Lưu trữ cho từ khóa: lang ham

Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh – Di tích quốc gia đặc biệt

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vinh-Moc

 Trong những năm 1965-1968, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nhất là vùng đất địa đầu giới tuyến như Vĩnh Linh, người dân nơi đây đã sáng tạo hệ thống 114 địa đạo, làng hầm khắp 15 xã, thị trấn vùng biển để tránh bom đạn quân thù. Trong đó, địa đạo Vịnh Mốc nằm trong quả đồi đất đỏ bazan chạy sát mép biển, cao 28 mét so với mặt nước biển, thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh. Đây là một kỳ tích của nhân dân Vĩnh Thạch và lực lượng vũ trang đã nỗ lực đào và vận chuyển hơn 6.000 m³ đất đá trong 18.000 ngày công gian khổ dưới mưa bom, bão đạn.

Địa đạo là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê đựợc xây dựng và kiến tạo dưới lòng đất ở độ sâu từ 10 mét đến 23 mét. Tổng chiều dài hệ thống đường hầm hơn 2.000 mét. Địa đạo có trục đường chính dài 768 mét, cao từ 1,5 mét đến 1,8 mét, rộng từ 1 mét đến 1,2 mét. Từ trục chính tỏa ra nhiều nhánh, mỗi nhánh thông với một cửa ra vào. Địa đạo có 13 cửa gồm 7 cửa mở ra phía biển và 6 cửa trên đồi đi xuống. Hai bên trục đường, cứ khoảng cách từ 3 mét-5 mét thì khoét lõm sâu vào thành từng ô nhỏ, mỗi ô là một hộ gia đình ăn ở và sinh hoạt. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt với âm mưu tàn phá xóa trắng một vùng đất của đế quốc Mỹ, tính bình quân, mỗi người dân ở đây phải gánh chịu hơn 7 tấn bom đạn. Nhưng sự sống vẫn nảy sinh từ bom đạn, 17 đứa trẻ đã được chào đời ngay trong lòng địa đạo Vịnh Mốc.

trang-vinh-hoang-dia-dao-vinh-moc6

Nhà hộ sinh trong lòng địa đạo Vịnh Mốc

Việc công nhận và xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh hôm nay cùng với việc công nhận hai di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 trước đó là sự kiện quan trọng, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với sự cống hiến, hy sinh của đồng bào, chiến sĩ… đã không tiếc máu xương anh dũng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đồng thời ghi nhận nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử-văn hóa truyền thống của các thế hệ trước.

[nguon]http://disanxanh.vn[/nguon]

Bài ca Vĩnh Linh

cauhienluong

Vĩnh Linh ơi trăm mến ngàn thương
Quê ta đó đứng đầu sóng gió ơ…. ớ ờ..

Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Dân số 89.027 người trong đó có 2.175 người dân tộc Vân Kiều, toàn huyện có 20.323 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Vĩnh Linh trở thành địa đầu giới tuyến. Ngày 25/8/1954, tên thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương sang bờ Nam. Vĩnh Linh hoàn toàn giải phóng. Và cũng ngày này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh chọn làm ngày truyền thống của mình.

Mười năm hòa bình ngắn ngủi (1954 – 1964) Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh được sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ, đồng bào cả nước và bằng tất cả sự thông minh, năng động cần cù của mình, Vĩnh Linh đã nhanh chóng đổi thịt thay da.

Từ một vùng quê nghèo “ăn cơm bữa diếp” (ba ngày mới có một bữa cơm) trở thành “viên kim cương đầu giới tuyến” như nhà văn Nguyễn Tuân đã ca ngợi.Ngày 8/2/1965, thất bại trước chiến trường miền Nam, Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và chi viện cho chiến trường miền Nam.

Để đảm bảo cho chiến đấu, 4,5 vạn người dân Vĩnh Linh  (người già, trẻ em) được sơ tán ra miền Bắc. Lực lượng còn lại bám trụ quê hương vừa sản xuất vừa chiến đấu ở cả ba chiến trường (bảo vệ Vĩnh Linh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ, chia lửa với bà con Gio Linh, Cam Lộ). Bảy năm chiến đấu kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của giặc Mỹ, quân và dân Vĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang dội

cauhienluong

Sông  Hiền Lương lại xanh mềm lá cỏ
Vết chém Hiền Lương trái đất chưa nguôi  
Câu hỏi lớn biển dập dồn hỏi đá
HỠI TỰ DO CHO MỖI ĐỜI NGƯỜI !

Bảy năm chiến đấu kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của giặc Mỹ, quân và dân Vĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang dội, xứng đáng với vị trí lịch sử mà tổ quốc giao phó … Với khẩu hiệu “một tấc không đi, một li không rời”, “mỗi làng xã là một pháo đài chiến đấu”, đến cuối năm 1968, gần 70 làng của 15 xã, thị trấn ở Vĩnh Linh đã có làng hầm, địa đạo với tổng chiều dài lên đến trên 40km. “Làng hầm” lúc này không chỉ đơn thuần là những đường hầm trú ẩn và chiến đấu như Củ Chi mà trở thành một không gian sinh tồn.

Sự hiện diện của hệ thống “làng hầm” đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Khu ủy Vĩnh Linh trong thời khắc quyết định của lịch sử; là minh chứng cho ý chí quyết tâm cao độ, sức sống mãnh liệt và sự lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của quân dân Vĩnh Linh trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ.

Ngày 1/1/1967, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh – một địa phương tương đương cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đến nay toàn huyện có 36 đơn vị, 17 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT và Anh hùng lao động, 185 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 9 mẹ còn sống đang được phụng dưỡng), nhiều đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng.

Ngó bên tê Trường Sơn một dải
Nghe bên ni sóng vỗ Cửa Tùng
Vĩnh Linh ơi trăm mến ngàn thương

Đặc biệt quân và dân Vĩnh Linh có 8 lần được Bác Hồ gửi thư khen. Trên mảnh đất Vĩnh Linh lũy thép anh hùng hiện có 68 di tích lịch sử văn hóa được Trung ương, Tỉnh xếp hạng và có 3 di tích là địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương, bến đò B Tùng Luật được xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia.

Vĩnh Linh Thép và Hoa

https://www.youtube.com/watch?v=qo8PVInA_ac