện trạng mà một thời người ta gọi là “Chuyện trạng Vĩnh Hoàng”. Chuyện trạng ở Huỳnh Công Tây được xem là một kho tàng văn học dân gian có một không hai của Việt Nam, như là di sản văn hóa phi vật thể. Người dân làng trạng này được trời phú cho tư chất ứng khẩu nhanh và ứng tác giỏi.

Theo HỒNG PHÚC