Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh – Di tích quốc gia đặc biệt

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vinh-Moc

 Trong những năm 1965-1968, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nhất là vùng đất địa đầu giới tuyến như Vĩnh Linh, người dân nơi đây đã sáng tạo hệ thống 114 địa đạo, làng hầm khắp 15 xã, thị trấn vùng biển để tránh bom đạn quân thù. Trong đó, địa đạo Vịnh Mốc nằm trong quả đồi đất đỏ bazan chạy sát mép biển, cao 28 mét so với mặt nước biển, thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh. Đây là một kỳ tích của nhân dân Vĩnh Thạch và lực lượng vũ trang đã nỗ lực đào và vận chuyển hơn 6.000 m³ đất đá trong 18.000 ngày công gian khổ dưới mưa bom, bão đạn.

Địa đạo là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê đựợc xây dựng và kiến tạo dưới lòng đất ở độ sâu từ 10 mét đến 23 mét. Tổng chiều dài hệ thống đường hầm hơn 2.000 mét. Địa đạo có trục đường chính dài 768 mét, cao từ 1,5 mét đến 1,8 mét, rộng từ 1 mét đến 1,2 mét. Từ trục chính tỏa ra nhiều nhánh, mỗi nhánh thông với một cửa ra vào. Địa đạo có 13 cửa gồm 7 cửa mở ra phía biển và 6 cửa trên đồi đi xuống. Hai bên trục đường, cứ khoảng cách từ 3 mét-5 mét thì khoét lõm sâu vào thành từng ô nhỏ, mỗi ô là một hộ gia đình ăn ở và sinh hoạt. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt với âm mưu tàn phá xóa trắng một vùng đất của đế quốc Mỹ, tính bình quân, mỗi người dân ở đây phải gánh chịu hơn 7 tấn bom đạn. Nhưng sự sống vẫn nảy sinh từ bom đạn, 17 đứa trẻ đã được chào đời ngay trong lòng địa đạo Vịnh Mốc.

Xem thêm:  Thôi con đừng về!...

trang-vinh-hoang-dia-dao-vinh-moc6

Nhà hộ sinh trong lòng địa đạo Vịnh Mốc

Việc công nhận và xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh hôm nay cùng với việc công nhận hai di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 trước đó là sự kiện quan trọng, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với sự cống hiến, hy sinh của đồng bào, chiến sĩ… đã không tiếc máu xương anh dũng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đồng thời ghi nhận nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử-văn hóa truyền thống của các thế hệ trước.

[nguon]http://disanxanh.vn[/nguon]

Ủng hộ Trạng Vĩnh Hoàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.