Tất cả bài viết của Phi Hổ

Đang mò cua, bắt ốc tại làng

Những bãi tắm tuyệt đẹp bên bờ biển Quảng Trị

Quảng Trị may mắn được thiên nhiên trao tặng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có những bờ biển dài, những bãi tắm đẹp thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi mùa du lịch hè.

Những bãi tắm đẹp ở Quảng Trị

1. Bãi tắm Cửa Tùng

Đây là vùng bãi biển trải dài gần 1km nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh. Bãi tắm Cửa Tùng không rộng và dài nhưng có vẻ đẹp riêng: bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn, lúc nào cũng lộng gió. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển tư phía sau là Mũi Si và Mũi Lai đã tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Nếu như đứng trên mõm đồi đất đỏ ăn ra phía biển mà nhìn xuống cửa Tùng, người ta có thể thấy một quang cảnh thật đẹp trãi ra trước mắt.

Một người Pháp đã từng khám phá am tường về xứ Quãng Trị xưa là ông A.Laborde đã từng mô tả về cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình. Ông viết :” Cửa Tùng có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dãi nguyên xanh tươi với độ cao 20m dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có bờ dốc thoai thoải và dịu dàng.”

bai-tam-cua-tungBãi tắm Cửa Tùng nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh

Một nét đặc biệt của Cửa Tùng là độ dốc thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển, và có thể đi mãi như vậy đến nữa cây số mà nước mới chỉ ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời, nơi đây có nhiều hải sản quý và ngon. Ban ngày, Cửa Tùng như bức tranh sinh động thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Đêm đến là thời gian của gió trời và nhạc biển. Tiếng sóng ì ầm hòa cùng tiếng reo triền miên của rặng phi lao. Đến với Cửa Tùng, du khách còn có cơ hội thăm địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương… những di tích nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

bien-cua-tungCửa Tùng như một bức tranh sinh động thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời

2. Bãi tắm Mỹ Thủy

Bãi biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng cách thị trấn Hải Lăng 18km về phía Đông, cách thị xã Quảng Trị 26km về phía Đông Nam, cách thành phố Huế 50km về phía Đông Bắc. Đây là bãi biển có bãi cát trắng dài, phẳng mịn và sạch, mang trong mình đầy vẻ nguyên sơ về duyên dáng kỳ lạ. Môi trường ở đây khá lý tưởng. Nơi đây hàng năm vào mùa hè đã thu hút được lượng khách tắm biển khá đông có lúc lên tới 2000 người. Đặc biệt từ năm 1999, bãi biển Thuận An ở Huế bị lũ lụt làm hư hại thì bãi biển Mỹ Thủy là nơi hấp dẫn khách du lịch từ thành phố Huế ra nghỉ ngơi, tắm biển tại nơi này.

bai-tam-my-thuyBãi biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng nổi tiếng bởi vẻ đẹp nguyên sơ

Đến với Mỹ Thủy bên cạnh việc thưởng thức hải sản ngon, bạn còn được thưởng thức nhiều món đặc sản Quảng Trị như cháo lọc, bánh lọc, những quán ngon nằm trên quốc lộ 1 rẽ vào thị trấn Hải Lăng.

bien-my-thuy

3. Bãi tắm Cửa Việt

Bãi tắm Cửa Việt thuộc địa phận thôn Tân Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, cách thị xã Đông Hà 15km về phía Đông Nam, đây là bãi tắm có diện tích rộng gần cảng lớn, nước sạch, bãi cát thoai thoải dài theo những rặng dương xanh ven biển.

cuaviet1

Bãi tắm Cửa Việt thuộc địa phận thôn Tân Lợi nổi tiếng với bãi cát trắng rộng dài

Trong cái nắng cháy của gió Lào, cát trắng, được phơi mình trong dòng nước trong xanh, trên bãi cát trắng mịn duyên dáng, tham gia vào các trò chơi biển, thưởng thức những món hải sản bổ dưỡng, thơm ngon… sẽ là những giây phút thật sảng khoái, khó quên. Bãi biển Cửa Việt sóng nhẹ, các dịch vụ đều phục vụ khách với giá cả phải chăng. Hải sản ở đây rất tươi và ngon, đặc biệt là tôm hùm.

Bãi tắm Cửa Việt dù không được mệnh danh là “Nữ Hoàng” của bãi tắm như Cửa Tùng nhưng nó mang vẻ đẹp lung linh, được phơi mình bên làn nước trong xanh với dáng vẻ của một bãi cát phẳng mịn trải dài. Vào mùa hè trong cái tiết nóng nực, phủ kín những cơn gió Lào, du khách được tắm mình dưới làn nước êm ái này thì thật sảng khoái không gì tả được. Với không gian rộng du khách không những đến biển để tắm mà còn có thể chơi những trò chơi bãi cát. Đây thật sự là điểm đến tuyệt vời cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng mà đến đây biển sẽ làm dịu và tạo cho du khách có thêm sức mạnh để tiếp tục công việc của mình.

4. Lộng gió Gia Đẳng

Nhắc đến bãi tắm Gia Đẳng, ít người biết đến địa danh này, nhưng nếu nói về nước mắm thì ở đây nổi tiếng gần xa từ lâu.

bai-bien-cua-viet
Bãi tắm Gia Đẳng thuộc xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Đây từ lâu vốn gắn bó với làng làm nước mắm Gia Đẳng, mới được khai thác thành bãi tắm cho khách được vài năm. Biển Gia Đẳng nước xanh trong, sóng nhẹ. Các dịch vụ đơn giản cùng cuộc sống gắn bó với người dân làng chài lưới.
Đến đây, bạn có thể nghỉ trong các nhà nghỉ dân giã hay ngay tại nhà dân, ăn bữa cơm gia đình được chế biến từ hải sản tươi ngon đánh bắt mỗi sáng và đừng quên mua ít nước mắm ngon mang về làm quà.

Trạng Vĩnh Hoàng (Tổng hợp)

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.

nghia-trang-01

Đến Quảng Trị mà chưa lên Nghĩa Trang Trường Sơn coi như chưa đến mảnh đất này. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc.

nghia-trang-02

Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường  Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

nghia-trang03

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định cho nâng cấp, tôn tạo lại nghĩa trang  Trường Sơn bao gồm nhiều hạng mục: Cổng vào nghĩa trang  Trường Sơn, hệ thống đường và tường bao quanh, mô hình sở chỉ huy, biểu tượng của các địa phương, các cụm tượng, hệ thống thoát nước, điện nội bộ, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang và nhà khánh tiết, đài Tổ quốc ghi công…Đến nay tất cả các hạng mục của các công trình về cơ bản đã được hoàn tất.
nghia-trang-04

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.

Hiện nay, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn có 24 cán bộ, nhân viên thường xuyên chăm lo việc coi sóc, tu bổ và tiếp đón các gia đình liệt sỹ, các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm viếng.

https://www.youtube.com/watch?v=sQ-BJ5Gr47s&feature=youtu.be

Dốc Miếu – Quảng Trị, căn cứ điểm quan trọng

Di tích lịch sử Dốc Miếu. Nằm phía Đông Quốc lộ 1A, căn cứ quân sự Dốc Miếu thuộc xã Gio Phong- Gio Linh, cách Cầu Hiền Lương chừng 7 km về phía nam. Dốc Miếu là đồi đất bazan nằm trong vùng địa hình 3 con dốc chạy ngoằn ngoèo. Ngay từ năm 1947, để án ngữ Quốc lộ 1A, thực dân Pháp đã lập đồn đóng chốt quân sự ở đây gọi là đồn Ba Dốc. Địa lợi đến vậy, đến lượt người Mỹ, khi lập căn cứ quân sự chiếm đỉnh cao ở đây từng ”ngạo nghễ” tuyên bố: “Đây là pháo đài bất khả xâm phạm”.

doc-mieu-01Tượng đài tại cao điểm Dốc Miếu- những người con của đất mẹ đã chiến thắng “Hàng rào Điện tử McNaMaRa”

Để ngăn chặn mọi sự chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, địch bố trí trên phòng tuyến nhiều căn cứ quân sự mạnh nối từ bờ biển xã Gio Hải lên đến Bến Ngự, Dốc Sỏi, Dốc Miếu, Cồn Tiên, kéo qua căn cứ Bải Sơn, Động Tròn đến Tân Lâm, Đầu Mầu cùng phòng tuyến bảo vệ Đường 9 lên tận biên giới Việt- Lào.

Trên phòng tuyến đó, Mỹ ngụy xây dựng hệ thống hàng rào điện tử Mc Namara (mang tên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ), gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3 m, trên mặt hàng rào có cài mìn tự động, phía dưới hàng rào là bãi mìn dày đặc rộng hàng trăm mét. Ngoài ra, địch còn rải hệ thống “ cây nhiệt đới” là loại phương tiện thông tin nhạy bén nhằm phát hiện mọi xâm phạm trong phạm vi phòng tuyến. Ở các cứ điểm có hệ thống đèn pha cực mạnh để kiểm soát chống mọi sự xâm nhập vào ban đêm. Cùng với hệ thống “ mắt thần điện tử”, kiểm soát mọi chuyển động là đội ngũ binh lính “hồn ma biên giới”, bọn biệt kích được huấn luyện công phu, thiện nghệ thường xuyên len lỏi vào hành lang của ta để chống phá mọi hoạt động của du kích.

Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến Mc Namara. Ở đây địch xây dựng hệ thống hầm nhà vòm, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông và trận địa pháo mặt đất hướng bắn ra bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hổn hợp Mỹ – ngụy. Xung quanh căn cứ ngoài các hàng rào kẽm gai dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.
doc-mieu-02

Tuy là một căn cứ hiện đại, nhưng hàng rào điện tử đã dần dần bị vô hiệu hóa trước những mưu trí chiến lược của ta. Quân ta đã tấn công và lần lượt phá hủy từng đoạn, đưa lực lượng và vũ khí vào chiến trường. Lực lượng du kích ngày đêm khống chế không cho địch tự do hoạt động bằng cách vây ép bắn tỉa…Trong những ngày đầu năm 1972, quân và dân ta đồng loạt nổi dậy nổ súng vây chặt, bắn hàng trăm quả đạn DKD, A12 và bom phóng vào căn cứ. Sau ba ngày tấn công, đêm 31/3/1972, lực lượng địch buộc phải tháo chạy, bỏ lại đồn bốt, công sự cùng với hệ thống hàng rào điện tử hiện đại.

Ngày nay, địa danh dốc Miếu – Cồn Tiên lại trở thành tài sản quý, một di tích hấp dẫn du khách trong hành trình tour du lịch DMZ của Quảng Trị. Nơi đây, sừng sững trên đỉnh đồi cao là một tượng đài chiến thắng ghi công các chiến sĩ giao liên đã góp phần đập tan hệ thống pháo đài Dốc Miếu – Cồn Tiên. Dưới chân tượng đài chiến thắng là các đồi cây cao su nối dài tít tắp, minh chứng cho cuộc sống đang hồi sinh mạnh mẽ trên mảnh đất một thời bom lửa. Nhìn từ tượng đài chừng 7 km về phía Bắc là di tích đôi bờ Hiền Lương, một biểu tượng của khát vọng thống nhất non sông, khát vọng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.