Chuyên mục lưu trữ: Địa Danh

Các địa danh lịch sử, du lịch nổi tiếng ở Quảng Trị

Mê mẩn trước hang động Trăng Tà Puồng mới được phát hiện ở Quảng Trị

Sau hang động Brai (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), chúng tôi tiếp tục khám phá những hang động ít có dấu chân người đặt đến ở xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa) và không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ từ những kiến tạo của thiên nhiên.

hang-dong-ta-puong

Khối thạch nhũ ngay cạnh cửa hang Trăng Tà Puồng.

hang-dong-ta-puong-2

Những hang động này nằm gần tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh tây. Nếu đi từ trung tâm thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa thì khoảng cách chừng 55km.

hang-dong-ta-puong-3

Đường vào các hang động không xa, nhưng phải vượt những những phiến đá có cạnh sắc…

hang-dong-ta-puong-4

Và lội qua những con suối nhỏ.

hang-dong-ta-puong-5

Thậm chí, phải bám vào dây rừng, để mò mẫm từng bước một.

hang-dong-ta-puong-6

Hang Trăng Tà Puồng (ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt) còn được gọi là hang A Xóc. Cửa hang nằm ở nơi cao, rộng dưới chân ngọn núi đá rất lớn

hang-dong-ta-puong

Khối thạch nhũ lớn đầu tiên xuất hiện chỉ cách cửa hang chừng 30 mét lấp lánh dưới ánh sáng của đèn pin

hang-dong-ta-puong-7

Hang rất rộng, trần hang thõng xuống những khối thạch nhũ, nước nhỏ giọt. Bên dưới, trảng cát mịn được bồi lấp nhờ con suối.

hang-dong-ta-puong-8

Trong hang có một con suối ngầm, nước trong vắt, mát lạnh.

hang-dong-ta-puong-9

Dày đặc những khối thạch nhũ khổng lồ cách cửa hang khoảng 100 mét

hang-dong-ta-puong-10

Thạch nhũ có hình thù kỳ dị, kết thành từng khối lớn khiến những thành viên trong đoàn mê mẩn

hang-dong-ta-puong-11

Cách cửa hàng khoảng 200 mét, con suối ngầm là lối đi duy nhất nước quá sâu, không thể di chuyển được. Theo anh Hồ Văn Bộ – phó thôn Trăng Tà Puồng thì hang này có khả năng rất dài. “Nó kéo dài theo con suối ngầm vài km. Nhưng chưa ai vượt qua những đoạn nước sâu vì quá tối, không có phương tiện”

hang-dong-ta-puong-12

Cũng là những khối thạch nhũ, nhưng không lớn như ở hang Trăng Tà Puồng

hang-dong-ta-puong-13

Khối thạch nhũ kéo dài từ trần hang xuống nền

hang-dong-ta-puong-14

Trần hang phẳng như được đẽo gọt, bất ngờ thỗng xuống vô vàn khối thạch nhũ

hang-dong-ta-puong-15

Thực trang chung ở các hang động tại Quảng Trị, các khối thạch nhũ bị cưa xẻ, phá bỏ vì mục đích riêng của các du khách “bụi”

hang-dong-ta-puong-16

[nguon]Nguồn: http://laodong.com.vn/khoa-hoc/me-man-truoc-hang-dong-trang-ta-puong-moi-duoc-phat-hien-397183.bld[/nguon]

100 bức ảnh “Quảng Trị- Những dòng sông huyền thoại”

Sông Hiền Lương, sông Thạch Hãn… là những chứng tích lịch sử đầy đau thương của mảnh đất Quảng Trị anh hùng.

Nhân dịp Kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), chào mừng 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2015), Bảo tàng tỉnh Quảng Trị đã tổ chức trưng bày những hình ảnh, tư liệu với chủ đề Quảng Trị – Những dòng sông huyền thoại”.

Thông qua hơn 100 bức ảnh được trưng bày tại triển lãm, đã tái hiện rất sinh động về cuộc chiến đấu anh dũng, bất khuất của quân và dân “vùng đất thép”.

dong-song-huyen-thoai-o-quang-tri

Triển lãm ảnh đã thu hút rất nhiều thế hệ đến tham quan, tìm hiểu, đặc biệt là các cựu chiến binh (Ảnh: Đăng Đức)

Đây là những sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu đã diễn ra dọc đôi bờ các dòng sông trong những năm tháng chiến tranh: sông Hiền Lương với nỗi đau chia cắt đôi bờ Bắc – Nam suốt 21 năm, nơi đã chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ, bi hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh vì khát vọng thống nhất đất nước; dòng sông Hiếu Giang – con đường huyết mạch đã làm nên một “Bạch Đằng trên sông Hiếu” lẫy lừng chiến công trong kháng chiến; dòng sông Thạch Hãn lịch sử nơi có biết bao người con kiên trung của Tổ quốc nằm xuống trong chiến dịch 81 ngày đêm máu lửa Thành Cổ – Quảng Trị 1972…

Các bức hình và tư liệu được sắp xếp theo 3 chủ đề chính: Diện mạo địa lý, địa hình các dòng sông; Quảng Trị – những dòng sông huyền thoại; hoài niệm về những dòng sông…

dong-song-huyen-thoai-o-quang-tri-1

Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải năm 1961

loa-phong-thanh-bo-bac-ben-hai

Một trong những dàn loa phóng thanh ở bờ Bắc sông Bến Hải, năm 1964

cau-hien-luong-bi-sap

Cầu Hiền Lương – trên sông Bến Hải bị đánh sập năm 1968 sau hàng loạt đợt công kích

lang-xom-ben-bo-song-ben-hai-qt

Làng xóm đôi bờ sông Bến Hải bị hủy diệt sau những đợt đánh phá ác liệt của bom đạn Mỹ – Ngụy

quan-dan-vinh-linh

Quân dân Vĩnh Linh vừa chiến đấu, vừa sản xuất để chi viện cho chiến trường miền Nam

cau-phao-hien-luong

Cầu phao Hiền Lương nối hai bờ Bắc – Nam sông Bến Hải những ngày đầu giải phóng, năm 1972

nhan-dan-cam-lo-chuyen-vu-khi

Nhân dân Cam Lộ vận chuyển vũ khí, lương thực vượt sông Hiếu chi viện cho chiến dịch

nu-du-kich

Nữ du kích đưa bộ đội đặc công vượt sông chiến đấu

bo-doi-doan-126

Bộ đội Đoàn 126 cùng nhân dân bờ Bắc sông Hiếu làm vật cản trên sông  Gia Độ để đánh tàu chiến Mỹ

cau-phao-dong-ha

Cầu phao Đông Hà những ngày đầu giải phóng

vuot-song-thach-han

Các chiến sĩ Phân đội 8, Đại đội 4 vượt sông Thạch Hãn tham gia trận chiến tại Thành Cổ – Quảng Trị

niem-vui-chien-thang-bac-song-thach-han

Niềm vui mừng khi đón đồng đội trở về tại bờ Bắc sông Thạch Hãn sau chiến dịch mùa Hè đỏ lửa 1972 (Ảnh Tư liệu)

[nguon]Nguồn:http://dantri.com.vn/van-hoa/100-buc-anh-quang-tri-nhung-dong-song-huyen-thoai-1430617760.htm[/nguon]

Hàng rào điện tử 2 tỷ USD McNamara năm xưa ở Quảng Trị

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara chỉ huy dựng hàng rào điện tử dọc khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 nhằm chặn xâm nhập của quân đội Việt Nam. Tuy nhiên, công trình xem như phá sản từ sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968.

hang-rao-dien-tu-McNamara

Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi của hệ thống các thiết bị điện tử phát hiện xâm nhập, được quân đội Mỹ sử dụng phía nam sông Bến Hải (Quảng Trị), dọc theo khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh. Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương – Bến Hải.

hang-rao-dien-tu-McNamara-1

Hàng rào xây dựng từ tháng 6/1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ là Robert McNamara, tiêu tốn 2 tỷ USD. Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương – Bến Hải.

hang-rao-dien-tu-McNamara-2

Hệ thống gồm 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản, các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất…

hang-rao-dien-tu-McNamara-4

được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10-20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt giáp biển lên Đường 9, tới biên giới Việt Nam – Lào, kéo dài sang Mường Phìn (Lào).

hang-rao-dien-tu-McNamara-5

Hệ thống vật cản gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3 m với đủ các kiểu. Phía trước là bãi mìn dày đặc 500-700 m, chạy suốt tuyến và thường tụ đặc xung quanh các cứ điểm. Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương – Bến Hải.

hang-rao-dien-tu-McNamara-6

Căn cứ quân sự Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến McNamara, nằm phía đông Quốc lộ 1A, thuộc xã Gio Phong, huyện Gio Linh, cách cầu Hiền Lương chừng 7 km về phía nam.

hang-rao-dien-tu-McNamara-7

Tại các cứ điểm được lắp nhiều đèn pha để phát hiện xâm nhập vào ban đêm. Hàng rào điện tử McNamara xem như bị phá sản từ sau năm 1968, sau khi quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Mậu Thân và cuộc tấn công căn cứ Khe Sanh (Quảng Trị). Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương – Bến Hải.

hang-rao-dien-tu-McNamara-8

Vùng đất rộng nhiều km từ sông Bến Hải vào đến hàng rào bị giải tỏa trắng. Hàng tấn bom đạn được ném xuống đây để ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Bom đạn có thể thiêu đốt sắt thép nhưng không thể nung chảy được ý chí, khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam. Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương – Bến Hải.

hang-rao-dien-tu-McNamara-9

Đỉnh Dốc Miếu trước kia là trận địa pháo của địch, giờ là tượng đài chiến chiến thắng giao liên.

hang-rao-dien-tu-McNamara-10

Người dân cho biết, phía đồi đất đỏ nơi từng là căn cứ Dốc Miếu nay chỉ còn khoảng 6 lô cốt. Đa phần lô cốt đã bị lấp trong quá trình canh tác của người dân. Rất nhiều cái bị phá để lấy sắt.

hang-rao-dien-tu-McNamara-11

Hơn 10 năm trước, từng có có dự án tôn tạo Dốc Miếu và phục hồi hàng rào điện tử McNamara. Đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai và đã được chuyển về tỉnh Quảng Trị tiếp quản

hang-rao-dien-tu-McNamara-12

Nhiều cựu binh trở về thăm chiến trường xưa ở Dốc Miếu, nhìn cánh đồng xanh ngút ngàn lòng đầy vui sướng nhưng vẫn đau đáu giá như có thể tái tạo một phần hàng rào McNamara để lưu giữ ký ức chiến tranh, giúp thế hệ sau hiểu thêm về gian khổ, ác liệt và những hy sinh, mất mát để có được độc lập như hôm nay.

hang-rao-dien-tu-McNamara-13

Ngày nay, màu xanh đã bao phủ trên hàng rào điện tử McNamara năm xưa.

[nguon]Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hang-rao-dien-tu-2-ty-usd-mcnamara-nam-xua-2985278.html[/nguon]