Chuyên mục lưu trữ: Địa Danh

Các địa danh lịch sử, du lịch nổi tiếng ở Quảng Trị

Biển Cửa Việt “hút hồn” du khách

Biển Cửa Việt thuộc địa phận huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cách trung tâm TP.Đông Hà 17km về phía Đông. Du khách khi về thăm biển Cửa Việt đi theo đường xuyên Á, hết sức thuận lợi.

Đến biển Cửa Việt, du khách thoải mái lả lướt, vui đùa. Bởi nơi đây có bờ biển trải dài với bãi cát trắng mịn màng, mặt nước trong xanh, sóng vỗ nhẹ nhàng, bãi tắm thoai thoải.

Dọc theo bờ biển Cửa Việt, hàng quán được dựng san sát nhau phục vụ nhiều món hải sản tươi ngon như mực luộc chấm nước mắm gừng, tôm luộc chấm muối tiêu, cá nướng… Những món ăn này đều được bán với giá phải chăng, đặc biệt là cực kì tươi, ngon đảm bảo ăn một lần là “ghiền”.

Du khách đến biển Cửa Việt nếu muốn lưu trú qua đêm thì lý tưởng nhất là vào khu Resort hiện đại, hoặc các khách sạn quanh khu vực để có “bữa tiệc” du lịch hoàn hảo.

bai-bien-cua-viet-gio-linh

Bình minh Cửa Việt đẹp mê hồn.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-1

bai-bien-cua-viet-gio-linh-2

Bãi biển Cửa Việt thoai thoải, sóng vỗ dịu êm, nước trong xanh. Mỗi năm nơi đây đón nhận khoảng 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-3

Du khách có thể chơi các môn thể thao ở biển Cửa Việt, ngay trên bãi cát mịn, rộng, dài.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-4

bai-bien-cua-viet-gio-linh-5

Sinh vật biển ở Cửa Việt cũng hết sức đa dạng, phong phú.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-6

Du khách có thể trò chuyện với những ngư dân hiền lành chất phác để hiểu thêm cuộc sống ở vùng biển được ví như xứ thần tiên này.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-7

Những con đê biển phủ rêu phong như tấm thảm nổi.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-8

bai-bien-cua-viet-gio-linh-9

Những đứa trẻ ở Cửa Việt thích thú với việc bắt ốc biển đem luộc, nướng thành những món ăn “thèm khó cưỡng”.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-10

Cứ mỗi buổi chiều, khu vực biển Cửa Việt lại thơm nức mùi cá nục nướng. Chỉ cần nghe mùi thơm ấy là cơn thèm sẽ ào tới ngay.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-11

Du khách có thể nghỉ qua đêm ở Cửa Việt tại khu Resort hiện đại hoặc các khách sạn quanh khu vực.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-12

Bình yên biển Cửa Việt.

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/bien-cua-viet-hut-hon-du-khach-653250.html[/nguon]

Cận cảnh cây bồ đề “linh thiêng” ở Nghĩa trang Trường Sơn

Ở Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn) có một cây bồ đề mang nhiều câu chuyện cổ tích. Đa phần mọi người đều cho rằng cây bồ đề này tự mọc nên thường gọi là “cây sinh ra từ lòng Phật”. Một số quan điểm khác nói rằng cây bồ đề do những người “lính Trường Sơn” năm xưa trồng.

Xung quanh Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nói chung và cây bồ đề này nói riêng cũng có nhiều huyền thoại về dấu ấn của các Anh hùng Liệt sĩ đang yên nghỉ tại nơi này.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, được khởi công xây dựng vào ngày 24.10.1975 và hoàn thành vào ngày 10.4.1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá là những người dân ở xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất trong diện tích phần mộ 23.000m2m, có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.

Khi chuẩn bị khánh thành Nghĩa trang, ban quản trang bất ngờ phát hiện một cây bồ đề cao khoảng 20cm mọc lên ngay sau đài tưởng niệm. Từ đó đa số mọi người cho rằng cây bồ đề này được sinh ra từ lòng Phật, mọc tự nhiên. Cây bồ đề này lớn rất nhanh, ôm lấy tượng đài chính, quanh năm tươi tốt, cành lá xum xuê. Với tuổi đời ước khoảng 40 năm, cây bồ đề này to lớn hơn nhiều so với những cây thường thấy cùng năm tuổi ở những nơi khác. Cây cao khoảng 25 mét, tán rộng với nhiều nhánh to lớn, rợp bóng mát quanh năm.

Cây bồ đề ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn được xem là “tài sản” thiên nhiên ban tặng danh cho các Anh hùng Liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc, là “phúc ấm” cho Tổ quốc và nhân dân, là điềm lành ở chốn thiêng liêng này. Bởi vậy, người dân đến viếng thăm liệt sĩ tại Nghĩa trang đều rất có ý thức bảo vệ cây bồ đề này.

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-1

Cành lá sum suê của cây bồ đề như cánh tay của lòng mẹ, lòng Phật ôm lấy tượng đài chính, ôm lấy anh linh các Anh hùng Liệt sĩ, sưởi ấm tâm hồn dân tộc Việt Nam.

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-2

Cây bồ đề có chiều cao khoảng 25 mét, quanh năm rợp bóng mát. Nhiều đoàn cựu chiến binh khi về thăm viếng Liệt sĩ tại Nghĩa trang thường ngồi dưới tán bồ đề, đánh đàn ghi ta và cùng hát cho đồng đội nghe.

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-3

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-4

Cây bồ đề có rất nhiều nhánh to, hình thù khác nhau.

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-5

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-6

Nhiều phật tử khi viếng thăm Nghĩa trang Trường Sơn cho biết chưa hề thấy cây bồ đề nào đẹp và ẩn tàng bên trong “điềm phúc ấm” như cây bồ đề này.

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-7

Lá cây bồ đề luôn xanh tốt. Nhiều người đến thăm viếng tại Nghĩa trang Trường Sơn rất muốn mang một chiếc lá bồ đề về cầu may. Tuy nhiên, để bảo vệ cây nên họ đã không làm như vậy.

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-8

Nghĩa trang Trường Sơn mỗi năm có khoảng 75 ngàn lượt người viếng thăm. Tỉnh Quảng Trị đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc Nghĩa trang các Anh hùng Liệt sĩ. Những bình hoa tươi thắm trên phần mộ của các liệt sĩ là kết quả của Chương trình “Hoa dâng mộ liệt sĩ” do tỉnh vận động vào năm 2014.

nghia-trang-liet-si-truong-son-trang-vinh-hoang-9

Những con đường bên trong Nghĩa trang Trường Sơn mang vẻ trầm lắng, thiêng liêng.

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/can-canh-cay-bo-de-linh-thieng-o-nghia-trang-truong-son-652419.html[/nguon]

Đảo cồn cỏ “hòn ngọc” không thể bỏ qua khi đến Quảng Trị

Đó là đảo Cồn Cỏ. Đảo nằm cách cảng biển Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) chừng 15 hải lý về phía Đông. Đảo có diện tích khoảng trên 2 km2, nhưng được xem là hòn ngọc trên biển Đông bởi thiên nhiên kỳ thú và những tán rừng nguyên sinh. Nơi dây lưu giữ nhiều dấu tích một thời “khói lửa”.

Những năm chiến tranh, đảo Cồn Cỏ được xem là “mắt thần” trông coi biển Đông. Sau hiệp định Giơ – Ne – Vơ, đến tháng 8.1959, lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam được cắm lên đảo, phấp phới tung bay khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.

Theo các nhà khảo cổ học, đảo Cồn Cỏ đã được hình thành cách đây hàng ngàn năm do quá trình phun trào núi lửa. Cồn Cỏ có hệ sinh thái đa dạng, rừng nguyên sinh, đất đỏ bazan, cát, san hô, động vật hoang giã… Cồn Cỏ còn đi vào thơ, ca như bài hát “Con cua đá” nổi tiếng.

Hiện nay để ra đảo Cồn Cỏ, du khách thường phải đi bằng thuyền của ngư dân, hoặc đi nhờ tàu công vụ. Tín hiệu vui là tỉnh Quảng Trị đang thực hiện việc đóng tàu sắt trên 27 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu đi lại giữa đảo với đất liền, mở ra cơ hội khai thác tiềm năng du lịch của nơi đây.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-1

Đảo Cồn Cỏ còn có nhiều tên gọi khác là: Hòn Cỏ, Con Cọp, Hòn Mệ…

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-2

Cồn Cỏ đang được đầu tư xây dựng, trở nên khang trang hơn từng ngày.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-3

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-4

Nằm giữa biển khơi, Cồn Cỏ có những rặng đá lớn bao quanh như bức tường thành che chắn.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-5

Tương truyền Cồn Cỏ có tên gọi khác là Con Cọp, bởi đảo có hòn Mũi Hổ hướng lao ra biển lớn.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-6

Những rặng đá tuyệt đẹp nằm sát mép đảo là nơi chụp ảnh tuyệt đẹp.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-7

Cồn Cỏ có bãi san hô khá lớn nằm quanh đảo, tạo nên thiên nhiên kỳ thú, lung linh.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-8

Câu cá bên rặng đá, ngắm nhìn đảo và hưởng thụ làn gió biển trong lành.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-9

Rồi lặn xuống biển mò cua, bắt ốc để nướng, nhâm nhi li rượu thì… tuyệt vời.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-10

Năm 2004, những lứa thanh niên Quảng Trị đầu tiên ra đảo định cư. Đến nay trên đảo đã có hàng trăm cư dân làm ăn sinh sống. Tháng 11.2015, Quảng Trị khánh thành trường mầm non Hoa Phong Ba để phục vụ con em trên đảo học tập.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-11

Cồn Cỏ có hệ sinh thái phong phú. Vì vậy ẩm thực ở Cồn Cỏ có nhiều món như mực, cá, ốc nướng. Đặc sản của đảo là món canh cua đá.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-12

Rừng nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đảo, là nơi nuôi dưỡng nhiều động vật quý hiếm, được bảo vệ nghiêm ngặt.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-13

Đàn bò, dê được chăn thả trên những cánh đồng. Vì vận động nhiều để tìm nguồn thức ăn khan hiếm nên thịt của chúng rất ngon.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-14

Các đồng chí bộ đội biên phòng Quảng Trị thắp hương tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh trên đảo.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-15

Đảo ngọc Cồn Cỏ và những con người nơi đây luôn nồng hậu đón chào du khách đến tham quan, khám phá.

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/noi-hon-ngoc-khong-the-bo-qua-khi-den-quang-tri-647999.html[/nguon]