Chuyên mục lưu trữ: Địa Danh

Các địa danh lịch sử, du lịch nổi tiếng ở Quảng Trị

Đakrông mùa xuân về

Khu di tích – danh thắng Đakrông là tên gọi chung để chỉ cụm di tích – danh thắng nằm ngay hai bên quốc lộ 9 ở Km50, tại điểm khởi đầu của quốc lộ 14A, thuộc địa phận xã Đakrông – huyện Đakrông – tỉnh Quảng Trị.

Thành phần cấu thành khu di tích – danh thắng gồm có: Mỗi thành phần đều có một vẻ đẹp riêng và bố trí rất hài hoà, hội tụ gần nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ, sinh thái …
Dakrong01

Sông Đakrông

Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt – Lào hợp với sông Rào Quán, chảy dọc theo Đường 9, xuôi về Ba Lòng rồi đổ ra Cửa Việt theo sông Thạch Hãn. Vì vậy sông Đakrông còn được gọi là thượng lưu sông Thạch Hãn.

danh-thang-dakrong-1

Sông Đakrông có truyền thuyết về nguồn gốc đượm chất sử thi và nhân văn. Du khách vừa chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, vừa được lắng nghe câu chuyện về cô gái Đakrông. Đoạn tại cầu treo được xem là đoạn sông đẹp nhất. Tuy không rộng nhưng đoạn này sông uốn lượn quanh co, men theo chân những dãy núi cao dựng đứng hai bên. Có nơi nước sông phẳng lặng, lững lờ trôi, lại có nơi nước cuộn ào ào như thác, vượt qua những dãy đá nhấp nhô giữa sông.

song-dakrong

Những năm 1959 – 1964, đoạn sông này là điểm vượt bí mật của tuyến đường dây 559 – tuyến đường mòn Trường Sơn – Hồ Chí Minh đầu tiên. Ba điểm đầu Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xom Rò (cách trung tâm khu danh thắng 3 – 7km về phía Đông) đã được đưa vào danh mục những di tích quốc gia năm 1986.

Cầu treo Đakrông.

Cầu treo Đakrông được xem là điểm trung tâm của khu di tích – danh thắng. Giai đoạn năm 1972-1975, bắc qua sông Đakrông tại địa điểm này là một chiếc cầu sắt và trở thành tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn CuBa, một chiếc cầu treo duyên dáng dài 100m, rộng 6m thay thế cho cầu sắt. Năm 1999, do thời gian bảo quản quá hạn, cầu đã sập. Một lần nữa được sự quan tâm của Trung ương và nước bạn CuBa, cầu treo Đakrông đã được xây dựng lại khá qui mô tráng lệ.

cau-treo-dakrong-tren-tuyen-duong-hcm

Cầu treo Đakrông không chỉ là điểm đầu của tuyến giao thông chiến lược quan trọng mà còn tạo cảnh đẹp cho khu di tích – danh thắng bởi được đặt vào giữa một khung cảnh núi rừng trùng điệp, như là nét chấm phá nổi bật của bức tranh toàn bích.

Dãy núi Ta Lung, núi Klu.

Những dãy núi Ta Lung, Klu…đứng sừng sững hai bên sông Đakrông, hai bên Đường 9, Đường 14, tạo nên một quần thể núi non ẩn hiện với mây, in hình xuống dòng sông. Núi ở đây vừa có những vách đá dựng đứng cao chót vót vừa là một trong những nơi rất hiếm ở miền Trung còn bảo quản được thảm rừng già. Cây rừng đủ chủng loại, loại cây có đường kính 0,5 – 0,7m chiếm số lượng lớn. Khách đến không chỉ để du lịch sinh thái, đắm chìm trong cõi rừng già mà còn tham quan những con đường mòn huyền thoại do cha ông đã tạo nên để vào Nam đánh quân xâm lược Mỹ.

song-dakrong-2

Suối nước nóng Klu (nơi có di chỉ khảo cổ).

Cách cầu treo Đakrông về phía Đông Bắc không xa là nơi khởi nguồn của dòng suối Klu. Theo các nhà nghiên cứu, mỏ nước khoáng này có hàm lượng bi carbonate và calci từ 300 – 400mg/lít, các chất này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống ợ chua. Đặc biệt có chất metasilich với hàm lượng trên 50mg/lít, tác dụng tăng khả năng chống viêm nhiễm.

danh-thang-dakrong-2

Đây cũng chính là di chỉ khảo cổ quan trọng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, người đã từng đến đây nghiên cứu thì di chỉ này thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong hội nghị Khoa học quốc tế về khảo cổ tại Chiềng Mai (Thái Lan), giáo sư đã báo cáo và được đánh dấu trên bản đồ khảo cổ học thế giới.
Bản dân tộc Vân Kiều (bản Xa Lăng và bản Klu)

Khu di tích – danh thắng Đakrông còn là điểm du lịch phong phú loại hình bởi du khách sẽ được tiếp xúc, thăm viếng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô – những dân tộc kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện có hai bản dân tộc: Xa Lăng và Klu cư trú tại khu vực này (cách cầu treo không quá 1km). Du khách được làm quen với dân tộc Pa Cô, Vân Kiều thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ.

Điểm khởi đầu 14A – đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50

Điểm đầu của quốc lộ 14A nằm ngay trung tâm khu di tích – danh thắng, cùng với Đường 9, các đường mòn qua các dãy núi là những tuyến vận tải quan trọng của ta trong chiến tranh. Ngày nay quốc lộ 14A nằm trong lộ trình đường Hồ Chí Minh hiện đại. Nơi đây sẽ là giao điểm của đường Hồ Chí Minh và đường Xuyên Á Đông – Tây. Vì vậy khu di tích danh thắng còn có lợi thế về giao thông và tiếp thị du lịch, nơi hội tụ của du khách từ bốn chiều Bắc, Nam, Đông, Tây theo các con đường hiện đại.

danh-thang-dakrong-3

Đến với Quảng Trị, bên cạnh việc tham quan những di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến mang tầm vóc quốc gia, du khách còn được tận mắt thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên trữ tình, mang dấu ấn lịch sử, văn hoá sâu sắc của Đakrông. Sự phong phú về đối tượng tham quan trên mảnh đất lửa Quảng Trị chắc chắn sẽ thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước (hiện nay dù chưa đưa vào khai thác nhưng hàng ngày đã có trên 50 lượt khách đến tham quan.

Về Rú Lịnh quê em

Rừng nguyên sinh Rú Lịnh có diện tích 170 ha (trong đó khoảng 100 ha còn rừng), là một khu rừng tự nhiên còn sót lại giữa đồng bằng; nằm cách bờ biển 3 km, cách cầu Hiền Lương 6 km về phía Bắc và cách Cửa Tùng 6 km về phía Tây Bắc

ru-linh2

Nằm tại toạ độ địa lý 1703’ vĩ độ Bắc, 107013’ kinh độ Đông. Thảm thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm với số loài phong phú có nguồn gốc chủ yếu từ khu hệ thực vật cổ Á nhiệt đới. Hiện Rú Lịnh có trên 200 loài thuộc 72 họ, nhiều nhất là Euphorbiaceae (23 loài); Rubiaeae (10 loài); Lauraceae (8 loài). Trong đó có nhiều loài thân gỗ hiếm sống lâu năm như Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Huyệnh (Tarrietia cochinchinesis), Thị rừng (Diospiros sp), Dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum); nhiều cây làm thuốc như Trầm hương (Aquilaria Crassna), Ngũ gia bì (Schefflera Octophylla),…

Động vật trong Rú Lịnh tuy không nhiều về số lượng và thành phần loài do rừng nằm gần khu dân cư đông đúc nhưng cũng có đến 73 loài; Chim có 60 loài như: cò, cu, cú, chào mào, sáo, bách thanh,…; Lớp thú có 12 loài như nhím, tê tê, cu li, cầy hương, sóc bụng đỏ,…

ru-linh1

Thảm thực vật phong phú ở rừng Rú Lịnh

Rú Lịnh là một hệ rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở vùng Đông huyện Vĩnh Linh. Diện tích tự nhiên của Rú Lịnh rộng chừng 100 ha, nằm giữa hai xã Vĩnh Hòa và Vĩnh Hiền, áp sát tuyến đường Cáp Lài từ Hồ Xá đi Vịnh Mốc. Là rừng nguyên sinh, nên thảm thực vật của Rú Lịnh rất phong phú. Ngoài thảm thực vật tầm thấp, Rú Lịnh còn có nhiều loài cây họ gỗ trong đó có nhiều loại lâm sản quý hiếm như lim, gõ, huyệnh, sến, vàng trâm, tàu tàu và cây trầm gió.

Đặc biệt, Rú Lịnh có loại cây Lịnh Nước, một loại cây sinh thủy khá dồi dào. Bên cạnh thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại. Rú Lịnh còn có một hệ động vật hoang dã quý hiếm như lợn rừng, hoẵng, mang, trăn, trút, rắn, gà ri, chim trọc, quạ mỏ vàng. Trước những năm 1945, Rú Lịnh là một vùng rừng thâm u, là nơi cư trú của những loài động vật hoang dã, kể cả có hổ, báo.

Rú Lịnh cũng là nơi cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp của các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang. Rú Lịnh được xem là lá phổi xanh của vùng Đông Vĩnh Linh.

Địa đạo Vịnh Mốc, điểm đến hấp dẫn Việt Nam chưa được khám phá

Địa đạo Vịnh Mốc, một trong những điểm du lịch lịch sử cách mạng nằm ở Quảng Trị, Việt Nam vừa được Thrillist chọn là điểm đến hấp dẫn châu Á nhưng chưa được khám phá.

Cũng như địa đạo Củ Chi, Vịnh Mốc là công trình ngầm và mang tính lịch sử độc đáo của Việt Nam.  

vinh_moc_vinh-linh-quang-tri

Vịnh Mốc nằm ở Quảng Trị, Việt Nam

Vịnh Mốc tọa lạc trong một quả đồi sát biển ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị. Địa đạo được xem là công trình tiêu biểu và quy mô nhất trong số hơn 100 địa đạo lớn nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh.

vinh_moc_vinh-linh-quang-tri-1

Vịnh Mốc nằm sát biển và cách cầu Hiền Lương vài cây số

Vịnh Mốc gồm 3 tầng hầm liên thông dưới lòng đất, tầng một cách mặt đất từ 12 đến 15m, tầng 3 cách mặt đất 22m. Toàn bộ chiều dài của địa đạo gần 2km và có 13 cửa. Địa đạo là một thế giới ngầm được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, từ 1965 – 1972, cho đến nay dường như vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Trong những năm chiến tranh ác liệt nhất, người dân không thể sống trên mặt đất nên đã di chuyển xuống dưới lòng đất và Vịnh Mốc là “công trình” được kiến tạo để tránh bom đạn, duy trì cuộc sống và là căn cứ quân sự của quân – dân huyện Vĩnh Linh. Chỉ với đôi bàn tay thô sơ, người dân Quảng Trị đã xây dựng một địa đạo mà cho đến giờ, rất nhiều du khách nước ngoài khi được tận mắt chứng kiến cũng phải xuýt xoa và ca ngợi về sự thông minh cũng như sáng tạo, kiên cường của những con người Việt Nam nhỏ bé.

Có rất nhiều dòng cảm xúc về nơi này: “Địa đạo Vịnh Mốc giống như một toà lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất, giấu kín biết bao điều kỳ lạ về những con người đã làm ra nó và thời đại nó đã sinh ra”.

Địa đạo được xây dựng thông minh nên dù nằm sâu dưới lòng đất vẫn có hệ thống thông gió tự nhiên và ánh sáng đầy đủ. Các khu vực để nhân dân ở, vào thời điểm đông nhất có thể chứa được hơn cả ngàn người, các khu vực sinh hoạt như trên mặt đất như nhà bếp để nấu ăn, phòng sinh hoạt, phòng họp, nhà hộ sinh, y tế, giếng nước,… đều đủ cả. Người ta gọi địa đạo Vịnh Mốc là “làng hầm” cũng vì vậy.

vinh_moc_vinh-linh-quang-tri-2

Địa đạo Vịnh Mốc mang đầy dấu ấn và sự sáng tạo của quân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh gian khổ, từ 1965 – 1972.

vinh_moc_vinh-linh-quang-tri-3

Ngoài địa đạo Vịnh Mốc của Việt Nam, tờ Thrillist còn nhắc đến nhiều điểm du lịch khác như Tu viện Tatev – Armenia, Tu viện Taktsang Palphug của Bhutan, Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien của Brunei, Sông Irrawaddy ở Myanmar, Cung điện Mulee Aage – Maldives, Cánh đồng muối Taepyeong – Hàn Quốc, ruộng bậc thang Banaue ở Philippines, Annapurna Circuit ở Nepal và vách đá Flaming ở Mông Cổ.

[nguon]Nguồn: http://motthegioi.vn/luxury-living/du-lich/vinh-moc-diem-den-hap-dan-viet-nam-chua-duoc-kham-pha-257626.html[/nguon]