Chuyên mục lưu trữ: Đặc Sản

Tổng hợp các đặc sản và món ăn nổi tiếng ở Quảng Trị

Thổ ngữ Quảng Trị

Nói về văn hóa dân gian Quảng Trị chúng ta không thể nhắc tới sự phong phú của Thổ ngữ nơi này. Sau đây mời bạn đọc cùng tìm hiểu một số Thổ ngữ thường dùng để hiểu biết thêm về cái hay, nét tinh túy trong phương ngữ Quảng Trị.

tho-ngu-quang-tri

A:
– Áng : Ước lượng , ước tính , đoán chừng (Tui áng chừng cái ni nặng khoảng 84 kí = Tôi đoán chừng cái này nặng khoảng 84 kg)
– Ả: Chỉ phụ nữ, dùng cho ngôi thứ 3.
– Ảng: Lu, chum, vại đựng nước.
– Ây: Ừ, à, ầy, ôi. Ây rứa à = À thế a = Ừ thế à!; ầy dèo = Ô chà (cảm thán!) = Ôi chao!; Ầy hèo! = Ừ hè (hèo)! = Thế à!
– Ấy: Làm. Ấy đi = làm đi. Ấy chưa = Làm (cái đó) chưa?.

B:
– Ba láp: Bá láp bá đế, nói lung tung, nói tầm bậy tầm bạ (Mi mới vô đây đừng nói ba láp nghe)
– Ba trợn, ba trạc (có thể nói gộp là ba trợn): Chỉ người có hành động và nói năng ngang ngược, thiếu văn hóa, thiếu suy nghĩ …)
– Bạc: Đồi cát
– Bạo = bão VD: Cơn bạo số 7 sắp tràn vô QT = cơn bão số 7 sắp tràn vào QT
– Bàu: Vùng đất ruộng thấp trủng thường bị ngập nước
– Bả: tát (bả cho nó một cái cho bỏ tật nói bậy = tát cho nó một cái cho bỏ tật nói bậy
– Bắp Mỏ: Chỉ cái miệng.
– Bấp= vấp VD: bấp cái đội lọi cái răng
– Bắt hôi = Bắt các con cá còn sót lại (gióng như đi mót lúa …)
– Béc: mở – béc mắt là thấy chán rồi = mở mắt là thấy chán rồi! – Mưa ham, đòi cho lắm, ăn không hết Béc mẹng dộng vô!
– Bén: Sắc (dao) dùng riêng, không dùng ghép như từ phổ thông phải là sắc bén. Bén hí: Sắc nghê!
– Béng: Bánh. Bánh trái, bánh xe.
– Bẹo: Béo = nhéo, hi hi,im lặng ko tau bẹo cho chừ
– Bi đan= bàn đạp (Bi đan xe già làng bị hư rồi)
– Bì Kê: Hộp quẹt, máy lửa (P)
– Bịn = Vịnh, cầm (Tiếng quê em từ này không có nghĩa là Bịnh cảm các bác à) VD : Bịnh vô cấy cột mà đi kẻo bổ mệ nờ
– Bòn: Vơ vét.
– Bọp = bóp VD: Bọp cái bánh xe coi còn hơi không VD: thằng cu tí (tên hồi nhỏ của chú Bờm) vừa bú vừa bọp bú mẹ nó tề
– Bọp bọp: Một loài họ Ngao, sống ở nước ngọt, màu đen, kích thước lớn đạt trên 7 cm bề ngang.
– Bót = vót, gọt bút chì (cái nghĩa ni khác bót bà ga à nghe) VD: Mi đi bót cái bút chì cho tau cái
– Bót bà ga ; Bà ga: Yên sau xe 2 bánh, giá trên nóc xe ôtô (P)
– Bổ: té, ngã – Bổ ngữa = té ngữa = Ngã ngữa.
– Bốn: Vụng; Bốn bây = Vụng về; bốn lắm = Vụng quá
– Bôồng = Bồng
– Bông: Hoa. Cái bông = (một) bông hoa; Bình Bông = Bình Hoa
– Bôông = bông , bông y tế
– Bôồng = bồng , bồng con
– Bơ = một loại từ đệm,có ý nghĩa tương đương với các từ”rồi”,chỉ một việc kế tiếp ->hắn đập em bơ em đập lại
– Bơ hớ= lanh chanh VD: O vi bớ hớ quá, chuyện của người khác mà O cũng đi thưa kiện
– Bợ: Bưng bê, đỡ.
– Bơng = bê bưng Chú Phúc mô rồi bơng dịa thịt gà lên nhậu cho rồi
– Bợng = Bửng ( miền nam )= Mảng , miếng ( miền Bắc )
– Bớp: Tát tai, vả vào mồm.
– Bụ: Vú. Nậy rồi còn rờ bụ mạ = Lớn rồi còn rờ vú mẹ.
– Bụ nghẹ = lọ nghẹ, than đen nơi nồi chảo VD: chơi bài quẹt bụ nghẹ
– Bui: Vui vẻ.
– Búi: Rối ren
– Bụm mẹng = bưng miệng VD: Chú Bờm bụm mẹng lại kẻo hôi mẹng quái
– Bun: Đầy, đầy ắp, đầy bun. Cơm thì đơm vừa lưng, mần chi mà bun dư cơm cúng!
– Bự: To, lớn. Bự tổ chảng = To đại chang = Quá to lớn.
– Bưa: Chán, ngán, đủ – ăn bưa chưa = Ăn no chưa, ăn ớn chưa, ăn đủ chưa.
– Bựa ni = hôm này VD: Bựa ni Vi mệt đừ
-Bựa diếp = mấy ngày trước đó VD: bựa diếp eng có gặp O vi đó
– Bươi = bới VD: Con gà bươi quào đất tìm ló = Con gà bới đất tìm lúa
– Bường = bình, thường chỉ bình nấu nước VD: có cái bường không cho O mượn nấu méng nác

C:
– Cà rem = kem – VD: ai cà rem không
– Cả đôống= cả đống – VD: Người giỏi như thằng nớ ngoài quê tau cả đôống
– Cả vạt= rất nhiều, ý nói quá nhiều – VD: Đồ nớ tau cả vạt (cả đống)
– Cại chắc: Cãi (cãi nhau, chối cãi)
– Cà mèn: Cặp lồng. (P)
– Cà Lơi = con chim sơn ca
– Cá tràu: Cá lóc, cá Quả
– Cái chi = cái gì, cái nào – VD: Mi nói cái chi rứa= Mi nói cái gì thế
– Cá Gáy: Cá Chép
– Cá trù: Cá tràu = cá lóc.
– Cây Sầu đâu = cây sầu đông , cây xoan
– Cáy = gáy VD: gà cáy canh 3 mạ thức con dậy học bài – Cáy: ghét trên cơ thể, đất và da lâu ngày không tắm. Eng Tuấn có cấy lưng cáy không là cáy
– Cấy : cái , đực cấy = đực cái , con cấy
– Căn bảy: căn giữa của nhà ba gian (dùng để thờ cúng).
– Cẵng: Chân (Xem thêm: chin). Lọi cẵng = Gãy chân.
– Cặm: Cắm. Cặm bông = Cắm hoa. (có khi, có nơi phát âm là gặm. Gặm bông = cắm hoa)
– Cắm = cắn (cắm lại = cắn lưỡi )
– Ceng: món canh , súp …
– Cẹng: Cánh. chim gãy cẹng = chim gãy cánh
– Chàn = giàn, cũng có thể dùng để chỉ chàn khói – VD chàn mướp= giàn mướp
– Chóc chóc: Lau chau. Thằng Mưa dỏ mờ cấy mẹng cứ chóc chóc.
– Chụi = dụi ( đừng chụi tay vô mắt = đừng dụi tay vô mắt )
– Con cấy: Con gái nhỏ đến chưa chồng nhưng dưới độ tuổi lỡ thì. TN: con cấy con cóc, con gái con đứa
– Cóc= con nhỏ nhỏ trong lip xe đạp, người nam gọi là con chó – VD: Xe bị trật cóc đạp không chạy
– Con dái = con nhái vd: đêm ni lên ái tử bắt dái hè
– Con ôốc = con ốc
– Con tít= con rít VD Hôm qua chú Bờm thò tay vô cái hang bị con tít cắn cho 1 phát
– Con bịp bịp = con bìm bịp – VD: thịt chim bịp bịp ăn vô là túi nớ khỏi ngủ luôn
– Con vè ve= con ve VD: ê đi trặc vè ve không
– Cọn: Cọng (cọn rau = Cọng rau) Cọn = cõng
– Côi: Trên – Ở côi tề: ở trên kia
– Chạc = sợi dây
– Chẹn = nhánh ( chẹn ló = nhánh lúa )
– Cổ = củ (cổ khoai lang = củ khoai lang )
-Cồn : Vùng đất nhô cao hơn so với xung quanh ( Cồn Tiên , đảo Cồn Cỏ …)
– Cơn : cây , cơn đèn = cây đèn ,cơn chuối = cây chuối
– Có Mang : chỉ người phụ nữ đang mang bầu ( bụng mang dạ chửa)
– Cột: Trụ, gốc. Cột điện = Cây trụ điện; cột cây = Gốc cây
– Côộc= cộc VD: bấp cái cộộc ngã cái uỵch
– Cột( động từ) : trói , buộc, siết chặt ( muốn ngủ lâu cột trâu cho trặt = muốn ngủ lâu buộc trâu cho chặt)
– Còm : còng. Lưng còm = lưng còng …cúi thấp lưng xuống.
– Coi : xem , nhìn. đi coi phim = đi xem phim ; mi coi chi rứa = mi nhìn gì vậy.
– Cợ: Cỡ
– Có chi mô nờ = có gì đâu nào
– Cổi = cởi VD: Chú Lợi cổi cùn dảy xuống rào tắm = Chú Lợi cởi quần nhảy xuống sông tắm
– Cợi = cưỡi VD: Cu Bo cợi lưng ngựa
– Cưa : Đi tán tỉnh , làm quen ( quan hệ trai gái )
– Cươi: Sân trước
– Chao: Rửa qua trên bề mặt nước. Đem bó rau heo ra chao sạch đất rồi cắt chơ đừng dác Long hí! Chao cẳng (vùng Vĩnh Linh)= Rửa (sơ qua) chân.
– Chắc: Nhau. Chắc chắn (phổ thông) = Chắc nụi khác In chắc = Giống nhau, ưa chắc hoặc ưng chắc = Yêu nhau
– Chầu: Chờ : chầu chực, chờ đợi; Chầu rìa: chờ chực một bên. Chà: ui chầu = ui chờ = Ôi chà!
– Chẹp: Chẹp bẹp = Nằm sát ván (đau chẹp bẹp = Ốm liệt giường)= bị đè đến mỏng dính; Chẹp mỏ: Cãi bị thua, nói bị người ta phản đối nên thua;
– Chẹ = chiếu VD: lấy chiếc chẹ ngoài hàng rào vô cho mạ
– Chin: Chân, cẳng. Chin bàn = chân bàn = cẳng bàn.
– Chỉn: Sợi chỉ, Chỉn chu = Chỉnh chu.
– Chi dữ rứa = sao nhiều thế VD: Mua bông hồng cho Vi chi dữ rứa
– Chun: Chui (Chui rúc, chui qua).
– Chự: Giữ. Chự dà = giữ nhà = trông coi nhà cửa
– Chực: Rình rập , chờ đợi , ( thằng ăn trộm đứng chực … = thằng ăm trộm đứng rình rập …) ăn chực = chờ đợi người khác dùng bữa là nhào vào ăn. ăn ké.
– Chắc : Cứng ( vững chắc) và còn nghĩa khác là ” chắc” khi đứng riêng biệt thì nó không có nghĩa , nhưng khi ghép với từ khác lại có nghĩa như : Đập chắc= đánh nhau ; đứng một chắc = đứng một mình
– Chấp : tỏ ý thách thức (tau chấp luôn cả hai thằng mi = Tao thách luôn cả hai thằng mày )
– Chành rành : ý nói người vô duyên ) (Thành ngữ QT: Chành rành chựa rựa)
– Cấu = cào VD: con mèo cấu mặt của Bo = con mèo cào mặt của Bo
– Cón: Lạnh cóng
– Cù: Rủ (Cù rủ). Muội với Bờm cù chắc đi chơi.
– Cụ = cậu VD: Con của O Vi sẽ kêu eng Nguyen bằng cậu hay dượng hè ??
– Cù két: Tọc lét, cù kít.
– Cùn: Quần.  O Vi mặc cùn lòi tún!
– Cùn = thiếu sắc bén ( Rựa cùn = rựa không sắc ; lý sự cùn = lý sự thiếu sắc bén)
– Cựa: Cửa. Cựa đường = Cổng ngõ
– Cúi: Trốt cúi = đầu gối, Cái cúi = Cái (đầu) gối.
– Cơn: Cây – Cơn chanh = Cây chanh
– Chà bong= dăm bông (miền nam), ruốc (miền bắc) – VD: ăn cơm với chà bong
– Chạn: Chạn Bếp: Kệ, giá treo trên ông đầu râu để đựng củi sấy, thức ăn, đồ màu
– Chành rành, chèng rèng= lanh chanh, việc không ai nhờ cũng làm VD: O Vi nớ chành rành lắm, không ai mượn hết cũng xong vô mần
– Chạp: Làm cỏ mộ (tảo thanh) – Giỗ chạp: cúng Ông Bà
– Chũi = chổi VD: Cu Bo mô rồi cầm cấy chũi ra xuốc cươi coi
– Chụm = đun, nấu VD: Thằng Mưa chụm cấy nồi rau heo cho mạ tề
– Chợn: Giỡn. Ví dụ: chợn chó chó lờn mặt
– Chờng = Giường ( Chú Bờm mần o Hà sập chờng )
– Chộ: Thấy, nằm mơ. (bựa qua nằm chộ = Hôm qua nằm mơ; Eng Tâm đi với mèo bị vợ chộ =  )
– Chổ: Nhổ  Chổ nác méng = Nhổ nước bọt
– Chọ: có nghĩa đống – một đống, một khoảng, một số (ít). Đau bụng, Toa lét khôn vô, thằng Bo ra góc vườn mần y một chọ!!!!
– Chúc mồng = con chim chào mào
– Chụp = bắt,tóm lấy,vồ lấy, cầm lấy (chụp cái thằng nớ lại = bắt cái thằng kia lại ; thằng nớ chụp bụ o tê …)
– Cực chảng đãn : sự vất vả, mệt nhọc
– Côống : cống (côống thoát nước = cống thoát nước)
– Chôồn= chồng, xếp – VD: Chồồng cái ghế lên cái bàn, chôồng chén dịa…
– Chạng vạng = chập tối VD: Mưa Ham chơi quái, ngày mô cũng chạng vạng mới về, ba mi biết thì chết
– Chạng ạng = to bè, khá to, rất to
– Chặng: Một đoạn, một khúc . Eng Tuấn ngó to con rứa mờ cấy nớ O khám được có chặng chơ mấy!
– Chảng hảng ( đứng chàng hảng , nằm chảng hảng, ngồi chảng hảng ): Thế đứng , ngồi hoặc nằm giang rộng, giạng háng (banh rộng , mở rộng) hai chân. VD : O Vi con cấy mà nằm chàng hảng thiệt vô duyên = O Vi con gái nằm dạng háng thật vô duyên )
– Cù = rũ rê , lôi kéo ( Thằng Bo nó cù o Vi đi chơi rồi = Thằng Bo nó rũ o Vi đi chơi rồi)

D: Vần D hay được dùng thay thế âm NH: Dư – Như ; Dà = Nhà ; Dớp = Nhớp…….

– Eng Tuấn dớp dệ xợ
– Dái : con nhái – VD: đêm ni lên ái tử bắt dái hè
– Dệ: Dễ.
– Den = mồi lửa, thổi lửa, chụm lửa – VD: O Vi den nồi cơm răng mà nó khét hết hè.
– Dệ ngai, dễ ngai=coi thường – VD: đừng có dệ ngai cấy thằng dỏ đó, ngó do dỏ rứa chứ cái mỏ hắn dài…một tấc
– Dên= thồi, thường cho lúa chảy từ thúng xuống nôống rồi gió thổi hạt lép bay đi (từ ni phải 20 điểm đó) – VD: trời gió to ra dên lúa
– Dịa: Cái đĩa; Cách phát âm khác là địa. Ngốc mập rứa mà bựa mô cũng ăn cả dịa cơm bun!
– Dị = mắc cở, thẹn thùng – VD: Chú Bờm cứ dòm O chăm chăm O dị òm
– Dói= chưởi, kêu, la (từ ni lấy ít nhất cũng 20 điểm O hi) – VD: hôm qua Thắng đập thằng Bo mạ thằng Bo tới dói
– Dòm, dìn: Nhìn
– Dôi : dư ra , thừa ra , phát sinh thêm (Khối lượng thực tế dôi ra so với dự toán ban đầu = khối lượng thực tế thừa ra (phát sinh) thêm so với dự toán ban đầu )
– Dọi : đi theo – VD: tau mắc đi làm, đừng có chạy dọi
– Dú: Thu, dấu, Dú chuối: Ủ chuối cho chín.
– Dít : kì, kì lưng ; Cu Bo mỗi khi tắm xối xối là xong chớ có dít đất côi thân hình mô = Cu Bo mỗi khi tắm dội dội là xong chứ có kì đất trên thân mình đâu.
– Dắn = nhắn – VD : Dắn tin cho eng Tuấn = nhắn tin cho anh Tuấn
– Dãy đực = Con heo nái khi thời kì động đực
– Diều : nhiều , diều tiên= nhiều tiền
– Dỏ dỏ: nho nhỏ – VD: Cu Bo dỏ dỏ rứa mà chuyện chi cũng rành
– Dư ri = như thế này
– Dư rứa = Như thế kia – VD: phải làm dư ri này=phải làm như thế này
– Dư thiệt = như thật – VD: chú bờm nói dư thiệt nờ, có ma mô nó yêu chú = Chú bờm nói như thật, không có ma mô yêu chú
– Du = dâu – VD: con du của già làng khéo ăn khéo nói ghê
– Dúm củi, dúm bếp= mồi lửa VD: Vô dúm cái bếp cho mạ cái
– Doọc = mệt – VD: sao mà dọoc cái thai quái= sao mệt cái thai quá
– Dà = Nhà – VD: cái dà đó to thiệt= cái nhà đó tô thật
– Dôông = chồng – VD Hai cấy dôông đập chắc trước cươi (ví dụ rất kinh điển)
– Dường dịn = nhường nhịn – VD: Một điều dịn chín điều lèng
– Dịn = nhịn, cũng có ý hường nhịn – VD: Sáng ni dịn đói đi học
– Dãy mã, dẫy mã = chạp mộ, sửa sang lại mồ mã – VD: năm rồi Thắng về quê dãy mã

Đ:
-Đao: Con Dao
-Đạ: Đã. Đạ ngá = Đã ngứa.
-Đạ chận: đã giận ( chận là giận) VD : táng một bớp tai cho đạ chận = táng một bớp tai cho đã giận
-Đá giò lái= đá quay một vòng ra sau làm đối phương bất ngờ, cũng có thể chỉ sự thất bại bất ngờ trong tình yêu – VD: thằng nớ bị đá giò lái rồi
-Đái: Dái , tinh hoàn ( thắt đái = Hai hòn dái bị tụt vào trong ) VD: O Vi đá làm chú Lợi bị thắt đái = o Vi đá làm chú Lợi bị thắt dái)
-Đại chẳng = to lớn
-Đai = dai ( đai dư thịt trâu tra = dai như thịt trâu già)
-Đám= dám, tỏ ý thách thức – VD: Mi đám đụng vô cái móng chân tau không?
– Đéng = điếng ( Chú Bờm cắm o Hà một méng ở háng đau đéng= Chú Bờm cắn o Hà một miếng ở háng đau điếng )
– Đéng(danh từ) = Ráy tai
– Đập: Đánh. vd : Đập chắc = đánh nhau
– Đìa = ao , hồ
– Địu = dây dun VD: mấy chạc địu mắc chắc khở khôông ra = mấy sợi dun mắc nhau gở không ra
– Đam = con cua đồng
– Đàng: Đường. Con đàng xưa em đi. Đàng quan: Đường lớn
– Đặt trẹt= ngày đầu tiên cho heo con ăn  – VD: heo con nó sắp lớn rồi đặt trẹt chưa O
– Đấy = đái (o Vi nậy rồi còn đấy trấm = Cô Vi lớn rồi còn đái dầm )
– Đị: Đõm, Đĩ. Làm đị = Làm đỏm = Làm bộ = Làm dáng = Làm Đõm = làm Đĩ : Chỉ sự se sua trang điểm ăn diện của chị em khác làm! = đi làm: Bán Trôn nuôi miệng
-Đọ: Đó. Đọ tề = Đó kìa.
-Đi mánh = đi buôn lậu
– Đi Sim = Trai gái đi tỏ tình ( dân tộc Vân Kiều )
– Đi bỏ trầu = Dạm hỏi trước khi cưới
– Độ cợ : ước đoán kích cỡ (o Vi cao độ cợ 1,6 m = 0 vi cao khoảng 1,6 m)
– Đọa: Mệt – VD: Mỗi lần thằng Bo vô cho có một từ mần eng cập dật bắt mệt!
– Đòn triêng : Đòn gánh
– Đôi: Ném,
– Đột: Cái lu (sành sứ)
– Đớp= ăn – VD: ê, mi đớp chưa=ê, mi ăn chưa
– Đờn = Đàn (đánh đờn = đánh đàn)
– Đúc tạc= giống nhau như in – VD: Thằng con hàng xóm răng mà giống chú Bờm đúc tạc rứa hèo
– Đốn: Chặt, đống. Lấy rạ đốn cơn tre = Lấy rựa chặt cây tre; Rác đỏ cả đốn = Rác đổ cả đống.
– Đợt: Long nhong (ý vô bổ). Bé Mèo mới đi đợt về độ, cái đồ…! Việc dà thì khôn chịu mần!
– Đợ: Đỡ. Đi xe đạp cho đợ tốn xăng! Ở đợ: Giúp việc, đầy tớ. TN: Bán vợ đợ con
– Đỡ: Mắc cỡ, xấu hổ.
– Đọi: cái tô (Thành ngữ QT: Lời nói đọi máu)
– Địa: Cái đĩa.
– Đụa = đũa, đôi đũa gắp đồ ăn – VD: Eng Tuấn ăn theo kiểu tây chừ cầm đụa không được mà gắp đồ ăn.
– Đụi (có vùng, có khi đọc là ụi): Húc
– Đụn = đống ( đụn rơm = đống rơm ). Eng Tuấn đi ra ngoài hè ẻ cả đụn ui chao là gớm!!!!
– Để đèng = để dành – VD: chừ ăn một méng béng thôi để đèng ngày mai ăn = giờ ăn một miếng bánh thôi để dành ngày mai ăn
– Đệc = khờ
– Đéng -> ráy tai -> đéng trít lỗ tai rồi tề.coi mà khươi ra
– Đợng = đựng – VD: lấy cái rổ đợng bó rau = lấy cái rổ đựng bó rau
– Đôông đôông : nóc nhà
– Đùi cui = dùi cui – VD: Mưa cứ khóc hoài bị ba lấy cấy đùi cui khỏ một cấy
– Đi đồng = đi ỉa, hay chỉ người đi ỉa ngoài hè, ngoài lòi, ngoài đồng – VD: Hôm nay con nó đi đồng chưa+ hôm nay con nó đi cầu (ỉa) chưa
– Đưới = dưới (lên côi rừng ,xuống đưới biển = lên trên rừng , xuống dưới biển )
– Được nời = làm tới VD: Chìu chú Lợn quái nên chú được nời = Chiều chú Lợn quá nên chú làm tới

E:
-Eng: Anh , Eng tam = anh em
– Ẻ: Đại tiện
– Ếc : ếch VD: Túi qua Thanh Nhiên đi câu 1 oi ếc

G:
– Gác đờ bu: Chắn bùn xe (P)
– Gác đờ sên: Chắn xích, hộp xích xe (P)
– Gáy: Trạng, nói trạng. O Vi biết chi về DTT mà bày đặt gáy!
– Gặm: Cắm. Gặm cơn = trồng cây (tương đương/xem thêm: cặm)
– Gân: Liều, gắng, cố
– Ghi đông = tay lái xe dạp – VD: Ghi đông bị quẹo rồi
– Gáo = Dụng cụ có cán cầm để múc nước ( Bà con kiểm tra các nơi khác có dùng từ này không ?)
– Guậy: Phá (Xem thêm Quấy)
– Giặc = Giật ( Giặc dây thì động rừng = giật dây thì động tới rừng )
– Giò: Chân, cẵng, cẵng chân. Què giò = què cẵng = què chân
– Gò: Tán gái
– Gớm, gớm guốc: Bẩn, Dơ bẩn (tương đương/xem thêm tởm)
– Gác – Măng – rê: Cái tủ bếp (P)
– Gác đờ co = người cận vệ ( Từ Pháp hóa )

H:
– Hà= thường nói để trẻ nhỏ hả miệng khi cho ăn – VD: hà nè con= hả miệng đi con
– Hè: Khoảng đất ngoài nhà, sát vách
– Hôi xoong = mùi hôi của nước tiểu VD: Mưa nậy rồi mà còn đấy trấm hôi xoong quá
– Họt: Học tập, học hỏi.
– Họoc dọi= làm theo, copy lại ý của ai đó…(dọi có rồi nhưng dọi này nghĩa khác à nghe) – VD: O Vi họọc dọi chú Bờm làm từ điển.
– Họn : Họng (viêm họn = viêm họng)
– Hôn = Hông Bồn em trẹo hôn = Bồng em vẹo hông
– Hộn = hỗn – VD: Thằng Mưa dỏ mà nói hộn ghê ta ơi
– Hun = Hôn ( chú Bờm hun o Hà = chú Bờm hôn o Hà )
– Hèo: (nhẹ hơn) hử, hở, răng ngu rứa hèo = sao ngu thế hử

I:
– Ì: Ừ. Ì đọ: Ừ đó
– In: Giống – In chắc = Giống nhau.
– Inh: Ồn.
– “Im” ->bóng dim ->đi vô trông im mà đứng

K:
– Khoai xẫm= khoai bị nước ngâm nước mưa hay bị ngập lụt – VD: Thằng mô ăn khoai xẫm mà địt hôi thế
– Khu: Mông, Khu=mông Cái khu O nớ sệ rứa chắc mắn con lắm. – Khu: đít. TN: Cong khu = Cực lực, hết sức (Cong đít lên mà làm!)
– Khun = khôn VD: chú Lợi nậy rứa chứ chưa chắc khun hơn thằng Mưa mô nờ = chú Lợi lớn vậy chứ chưa chắc khôn hơn thằng Mưa đâu à .
– Khớn: chừa, khiếp, Xem xêm (Tương đương): Tởn – VD chú Bờm dại 1 lần rồi mà vẫn chưa khớn
– Kí: Cái – Kí lô – Ki lô (trọng lượng), Kí ni nì = cái này này. (Có vùng phát âm: Kị ni = cái này)
– Kị: Giỗ (Ông Bà). Hôm ni kị Mệ = Hôm nay giỗ Bà.
– Kiết=kiết mọt, keo kiệt, tận cùng – VD: thằng nớ hênh hoang rứa chơ nghèo kiết xác
– Khui= mở – VD: khui cái chai bia=mở cái chai bia
– Khở = gở – VD : Bờm ngồi buồn khở cứt mụi = Bờm ngồi buồn gở cứt mũi
– Khéo, chảu = đẹp ( con nớ coi cũng khéo đó = cô đó nhìn cũng đẹp đó )
– Khải = gải – VD: Eng Nguyen ngồi khải ghẻ ngá = anh Nguyen ngồi gải ghẻ ngứa
– Khươi-> lấy ra -> khuơi cái nút chai tui với
– Khôông: không , khôông biết = không biêt
– Khôông ai đáy= không ai dạy – VD: đổ ba trợn con không ai đáy
– Khoóc = khóc ( 0 Hà khoóc hết nước mắt vì Bờm = 0 Hà khóc hết nước mắt vì Bờm)

L:
– Lả: Lửa
– Lã: Nước lã = nác lã = nước lạnh (chưa đun sôi)
– Lái: Lưới (dùng đánh bắt cá)
– Láng = trơn , nhẵn , phẳng, (láng xậy = bóng loáng)
– Lại: Cái lưỡi – Lọi lại = gãy lưỡi. O Vi nói diều mà chưa bị lọi lại!
– Lạt = nhạt (tình cảm chi mà lạt dư nước Ôốc = tình cảm gì mà nhạt như nước ốc )
– Lạt lẽo = lạnh nhạt , thờ ơ ( Lúc ni o Vi đối xử với tui lạt lẽo quái = Lúc này o Vi đối xử với tui lạnh nhạt quá)
– Lắng: Lạnh , nguội (Con không ăn cơm đi cả lắng mất = Con không ăn cơm đi kẻo nguội mất )
– Lay cay: (gây) phiền hà, (ưa) rắc rối, (thích) phức tạp
– Lậy: Lấy
– Ló: Lúa
– Lộ: lỗ ,lời lộ = lời lỗ
– Lô cốt = công sự dùng trong chiến đấu phòng ngự
– Lò xô = bếp dầu thường để nấu nướng VD: Có cái lò xô không cho mượn về nấu cơm bựa ni hết củi rồi
– Lon ghi gô (lon gui gô): Lon bằng nhôm, màu trắng, của quân đội ngày xưa dùng đựng cơm, lương khô. (P)
– Loi: Đấm, thụi
– Lòi : Dư, thừa , lồi , lộ ra , phơi bày ra , đưa ra , hở hang … VD : O vi mặc quần để lòi lộ tún ; con rắn rắn lòi đầu ra khỏi hang ; dấu đầu lòi đuôi = dấu đầu hở đuôi.
– Lọi: Gãy. Lọi giò = gãy chân.
– Lâm: Lầm, sa lầy, sa đà.
– Lẹo: Bị nhọt ở mi mắt Nghiã khác (từ lóng) là giao hợp
– Lèng: Lành. Áo quần lèng lặn = Áo quần lành lặn = ăn mặc chỉnh chu.
– Leng pheng= Lén phén = xớ rớ lại gần. O Vi leng pheng với chú Phúc có ngày ăn H2SO4 đậm đặc.
-Lơng xơng: Lơm xơm; ko biết rõ,chắc là ko có việc gì làm,cứ đi tàm bậy tàm bạ… Thằng Ku Bo nó chạy lơng xơng một chút nữa là nó trợt chin bổ lăn quay = Thằn Ku Bo nó chạy loanh quanh vòng vòng một tí xíu nữa là sẩy chân té lăn quay
– Lợ: Lỡ – Đao Lợ: Dao Lỡ = Dao cau (Huế) – Loại dao dài, bản lớn; Lợ thời = lỡ thời, lỡ làng.
– Lờ: Đồ vật dùng bắt cá, Bộ phận sinh dục nữ
– Lồông: Lồng, vùng (động từ) Lồn lên = lồng lên = Vùng lên. Lồn ! dệ xợ = Lồng lên (mãnh liệt) dữ dội! -Lộ: Lỗ, cái lỗ. Buôn ri lộ rồi, cua chui vô lộ.
– Loọc = Luộc ( loọc rau = luộc rau)
– Lộ nghẹ: Mồ hóng bám quanh xong nồi
– Lộ khu = lỗ đít VD: lộ khu eng Nguyen toàn là sẹo = lỗ đít anh Tuấntoàn thẹo
– Lảm nhảm: Nói nhiều, nói đi nói lại một chuyện.
– Lúi húi. mần chi mà lúi húi đưới bếp rứa. Lúi húi nớ nghĩa là cặm cụi làm chi đó Bo.
– Lưa = còn – VD : Vi ăn méng béng ni nếu lưa thì eng Tuấn ăn = Vi ăn miếng bánh này nếu còn thì anh Tuấn ăn
– Lủng: Thủng. Quần bị lủng 1 lộ đại chang nơi mông
– Luynh = Dầu Nhớt (nhờn) bôi trơn động cơ
– Liệng= ném, quăng – VD: cái đồ dỡ hơi đó liệng quách cho rồi
– Leng queng : loanh quanh

M:
– Ma leng: Ma lanh, ranh mương. Cu Long ma lanh lắm!
– Mạ: Mẹ
– May ơ= đùm, hai cái trục trước và sau của xe đạp nơi gắn tăm vô đó
– Mần: Làm
– Mần lẫy= giận hờn, làm cái chi đó không vừa và cắt ngang giữa chừng không làm nữa – VD: O Vi mần lẫy không ăn cơm tề
– Mắc = bận – VD: O Vi mấy ngày ni mắc việc quái bơ chú Bờm nối thơ một chắc
– Mi : Mày
– Miềng: mình (chỉ người đang nói) – Bé Oanh còn dỏ mờ đám nói: Miềng biết yêu rồi!!!
– Mụ: bà già, Chỉ phụ nữ đã có chồng: con mụ ni, mụ nớ. Mụ = Mệ Bà cô Nội, Mệ Bà cô ngoại. Thưa mụ mà về đi con!
– Mự = mợ – VD : Mự là vợ của cụ = Mợ là vợ của cậu
– Mụi: Mũi – Cái mặt của chú Bờm không chổ mô dòm ra vẻ hết, mui sứt, mẹng rộng chạc oạc, mụi trẹt, néc lông cả bợng. Rứa mà Vi ưng bất đoạ!
– Mụt = Chỉ khối u trên cơ thể ; mầm cây mới đâm chồi.. ( mụt nhọt ; mụt măng)
– Mun=tro – VD: xúc mun đổ hầm cầu
– Mẹng: Miệng VD: cấy mẹng chú Bờm to in cấy trạc
– Mệ= bà – VD: mệ nội=bà nội
– Mo = Cái gàu múc nước
– Mỏ: Miệng – VD: Mỏ con nớ dài hai phân
– Mỏ ác = một vị trí trên chỏm đầu con người ( huyệt Bá hội )
– Màng tang = Thái dương ( một vị trí trên cơ thể con người )
– Mợ = mỡ bôi xe hay mỡ ăn – VD: Cho xin chút mợ bôi xe
– Mô: đâu – VD: đi mô cho tau đi với
– Mọoc: Mọc. Mọt cơn = Mọc cây
– Mơi=mai – VD: Ngày mơi đi chơi nghe
– Mót = lượn lặt những cái gì còn sót lại ( mót lúa , mót đậu …)
– mốt= kia – VD: Ngày mốt đám cưới eng
– Một phân hai sãi=Một vừa hai phải (TN)
– Mắt trọ trọ = Mắt mở to , trố , nhìn mà không chớp mắt…
– Mẹc: Mặc, ăn mặc; Nghĩa khác (do cách phát âm) là cái trẹt -xem thêm cái trẹt.
– Méc = mách ( đem kể lại một chuyện gì đó cho người khác ) – VD : Mi là thằng ăn trộm , tau về méc mạ tau .
– Mẹt: chỉ con gái, phụ nữ: thị mẹt).
– Méng: Miếng. O Vi ăn chi ngon rứa, cho xin méng!
– Mói: Muối VD: Mói mặn dệ sợ = muối nặn dể sợ
– Mồng trót: cái phao câu của loài long vũ (gà, vịt)
– Mồng đóc: Âm vật (Một vật nhỏ nằm ở bộ phận sinh dục phụ nữ)
– Mén: Nhỏ – VD: Thằng Mưa mén mén mà ranh mương = thằng Mưa nhỏ nhỏ mà ranh mương
– Mẹng: Miệng
– Mẽng trèng , mẽng chai = mãnh vỡ của gạch ngói , chai lọ thủy tinh …
– Mò : Sờ soạng , sờ mó – Mò: Đi mò mò = đi không ai thấy = đi mà ít thấy. Đang ngồi dậu thấy Tuấn mò tới! – Từ điển ni răng không ai mò vô hè?!
– Mui: môi (Mui méng = mui miếng = môi méng = Môi). Vi ăn chùng dính đầy mui mén mà cại!
– Mửa= ói, nôn – VD: Chú bờm mới uống có 2 chai mà mửa tùm lum
– Moóc = Móc ( moi moóc = moi moóc ( hay để ý đến chuyện riêng tư của người khác )
– Mược= mặc, từ ni mà chưa có thiệt vô lý hết sức – VD: Chú Phúc không chịu mược cùn thì cho chú ở lỗ

N:
– Náng : nướng, nước thịt – VD: Hôm qua O náng một con tôm hùm thiệt là to
– Năng = Căng (Khi xưa C moọc trước răng , bây chừ răng rụng C vẫn năng dư đờn – Hò Quảng Trị
– Nạo: Làm nạo = Làm đại = Làm cho rồi – Khác Nạo vét!
– Nạm: nắm ( của chú Phúc to thiệt , o Hà cầm một nặm không hết = của chú Phúc to thiệt , o Hà cầm một nắm không hết)
– Nằm trấp = nằm úp mặt
– Nằm ngả = nằm ngữa mặt
– Nằm Nơi = Phụ nữ đang nghĩ ngơi sau khi sinh đẻ
– năm ngoái = năm vừa rồi – VD: Năm vừa rồi QT ít thành viên hơn năm ni
– Ngợ = ngượng – VD: Tình cờ gặp người yêu củ, O ngợ kinh khủng
– Nậy: Lớn. Thằng Mưa mới đó mà chừ nậy ghê hè!
– Nần bà : đàn bà , phụ nữ
– Ngá: Ngứa. Thấy TQT mấy bựa ni bị hack mà ngá gan!
– Ngáng = chặn ngang , chắn lại.. ( đưa chinh ngáng mần thằng nớ bổ trấp =đưa chân chặn lại làm thằng kia té sấp )
– Ngó: Thấy, nhìn thấy, nhìn.
– Ngọ, cựa ngọ = Ngõ, cửa ngõ – VD: Dà em có hoa vàng trước ngọ
– Ngót: Hết, Hết sạch, hết cỡ.
– Nhỡi: Chơi. Đi nhỡi = đi chơi.
– Nác: Nước. Uống méng nác = Uống miếng nước. Nác lã = nước chưa đun sôi.
– Nè: Cành của cây tre (Chỉ các cành lá sau khi róc khỏi thân cây tre)
– Neng: Răng (cái răng)
– Néc: Nách – Vi hôi néc lắm, đừng lại gần.
– Ngái: Xa (xa xôi, cách trở).
– Ngạ = Hết ( Khi đứng riêng không có nghĩa , khi kết hợp các từ khác nghĩa là HẾT. VD : Chừng đó là ăn không ngạ rồi = chừng đó là ăn không hết rồi )
– Ngoảy: Quay, ngoái, ngoảnh. Ngoảy đi: Quay đi; Ngoảy lại: Ngoái lại = Ngoảnh lại.
– Ngoẻn: ăn (Tả ý ăn nhanh chóng). Địa Gà bự rứa mà eng Nguyen ngoẻn xí bơ hết
– Ngủ cục: Ngủ gục
– Nì, Ni: Này
– Nỏ: Không. Nỏ biết = Không biết
– Nôống= cái nia lớn, cái ni hình như chỉ có Quảng trị – VD: lấy cái nô ống dên lúa
– Nơm= chơm – VD: Cái nơm= cái chơm
– Nớ : đó , cấy nớ = cái đó
– Nót: nuốt
– Nói láo = nói sai sự thật , nói dối
– Nói ba láp ba đế = nói năng thô thiển thiếu suy nghĩ
– Nói cà lăm = nói lắp , nói lặp
Nói Trạng = nói phóng đại , tự đề cao mình
– Nước méng = Nước miếng , nước bọt
– Nốp: Nốp rọt = Nóng ruột (có vùng đọc là nốt rọt)
– Nốt: Dân vạn đò
– Nờ: Nào (từ đệm) Có chi mô nờ = có gì đâu nào.
– Núp: Trốn. Tè núp (tè núp tích bắn): Trò chơi Đánh trận giả của trẻ con.
– Núm = cầm một vật gì đó – Ví dụ: Chú Bờm đi mô cũng núm cấy lưng cùn kẻo sợ bị tuột = Chú Bờm đi đâu cũng cầm cái lưng quần kẻo sợ bị tuột.
– Nứng: Hiện tượng cương cứng của dương vật , âm vật
– Nôốc = Chỉ những người dân sống trên vạn đò
– Nhớp = bẩn, dơ
– Nẹt: Đuổi, rượt – VD: mần chi mà như bị ma nẹt rứa ??
– Nọ: Không. ” Nọ biết nơi tề”
– Nút lại: hôn nhau ( dùng lưỡi)
-Nghị = Suy nghĩ ( nghị mãi không ra = suy nghĩ mãi không ra )
– Nóng hủi=nóng quá – VD: O nớ không biết phải sốt không mà nóng hủi

O:
– Oi = giỏ đựng cá – VD: Cho eng mượm cái oi đi nơm cá
– Ồ ngai: Gai con mắt
– Ôn: Ông, Nhớ lại (phổ thông)
– Ỏm: ồn ào, ỏm tỏi: Ồn ào quá (ý coi thường, khinh)
– Ồ ngai: Gai mắt (sự việc chướng tai gai mắt)
– Òm: từ này phải đi theo 1 từ nữa mới có nghĩa tăng lên nghĩa của từ trước nó, như thúi òm, dê òm… (chú Thắng nớ dê òm)
– Thúi òm = quá hôi. Đứa mô ăn khoai xẫm mà địt thúi òm
– Ốc dộc: Hổ thẹn! Tệ quá đi, mắc cỡ quá đi
– O = cô, dì – VD: O vi=cô Vi
– Ôông = ông VD Ôông nớ bơ hớ ghê , đái giửa đàng
– Ơn say = từ ni khó giả thích lắm, vì chỉ có người QT mới nói – VD:Mới mấy năm mà nó lớn dữ vậy hà, ơn say chưa, nếu không gặp nhau ngoài đường không nhận ra
– Ót = Gáy (Vị trí nằm phía sau tiếp giáp đầu và cổ )
– Ở lổ = Không mặt quần áo , khỏa thân ( Bắt gặp chú Bờm với o Hà ở lổ )
– Ôống troóng = cuống họng

P
– Phét: Nói láo, nói trạng. Nói phét tấu: Nói Khoác lác
– Phét mơ tuya: Dây khoá kéo (P)
– Phỉnh = lừa, nói dối VD: Thằng nớ bị phỉnh (lừa) mà không biết
– Phạng giường = Làm sạch cỏ bờ của ruộng lúa – VD: Hôm ni rẻng không đi phạng giường cho cậu cái
– Phuốc tăng = cổ xe đạp

Q:
– Quớ: Hoảng. Lúa quớ = Loạng quạng
– Quệ = mệt, nhừ tử, mỏi – VD: Khi túi eng Nguyen bị vợ bắt trả bài chừ quệ 2 cái cẳng luôn.  Hồi đêm anh Tuấn bị vợ bắt trả bài giờ mệt hai cái chân luôn.
– Quẹp: (tính từ) thua thiệt, Quẹp mỏ = Trít mồm, ăn hết quẹp mỏ! (câu hỏi tu từ) = ăn hết thì lấy gì mà ăn?
– Quẹt: Dễ dàng (ý khinh thường – đồ quẹt nớ tau làm xí xong)
– Quái: Lạ, quá, kỳ. Quái ghê = Lạ ghê = Lạ nhỉ; Lỳ quái = Lỳ quá; Quái lạ = Kỳ lạ; lạ quái = Lạ quá.
– Quấy: Phá, khuấy, guậy, quậy. Đừng quấy = Đừng phá khuấy, đừng khuấy, đừng guậy= Đừng quậy phá.
– Quào = một động từ cào, cấu
– Quáng ca = quáng gà ( người bị bệnh về mắt )
– Quén = vén ( chú Lợi ngủ dậy không quén mùng = chú Lợi ngủ dậy không vén mùng )

 R:
– Rập: Đạp mái.
– Rặt rặt = Con chim sẻ
– Răng: Sao – Vì răng? = Tại sao?
– Rọ= cái lồng xúc heo – VD: lấy cấy rọ xúc heo trên chàn bếp
– Rế = con dế mèn
– Rọt: Bụng, lòng dạ
– Rọn: Ruộng, Rọn ló = Ruộng lúa (Nói rọn thôi là đủ nghĩa ruộng lúa – Người QT chỉ gọi duy nhất nơi trồng lúa là ruộng)
– Rún: Lỗ rốn, lỗ tún, Eng Tâm cấy rọt thì to, rún tòi cả thước rứa mà còn dậu!
– Rạ: Rựa, gốc của cây lúa. Cơn rạ = cây rựa (Cây như cây mác nhưng cỏ mũi khoằm mỏ két)
– Rứa: Thế – Rứa à = Thế à.
– Reng: Ồn ào không đáng có (bựa qua nhậu xí mà mụ vợ reng ỏm y!) Reng: Vùng Long Hưng = Răng
– Rím: Giấu kỹ (Thành ngữ QT: Rím rím mà rịm ra troi nghĩa là: Im lặng vậy mà trung tiện là ra giòi)
– Xối = dội
– Rớ = Cất vó ( một hình thức đánh bắt cá )
– Rào : Con sông nhỏ , con suối
– Rẽng : rãnh rổi. – VD: Rẽng quá nọ bít mần chi nơi
– Rêng = rên rỉ – VD: Khi túi O nghe eng Tuấn rêng dữ dằn (Hồi đêm Vi nghe anh Tuấn rên rỉ kinh khủng)
– Rờ=sờ – VD: ê rờ xem cái bánh xe tau có xẹp không= sờ xem cái bánh xe coi có xẹp (hết hơi) không
– Rú = Rừng cây thấp ở đồng bằng

S:
– Sạc rê= vắt chỉ, vắt sổ – VD: đem áo quần (mới cắt) đi sạc rê
– Sập: Cái Sập – rương lớn dùng để đựng (Lương thực dự trữ, vật dụng..) Phía trên nằm ngủ.
– Sẩy cỏ (có người gọi trẩy cỏ): Tảo mộ
– Sáng trợt = khoảng thời gian từ 7 giờ – 8g30 sáng ( ngủ chi mà sáng trợt mới dậy = ngủ dậy muộn )
– Săng = gỗ ( lẻ săng = khúc gỗ )
– Séc= tò ý thách thức với những việc khó làm – VD: tau séc mi đó có dám tán O Vi không?
– Sèm: Thèm. Thấy mà sèm = Thấy mà thèm
– Sẹo: Thẹo. Mặt tui mụn diều nên cả sẹo y!
– Sốn: Sống. ”Sốn trong đời sốn, cần có một tấm lòng!”
– Sớn xác: Lanh chanh lập cập bất cẩn -> cái tội sớn xác ko chịu bỏ
– Su: Sâu (chỉ độ sâu).
– Sói : hói ( sói trôốc = hói đầu)
– Sương= gánh – VD: đi sương cho mạ đôi nước

T:
– Tắn = rắn – VD: con tắn= con rán
– Tấy = con rái cá ( thú mỏ vịt )
– Trấy: trái – VD: Trấu dâu ni chua dệ sợ = trái dâu này chua kinh khủng
– Tầm vất tầm vơ : tam vất tứ vơ
– Tau, tui : tao , tôi , mình…
– Táp: Đớp, cắn, ăn (Thường dùng cho súc vật) Bị chó táp = bị chó đớp = bị chó cắn.
– Thần đân: (Lỳ, liều) Không vâng lời can ngăn để tiếp tục làm 1 việc gì đó – Vẹ đừng mà cứ làm thần đân!
– Tra: Già, Gác gỗ trên cao sát mái. Ông nớ tra òm = Ông đó già ghê! Ló bỏ lên tra cả lụt = Lúa chất lên gác tránh lũ.
– Thẹo: Sẹo
– Trặt = chặt ( cột cho thật trặt= cột cho thật chặt )
– Trặc: dụ dỗ con ve leo lên cành của mình rồi bắt – VD: đi trặc vè ve không O vi? , Trặt chân (bổ trặc chân = té trậc chân)
– Théc: Ngủ. (đi ngủ)
– Trẹt: cái Dần lúa gạo (thúng mủng dần sàn),Trẹt: Mỏng (tẹt). Trẹt lẹt: chỉ độ dầy (quá mỏng, không như mong muốn)
– Thinh: Im, làm thinh. TN: Thinh như đột đột = Êm như díp = Im như cái lu. Thinh nào = Im lặng nào = Làm thinh đi.
– Thỗ : Dỗ (dụ dỗ , nói nhỏ nhẹ , nói dịu ngọt …(VD: thỗ em cho nó nín đi = dỗ em cho nó nín đi)
– Thổ: Đánh đập. Đừng hỗn tau thổ chết tổ mi chừ.
– Thùi địt (thù địt): Cây lá mơ. Nói nghe thùi địt = Nói chả ra gì = Nói nghe vô duyên.
– Thụi: Đấm.
– Trẹo = Vẹo
– Trít: (trịt) Bịt, bịt lại, bị bí, kiết. Trít ống nước = bịt ống nước, Trít mọt = kiết mọt: keo kiệt, bủn xỉn (Lỗ nhỏ như lỗ mọt mà cũng … trít luôn); Tưởng eng Tuấn giỏi, hỏi mấy câu bơ trít!  Có vùng đọc là Trịt
– Tréc = Cái xoong nồi bị hư hỏng được dùng vào việc khác
– Tróc: (Động Từ) Tróc trọ = Gõ đầu, Tróc ly nước = Uống ly nước, Tróc cái = Làm (một) cái.
– Troi: Con giòi (bọ ruồi)
– Trọi = gõ ( dùng tay gõ vào đầu gối hoặc đầu )
– Tron: Trong; Nước tron = Nước trong; Tron nớ = Trong kia.
– Trọt: Chỗ trước mấi hiên, hàng giọt nước mái trước nhà
– Trốt: Đầu người, động vật. Trốt cúi: Đầu gối.
– Trôn: Bộ phận sinh dục Nữ.
– Trôộng = lủng, rách. – VD: cấy cùn của Cu Bo bị trôộng một lộ to đại chang sau khu = cái quần của Cu Bo bị lủng một lỗ to tổ bố sau đít
– Truồng= chuồng – VD truồng heo nhà eng sạch như khách sạn
– Trọ: Như Trốt, sọ (đầu sọ)
– Trợt = trượt ( trợt chin bổ xuống cống = trượt chân ngã xuống cống)
– Trú: Trấu (vỏ lúa)
– Tru: Con Trâu
– Trù : Trầu. ăn trù = ăn trầu. …. Em chi mà em, mấy chú danh lên, mệ kiếm mấy đồng ăn trù!!!…
– Trù = định – VD: Tau trù ngày mai đi câu cá mà ngày mai trời mưa rồi
– Trự : Đồng ( đơn vị tiền tệ ) – VD : Không có một trự mà ăn trầu = Không còn một đồng mà ăn trầu
– Tưng tửng=mát mát, điên điên (nghĩa là chưa điên nhưng có chạm chi đó) Chú Phúc tưng tửng rứa mà giỏi ghê
– Trảy: Rôm sảy (trẻ em) Nổi trảy: Nổi nóng, nổi giận
– Tàu bay = máy bay
– Trẩy: Làm sạch sẽ, Trẩy mộ = Tảo mộ, Trẩy cây: cắt bỏ cành lá, trẩy khoai (sắn): dỡ vồng khoai (sắn) thu hoạch. Cu Long hoang ra trẩy cơn roi đập đã = Cu Long hư ra chặt (rồi vót) cây roi đánh đã.
-Trày = Chày ( tiếng trày trên sok BomBo = tiếng chày trên sok bom bo )
-Tràng=sàng – VD tràng gạo=sàng gạo
-Trậm trầy trậm trật = lơ ngơ, hậu đậu, trật lên trật xuống – VD: Đêm tân hôn chú Phúc trậm trầy trậm trật mãi mới hoàn thành nghĩa vụ.
– Trữa: Giữa, ở giữa
– Trừa = chừa, để dành – VD: Chú Lợi ăn kẹo mà không trừa cho O một méng = chú Lợi ăn kẹo mà không chừa (để dành) cho O một miếng
– Trùi = Vật nhọn bị bào mòn ( cái đục này trùi quá = cái đục này mòn quá )
– Trến: Doạ, hù doạ
– Trệt: Mệt, hết sức. trệt kẹng = mệt, mệt quá (Kẹng: chân)
– Túm:Tóm, nắm, bắt, giữ, gom (động từ)
– Tún: Lỗ rốn, lỗ rún.
– Túi = tối ( trời túi như đêm 30 )
– Tẹt mốt: Phích nước (P)
– Tê: Kia – VD: qua bên tê lấy tau cấy áo = qua bên kia lấy tôi cái áo
– Tề: Kìa – VD: Bên nớ tề = bên kia kìa
– Tế: Cúng, chưởi, mắng (la rầy như đang cúng tế!). Cái nớ để mà tế à (câu hỏi tu từ)= Cái đó để mà làm gì (để mà cúng à!). Bựa qua Thắng bị mạ tế = Hôm qua Thắng bị mẹ mắng.
– Tọa: ngồi – VD: mời quý vị an tọa = mời quý vị ngồi
– Toóc = Gốc rạ còn lại sau khi gặp lúa
– Tọa lọa: Tan nát, tóa hỏa (Thành ngữ QT: Tọa lọa tầm tinh – Hư hỏng tan nát hết/hoặc = tóa hỏa tam tinh).
– Tòi: Lòi ra, thòi ra.
– Tởm, tởm lợm: Dơ, Dơ bẩn (Tương đương/xem thêm: gớm, gớm guốc)
– Tởn: Khiếp
– Tợp: Húp, uống. Tợp tớp: Tưởng bở, tưởng dễ ăn!, lanh chanh, tưởng dễ.
– Trạc= cái rổ thường dùng để gánh phân – VD: Xúc phân vô cái trạc gánh lên trồng khoai
– Tự thị = tự tiện – VD: Chú Bờm tự thị chỉnh sửa bài của eng Tuấn mần eng nớ giận tím gan = chú Bờm tự tiện chỉnh sửa bài của anh Tuấn làm anh đó giận tím gan
– Trẹt= cái nhỏ hơn cái nốông, thường đựng những cái nhỏ để phơi, có khi dùng cho heo con ăn – VD: Cho mượn cái trẹ về phơi dưa cải
– Trỉa -> gieo trồng -> O Vi đi trỉa đậu với Bo ko?
– Triếc = con ngõng trời
– Trúc: Bổ, té. O Vi diện kiến dung nhan Bờm bơ trúc ngữa, quái đẹp, choáng!
– Trung : trong , trung dà = trong nhà
– Trốốc cúi = đầu gối – VD: Trốc cúi O bị sưng một cục
– Trôông= mong, ngóng – VD: Mấy hôm ni Thắng đi mô o Vi trôông đọa hi
– Thiệt=thật – VD:Nói như thiệt=nói như thật
– Trôống= thường chỉ đem cá cho vào thau nước, hay chậu nước khi chưa mần thịt – VD: Đem mấy con cá tràu trốông cho mạ cái
– Trôồng= dọn, sắp xếp – VD: Ăn xong rồi mà không ai trôồng chén đọi hết= ăn xong rồi mà không ai dọn chén bát hết
– Truống= đem xuống – VD: truống nồi cơm xuống cho mạ cái
– Té ra= thì raVD: té ra thằng Mưa nó ưa O nớ à
– Thúi òm= hôi quá – VD: đứa mô xả mà thúi òm
– Tù tê= ngày kìa

U:
– Un = vun , vón lại , gom lại ( un luống rau = vun luống rau )
– Um: Ồn (Chỉ sự ồn ào). Chuyện không có chi mà làm um y!
– Ưng: Ưa, Thích, muốn

V:
– Vẹ: vẽ, bảo (chỉ bảo)
– Vọt: Nhảy vọt, phóng
– Vồn: Vồng. Vồn khoai, vồn sắn = Vồng khoai Vồng sắn. Đi xớt vồn khoai = Đi vun vồng trồng khoai
– Vá – Cái Vá: Môi (muỗng lớn)
– Vày = vò VD : Vày nạm rơm ( vò nắm rơm)
– Vứt: Vất (Vất bỏ)
– Vụng = Vũng , hố ( Vụng bom = hố bom )

X: Âm X hay dùng thay âm S – Xướng dệ xợ = Sướng dễ sợ, xổ xách = sổ sách…
– Xắn: Quănng, ném. – VD: Ê bà tợn là tau xán cái Phụ Khoa trữa mặt đó!
– Xàm Xàm: Nói tầm bậy, nói lung tung.
– Xăm= lốp xe đạp – VD: Đi cửa hàng mua mấy cái xăm xe đạp
– Xắp : Cắt ( đi xắp tóc = đi cắt tóc ). Eng Tuấn chuyên môn đi xắp tóc bằng lại, dổ râu bằng neng!
– Xeng: Màu xanh
– Xêng: Cái xẻng
– Xéc = xách ( chú Bờm đi xéc nước cho o Vi tắm )
– Xâm: Xâm xoàng. Bựa qua việc diều làm xâm luôn = Hôm qua việc nhiều làm xâm xoàng luôn!, Xâm mình, liều mình.
– Xỏ: Xâu (xâu chỉ luồn kim) TN: Xỏ lá, xỏ que=xỏ lá ba que = lươn lẹo, ranh mương
– Xớ rớ = Léng phéng = Leng pheng (Xem thêm leng pheng)
– Xum: Xúm. Xum vô = Xúm vào
– Xót= giả, làm cho nhỏ ra – VD: Đi xót cho mạ ít mói= đi giả (cho nhỏ ra) cho mạ ít muối
– Xọc=chọc, thường dùng khi lấy cái que, đùi đưa vào một cái lỗ – VD: lấy cái que xọc vô cái hang

Y:
– Ỷ y: tin chắc chắn. Việc tọa lọa rồi mà còn ỷ y – Hỏng việc tơí nơi mà còn chắc chắn
– Y chang , y đúc = chỉ hai hiện tượng hay hai sự vật gióng nhau ( hai đứa ni gióng nhau y chang )

Nguồn: sưu tầm

MÙA GẶT

Hai chục năm trước làng mình cũng làm ruộng, mình yêu làng y như ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông, dù đã xa cách mười mấy năm rồi. Cánh đồng chạy dài trước mặt làng, xung quanh là hai con mương nước trong xanh bốn mùa uốn lượn. Năm làm hai vụ lúa nhưng cứ nhớ nhất là mùa gặt vào khoảng thời gian này, trời vào hè, oi ả, giông tố bất ngờ rung cả lũy tre.

mua-gat

Ảnh minh họa.

Hồi còn nhỏ, nhà không làm ruộng, ba đi bộ đội mẹ đi dạy chỉ nhận thóc từ hợp tác xã, sau giờ dạy về nhà mẹ cởi cái áo sơ mi là khoác lên mình chiếc áo bộ đội của ba để lại gánh đôi triêng giống thoăn thoắt qua ràn (đồng) trồng khoai trồng sắn. Thỉnh thoảng mới thấy mẹ đi mượn chày cối về đâm thóc, ba đứa mắt cứ tròn xoe quanh cái cối gỗ, rồi mẹ giần sàng hạt gạo hồng hào dần dần lộ ra, được mẹ cất cẩn thận để hàng ngày chỉ nấu tầm lon sữa bò độn sắn độn khoai cho ăn. Chao ui, hồi ấy chỉ ước được bữa đau để mẹ cho ăn cơm không với quả trứng gà.

Cánh đồng trước làng cứ hai mùa xanh tốt, người ta trồng thứ lúa gì mình chẳng nhớ tên chỉ biết là cao gấp hai lần lũ trẻ tụi mình khi đó. Lúa tốt bời bời mà chẳng được bao nhiêu thóc, có điều nhìn cánh đồng mơn mởn sức xuân, ngã vàng lượn sóng trước làng thật đẹp. Lũ trẻ con thích thú biết bao trước cảnh tượng nhà nhà đi gặt lúa, già trẻ gái trai ra đồng. Tiếng liềm, tiếng hái loạc xoạc ngọt lịm cứa vào thân lúa. Người gặt lúa đi trước người gặt rạ đi sau, tiếng cười nói vang cả cánh đồng làng, thỉnh thoảng lại có tiếng hò hét vui vẻ vì đuổi theo chú cá tràu (cá lóc) hay cùng nhau bắt con rắn nước.

Lũ bọ muỗm cũng được mẹ vặt gãy cánh đem về nướng cho ăn. Chẳng biết cái nhọc nhằn của những người nông dân vất vả một nắng hai sương là gì, trong mắt bọn trẻ như mình hồi ấy chỉ thấy những ngày mùa sao mà vui đến thế. Thích nhất là đến công đoạn đạp lúa, từng bó lúa được mang vào nhà, rồi mấy o mấy chú, cả ông nội thi nhau ôm lấy cột nhà và lấy chân đạp, đạp rồi cào lên xới xuống cho đến khi chỉ còn rơm mới thôi. Bà nội thì rũ rơm và thu gọn chỗ lúa đã đạp. Mấy chị em léo lẻn đứng nhìn rồi chẳng xin xỏ chi cũng ôm cột nhà và đạp, ông nội nhìn cười sóm sém, chú Bảy cũng cười, thế là mấy đứa không bị nạt nộ chi tha hồ chơi trò đạp lúa. Chẳng biết rằng bàn chân nhỏ xíu trầy trụa và người hăm lên vì bụi lúa. Tối đó về mẹ vừa múc nước giếng tắm vừa quất cho mấy roi mót vào mông, vì rứa nên nhớ đến chừ.

mua-gat

Hết cái thời đạp lúa bằng chân, nhớ nhất cái cảnh sang nhà bác giáo Cần, bác đạp lúa bằng cái ròng rọc đúc bằng bê tông, trãi lúa ra đầy sân rồi kéo cái ròng rọc ấy chà đi chà lại trên ngọn lúa cho đến khi hết hạt mới thôi. Cả bọn trẻ xúm xít quanh sân nhìn ngắm. Trăng sáng tỏa đầy sân, từng hạt thóc vàng lấp lánh và những giọt mồ hôi cũng ướt đầm vai áo bác giáo già.

Những mùa gặt cứ thế đi vào kí ức của tuổi thơ vô cùng dữ dội. Ba về, chiều loang lỗ nghiêng bóng hàng tre, 9 giờ đêm ba còn giăng đèn măng song khai hoang đất đai. Những ngày nhọc nhằn vất vả để kiến tạo lại cuộc sống, năm ấy mình lên mười. Ba về, lúa chiêm, lúa bát ba không trồng nữa. Ba chọn giống lúa mới cây thấp là IER 38 đưa vào gieo cấy, ba mẹ làm gần mẫu ruộng, một trang sách mới mở ra. Chính thức kể từ ấy, ba đứa mỗi lần leo lên cành khế lại véo von câu hát: “Tía em hừng đông đi cày bừa, má em hừng đông đi cày bừa, tía em là một người nông dân, tía em cũng là người nông dân”!

Và rồi, ngày mùa lại đến, lúa càng ngày càng nhiều hơn trước. Trong gian nhà tranh thấp lè tè, ba căng bạt ngoài sân, thắp cái đèn dầu tù mù, vác cái bàn ra bên cạnh cái máy tuốt. Mẹ chia lúa cho ba đạp, tiếng rù rù, phành phạch suốt đêm. Những ngày này đang là mùa thi, ba đứa con gái ngồi dưới ngọn đèn dầu, tiếng muỗi, tiếng máy quay lúa, bụi bặm nóng nực, nỏ học được chữ mô cả. Ơn trời, nhờ phước ai mà năm nào cũng được học sinh giỏi…!

Khi lớn hơn một chút cả mấy chị em đều phải ra đồng, đứa mô cũng gặt lúa nhanh thoăn thoắt, đưa tay liềm ngọt lịm! Mặt trời lên hết đầu ngọn tre, đổ cái nóng xuống lưng mấy cô thiếu nữ, mặt đứa nào cũng đỏ lên, mồ hôi nhễ nhại tóc ướt quạnh. Ba bắt đầu thu dọn và bó lúa vác lên xe bò, mấy mẹ con gặt tiếp đám ruộng còn dang dỡ, lúa nặng tay, nhọc nhằn nhưng niềm vui tỏa rạng, bãi ruộng gặt xong chỉ còn trơ lại gốc rạ ngắn cũn, võ dưa đỏ vứt ngổn ngang hai bên bờ. Trông chừng công việc đã vơi, mẹ khi nào cũng ưu tiên cho mình về trước lo cơm nước, bữa cơm ngày mùa có bát canh khế nấu cá tràu ăn thanh mát nhớ mãi đến bây giờ.

mua-gat02Mùa Gặt

Những mùa vàng cứ thế theo về, từ nhà tranh nhà mình lên nhà ngói, nhà xây kiên cố có mái bằng và bia-tăng-đa để phơi thóc. Những ngày này, thóc được phơi đầy sân, đầy mái bằng, đầy bia-tăng-đa. Làng đã có máy tuốt, vèo một cái tuốt luôn cả mẫu ruộng, lúa ra lúa, rơm ra rơm không còn phải thức cả đêm để đạp cái máy quay cũ. Mẹ dặn: “Mây lên rừng thì dợ, mây xuống chợ thì mưa”. Nói thiệt, khi mô cũng trông mây lên rừng, chứ không một mình vật vã với mấy tạ thóc chỉ có mà kêu trời.

Có hôm mây sầm, bất ngờ vừa hốt vừa la làng, nước mắt hòa nước mũi khóc không lên tiếng. Thế rồi cũng qua, những buổi chiều đứng cào lúa trên bia-tăng-đa, phóng tầm mắt ra xa mà ngó bốn phương mười hướng, mà ngắm làng quê mình xanh một màu xanh bình yên, ngắm những ngôi nhà ngói đỏ, nhớ ngọn khói lam chiều trên mái bếp, vương vấn đến tận tương lai.

Rồi, đùng một cái, làng bỏ ruộng, mình trở về khi đã ra trường và đi làm. Cánh đồng làng trước mặt không còn nữa thay vào đó là những hồ cá lớn. Những ruộng lúa bây giờ trồng cỏ nuôi bò. Mấy trăm năm trồng lúa không làm cho người dân giàu lên được, người làng bây giờ thoát ly hết, lao động ít, ruộng đất nhiều, chuột bọ phá lắm, tính về lợi nhuận làm ruộng chẳng được là bao. Biết thế nhưng vẫn xót xa nhớ cánh đồng xưa biết bao!.

Mỗi mùa đông đến lại nhớ mùi cốm thơm mà trong cặp đứa nào cũng mang theo một túi bóng. Nếp được trồng ở ruộng nẩy gần Khe Đỏ. Mùa về, lũ học trò lại chạy băng xuống khe, xuống đám ruộng nhà ông Hải “ăn trộm” nếp. Những hạt nếp tròn mẫy đang chuyển sang màu vàng được tuốt lấy tuốt để rồi ngả nắp soong bắc lên bếp. Những hạt thóc nếp nở bung trắng như những bông hoa nhỏ, thơm lừng góc bếp, thơm cả kí ức tuổi học trò.

Hôm nay đi làm về, chạy qua đường Hai Mươi thấy cơ man là thóc rạ trên đường. Người dân cào quét lúa, mùi lúa thơm cả con đường, mùi rơm rạ theo chân người qua đường đi khắp. Bỗng thấy nhớ làng, nhớ mùa gặt, nhớ cả cánh đồng bất tận của một thời đã qua.

Nhung Nguyễn

ĐẶC SẢN HẠT TIÊU QUẢNG TRỊ

Ngày 28 tháng 10 năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3875/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00045 cho sản phẩm hạt tiêu nổi tiếng. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Từ lâu sản phẩm hạt tiêu Quảng Trị đã nổi tiếng bởi vị cay và thơm đặc trưng. Từ thế kỷ 18, trong tác phẩm “Phủ biên Tạp lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã nhắc đến tiêu Cùa (một địa danh của Quảng Trị) như một sản vật nổi tiếng, được nhiều thương lái nước ngoài tìm đến thu mua sản vật này và xem đó là “vàng đen”. Cho đến nay, hạt tiêu Quảng Trị vẫn là sản phẩm có danh tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công nhận là đặc sản.

hat-tieu01

Tiêu Quảng Trị thuộc giống tiêu lá trung bình có tên khoa học là Lada Belantoeng. Hạt tiêu Quảng Trị được cấu tạo bởi hai lớp, vỏ hạt, phôi nhũ và các phôi. Hạt tiêu khi già có màu xanh, chín có màu đỏ.

Tiêu đen có màu đen bóng, nhỏ, tròn đều. Hạt tiêu sọ có màu trắng sữa, nhỏ, tròn đều. Đường kính hạt nhỏ hơn 5mm. Hạt tiêu đen Quảng Trị có độ ẩm: 10,79-11,82 %; hàm lượng piperin: 6,40-7,15%; hàm lượng tinh dầu bay hơi: 2,60-2,72%; hàm lượng tro tổng số: 3,88-4,63%; dung trọng của hạt tiêu: 516,68-644,35 g/l; hàm lượng sắt: 111,43-115,65mg/kg; hàm lượng mangan: 135,45-143,70mg/kg. Hạt tiêu trắng (sọ) có độ ẩm: 10,23-11,42%; hàm lượng piperin: 7,09-7,42%; hàm lượng tinh dầu bay hơi: 1,64-2,04%; hàm lượng tro tổng số: 2,11-2,61%; dung trọng của hạt tiêu: 627,27-666,24 g/l; hàm lượng sắt: 93,40-109,22 mg/kg; hàm lượng mangan: 115,61-142,74 mg/kg.

hat-tieu02

Chất lượng nổi trội của hạt tiêu Quảng Trị có được là nhờ các điều kiện địa lý đặc thù của khu vực này. Khu vực địa lý có dạng địa hình đồi bóc mòn xen thung lũng và bán bình nguyên bazan, có hướng thoải dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình 85m so với mực nước biển. Về điều kiện thủy văn, khu vực địa lý có sông Bến Hải, sông Sa Lung và các hồ đầm như Bàu Thủy Ứ, La Ngà, Dục Đức, Bảo Đài… Phía Đông của khu vực địa lý tiếp giáp biển.

Các điều kiện về khí hậu cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính chất đặc thù của sản phẩm. Khu vực địa lý có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có gió Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 24-260C, tổng nhiệt độ trung bình năm 8.8060C, tháng Giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,80C, tháng Bảy có nhiệt độ cao nhất trung bình 29-30,50C. Biên độ nhiệt ngày đêm 10,40C. Tổng lượng mưa năm của khu vực địa lý đạt từ 2.200-2.800 mm. Mùa mưa chính tập trung từ tháng Tám đến tháng Một năm sau. Tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng Chín đến tháng Mười Một, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng Ba, tháng Tư.

Tổng lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 875-1.000 mm. Độ ẩm trung bình của khu vực địa lý từ 84-85%. Thời kỳ có độ ẩm cao trên 85% là từ Mười đến tháng Ba hoặc tháng Tư năm sau, trong đó tháng Một là tháng có độ ẩm cao nhất (trên 90%). Thời kỳ có độ ẩm thấp là từ tháng Sáu đến tháng Tám (giao động từ 70-80%).Tốc độ gió trung bình năm của khu vực địa lý từ 2,4-2,6 m/s, tốc độ gió mùa hè khoảng 4,5-5,2m/s, tốc độ gió mùa đông khoảng 3,1-4,4m/s.

Về điều kiện địa chất và đất đai, khu vực địa lý có địa chất thuộc địa đới phun trào cổ và rải rác các khối xâm nhập magma siêu bazơ và axít. Khu vực địa lý có 2 nhóm đất là nhóm đất đỏ và nhóm đất xám. Đất có kết cấu tốt, tơi xốp, thoáng khí, tầng đất dày, cấu trúc viên hạt và có độ thấm cao, thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét. Đất có phản ứng chua đến rất chua, giá trị pHH2O dao động trong khoảng 3,8 đến 4,5. Đất có hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số ở mức trung bình nhưng hàm lượng đạm tổng số nghèo. Lân tổng số nghèo nhưng lân dễ tiêu dao động từ trung bình đến khá. Kali tổng số chỉ đạt mức nghèo nhưng kali dễ tiêu lại đạt mức trung bình. Đất thoát nước tốt, có độ dốc dưới 120, tầng canh tác dày, mạch nước ngầm sâu.

Các kỹ năng và bí quyết của người dân địa phương trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cũng góp phần tạo nên các tính chất đặc thù của sản phẩm.

hat-tieu03

Quy trình sản xuất tiêu Quảng Trị bao gồm các công đoạn:

– Lựa chọn vùng đất trồng tiêu: lựa chọn vùng đất có địa hình bằng phẳng, màu đỏ nâu, tơi xốp, tầng đất dày.

– Chọn và trồng cây làm choái (cột để trồng tiêu): hồ tiêu Quảng Trị được trồng trên choái cây sống, cây thích hợp được sử dụng để làm choái sống là cây mớc và cây mít. Cần thiết kế vườn choái trước 1-2 năm trước khi trồng tiêu. Trồng choái vào đầu mùa mưa, khoảng cách 2,5 x 2,5m (1.600 cây/ha). Nếu muốn rút ngắn thời gian chờ choái sống phát triển thì có thể làm choái tạm. Choái tạm được trồng cách cây choái sống 10-15cm.

– Chọn giống và ươm giống tiêu: chọn giống tiêu lá trung bình, cây xanh tốt, không bị sâu bệnh. Ươm giống tiêu bằng cách giâm hom giống từ các cành vượt.

– Thời vụ trồng tiêu: từ tháng Tám đến tháng Chín.

– Trồng và chăm sóc cây tiêu:

+ Sau khi có choái sống hoặc choái tạm thì đào hố trồng tiêu. Bón phân vào hố trước khi trồng tiêu từ 15-20 ngày. Khi trồng, cuốc một hố nhỏ đặt bầu cách choái 20-25 cm, nghiêng về hướng choái một góc 450. Hàng tiêu được bố trí theo hướng Đông Tây.

+ Sau khi trồng nếu gốc tiêu phát triển tới choái thì dùng dây mềm để buộc tiêu vào thân choái. Khi tiêu leo 60-80 cm, chưa phát triển cành ngang thì bấm ngọn. Khi cành ngang xuất hiện ở độ cao trên 1,5m dùng biện pháp đốn cây tiêu bằng cách cắt hết lá trên đoạn thân già và bánh tẻ, gỡ dây tiêu ra khỏi choái, đào rãnh xung quanh choái có độ sâu 10-15cm, bón phân chuồng hoai mục, đặt cây tiêu uốn theo rãnh, lấp đất, phần ngọn còn lại đặt vào choái.

+ Bón phân hai lần trong một năm vào đầu mùa mưa và sau khi thu hoạch xong.
+ Đảm bảo tưới đủ nước cho cây tiêu và đào rãnh khai mương thoát nước cho cây vào mùa mưa.
+ Phòng trừ sâu bệnh: thực hiện các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh như mối, rệp sáp, bệnh tuyến trùng, bệnh thán thư, bệnh tiêu điên…

– Thu hoạch và bảo quản tiêu:

+ Đối với tiêu đen: sau khi hái tiêu đem phơi 3-4 giờ để dễ tách hạt ra khỏi gié. Sau khi tách hạt, đem phơi 4-5 giờ sau đó ủ qua đêm. Tiếp tục phơi nắng 3-4 ngày đến khi độ ẩm đạt khoảng 15%, hạt khô và đen thì đóng gói bảo quản. Nếu sau khi thu hoạch không gặp nắng thì nhúng tiêu vào nước sôi và hong khô.

+ Đối với tiêu sọ và tiêu trắng: thu hoạch các chùm quả có tỷ lệ tiêu chín trên 70% hoặc các hạt tiêu đỏ đã chọn, đưa vào túi, cột chặt và ngâm trong nước từ 4-5 ngày. Khi phần trung quả bì đã mềm và có thể tách ra một cách dễ dàng, vớt tiêu ra rửa sạch, lọc bỏ cọng gié, vỏ ngoài và các tạp chất. Tiếp tục phơi nắng hạt tiêu còn lại cho khô từ 2-3 ngày và đóng vào túi nylon, bảo quản ở nơi khô ráo.

Khu vực địa lý: thị trấn Hồ Xá, xã Vĩnh Hiền, xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Nam thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Phòng Chỉ dẫn địa lý