Tất cả bài viết của Mr Bom

Đang chăn trâu, chặt chuối , cắt cỏ tại làng

Những sản vật đem lại bạc tỷ ở vùng Cùa

Vùng Cùa còn gọi khu vực Tân Sở, gồm 2 xã Cam Chính, Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Cách đây gần 130 năm, vùng Cùa được vua Hàm Nghi chọn xây dựng thành Tân Sở làm nơi kháng chiến chống giặc Pháp đô hộ. Ngày nay, vùng Cùa nổi tiếng trong và ngoài nước, bởi những sản vật thơm ngon đặc biệt của nó…

Vùng Cùa nằm trên một vùng gò đồi lẫn bình nguyên rộng lớn về phía Tây Nam huyện Cam Lộ, với khoảng hơn 3.000 ha đất tự nhiên. Từ xa xưa, người dân đã biết tận dụng lợi thế nguồn đất đỏ bazan màu mỡ, trồng các loại cây gắn bó hằng ngày với đời sống con người và có giá trị kinh tế cao, như tiêu, nghệ, mít, chè xanh. Trải qua bao biến cố của lịch sử, người dân vùng Cùa vẫn giữ gìn, phát triển chúng. Ngày nay, những sản vật này ở Cùa đã có mặt khắp nơi trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Hùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Chính, cho hay: “Nhiều năm nay, Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã tập trung thu mua hạt tiêu ở Cùa, phối hợp với bà con nông dân xây dựng thương hiệu cho hạt tiêu này. Năm 2013, hạt tiêu Cùa đã chính thức được công nhận đạt chuẩn quốc tế. Bây giờ, hạt tiêu Cùa đã vào các siêu thị trên cả nước”.

tinh-bot-nghe-vung-cua

Anh Đức đang làm giàu từ việc chế biến tinh bột nghệ Cùa.

Trong câu chuyện về đặc sản của một vùng quê miền trung du đất đỏ bazan, ông Đặng Đỗ Đạt, một nông dân ở xã Cam Nghĩa bấm đốt ngón tay, thong thả bảo: “Với người dân xứ Cùa, bát nước chè xanh không thể vắng mặt trong câu chuyện giao hảo mỗi sớm mai, trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên hay kể cả những tiệc tùng cưới hỏi”.

Đó cũng là minh chứng sinh động cho hình ảnh khắp thôn xóm ở Cùa, ai ai cũng trồng chè. Nhà trồng nhiều thì dăm bảy chục gốc, nhà ít thì chục gốc, có nhà còn dùng chè trồng thành tường rào xanh ngút…

Chia tay ông Đạt, tôi đến gặp anh Trần Minh Đức, ở thôn Bảng Sơn, xã Cam Nghĩa. Anh Đức từng là giáo viên có thu nhập ổn định, nhưng rồi bỏ phố về quê để gắn bó với cây nghệ quê nhà. Hỏi duyên cớ, anh cười hiền, thổ lộ: “Tôi không thích hợp mấy với nghề dạy học, hơn nữa nhiều năm liền sống ở chốn thị thành, song trong tâm thức tôi không lúc nào rời xa được vùng đất rơm rạ ở quê. Vậy nên tôi quyết định trở về đây để lập nghiệp theo cách riêng của mình”.

Ngày ngày, trên khắp vùng Cùa đều thấy chàng trai trẻ – thạc sĩ ngành kinh tế Trần Minh Đức vào tận các hộ dân để thu mua củ nghệ tươi. Sản phẩm làm ra, anh đưa lên mạng, tìm nơi tiêu thụ. Đến bây giờ, khách hàng của anh đã có khắp trong nước, từ TP Hồ Chí Minh ra đến Hà Nội. Bình quân mỗi năm anh chế biến khoảng 40 tấn nghệ tươi, cứ mỗi tấn cho ra 70kg tinh bột nghệ. Với giá hiện tại dao động từ 500-700 ngàn/kg, trừ tiền nhân công, chi phí, mỗi tháng, anh thu lãi 30-40 triệu đồng…

[nguon]http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/San-vat-vung-Cua-379961/[/nguon]

Quảng Trị: Năm mới vui nông thôn mới

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Trị đã có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), tăng 18 xã so với năm 2010.

Để có thành quả đó, trong 5 năm qua (2011-2015), Quảng Trị đã đầu tư 6.915,2 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Trong đó, nhân dân đóng góp bằng tiền mặt, công lao động và hiện vật quy ra tiền là 1.153,7 tỷ đồng; vốn tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 24.694 tỷ đồng.

Ngoài 18 xã đạt chuẩn, Quảng Trị còn có 8 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 59 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,9% cuối năm 2010 xuống 9,26% năm 2015. Quảng Trị phấn đấu đến năm 2020 có 40-50% số xã đạt chuẩn NTM; 2 huyện đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn gấp 2 lần so với năm 2010. Để đạt mục tiêu này, dự kiến tổng vốn đầu tư NTM giai đoạn 2016-2020 tại Quảng Trị là trên 5.500 tỷ đồng.

quang-tri-don-dien-doi-thua-2016

Quảng Trị đã tập trung dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và đưa máy móc vào sản xuất. 

xay-dung-moi-va-nang-cap-duong-giao-thong-2016

Trong 5 năm, Quảng Trị đã đầu tư xây mới và nâng cấp hơn 1.000km đường giao thông nông thôn. Hiện đã có 25/117 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông.

thuy-loi-o-quang-tri-2016

Đã có 90 công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng để phục vụ tưới tiêu.

dien-luoi-quoc-gia-ve-ban-lang

Đến cuối năm 2015, Quảng Trị có 99,5% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Mới đây, điện đã được kéo về các bản làng xa xôi ở thôn Cu Pua (xã Đakrông, huyện Đakrông).

ky-thuat-trong-san-2016

5 năm qua, các DN đã đóng góp 776 tỷ đồng cho NTM. (Cán bộ Công ty Thương mại Quảng Trị hướng dẫn kỹ thuật trồng sắn cho đồng bào Vân Kiều, Pa Kô).

chung-tay-xay-dung-nong-thon-moi-2016-tai-quang-tri

Phong trào Quảng Trị chung sức xây dựng NTM được toàn dân hưởng ứng như một cuộc “cách mạng” thay đổi tư duy, nếp sống.

lanh-dao-tinh-kiem-tra-san-xuat

Lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành kiểm tra ruộng áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

Nguồn Dân Việt

Men say dòng Đakrông huyền thoại

Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Nam và Đông Nam huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, có chiều dài 85 km. Trong hệ thống sông Đakrông có nhiều con suối tương đối lớn đổ ra như Paây, Scam, Ra Ngao, Ta Sam Ba Le, Rơlay…

Sông Đakrông ngày nay nằm dọc theo Quốc lộ 9 nối Đông Hà – Lao Bảo. Những năm chiến tranh, dòng Đakrông này gắn với chiến dịch Đường 9 huyền thoại cùng những lần vượt sông vào Nam đánh giặc của bộ đội ta.

Bài hát “Sông Đakrông mùa xuân về” rất nổi tiếng do nhạc sĩ Tố Hải sáng tác vào đầu năm 1975 đã trở thành bạn đồng hành của những người lính Cụ Hồ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đi dọc con sông gắn với thăng trầm của lịch sử này, du khách sẽ bắt gặp những mái nhà sàn đơn sơ của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Được ngắm cầu Đakrông, trò chuyện với những người dân đôn hậu và khám phá cuộc sống thường ngày, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Vân Kiều nơi đây.

Dòng Đakrông huyền thoại với gập gềnh cuội đá, những dòng chảy mạnh mẽ cùng cỏ cây hoa lá hai bờ tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.

Thời gian gần đây, hai bên dòng Đakrông huyền thoại đã trở thành điểm đến du lịch, nơi chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới của các bạn trẻ. Đến nơi đây, du khách còn có dịp thưởng thức nhiều món ngon như món dê núi, thịt trâu nướng lá trơng, cơm lam… do chính tay đồng bào Vân Kiều làm ra.

song-dakrong-huyen-thoai-0

Cầu vòng lung linh trên sông Đakrông quyện trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ đẹp như một bức tranh được kì công tô vẽ.

song-dakrong-huyen-thoai-1

Những con suối nhỏ đổ vào dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-2

Dòng Đakrông huyền thoại ôm lấy một bản làng Vân Kiều đẹp như tranh.

song-dakrong-huyen-thoai-3

Hoa cỏ, những mỏm đá lớn với đủ hình dạng tạo điểm nhấn cho sông Đakrông thêm lung linh.

song-dakrong-huyen-thoai-4

Trong chiến tranh chống Mỹ, đoạn sông Đakrông là điểm vượt bí mật của tuyến tuyến đường mòn Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh đầu tiên với ba bến vượt: Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xóm Rò…

song-dakrong-huyen-thoai-5

Vì nguồn nước sạch còn thiếu nên cứ chiều chiều, những đứa trẻ người Vân Kiều lại ra sông Đakrông tắm rửa, bắt cá.

song-dakrong-huyen-thoai-6

Khung cảnh non nước Đakrông khiến bao người say đắm.

song-dakrong-huyen-thoai-7

Cầu treo Đakrông nối đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử.

song-dakrong-huyen-thoai-8

Người dân sống hai bên bờ sông có thói quen đem mặt hàng nông sản như măng, dứa, chuối… ra Quốc lộ 9 bán cho người qua đường kiếm tiền, đồng thời quảng bá sản phẩm địa phương.

song-dakrong-huyen-thoai-9

“Phượt” dọc sông Đakrông đem lại nhiều điều thú vị cho du khách nước ngoài.

song-dakrong-huyen-thoai-10

Những người phụ nữ thường đi dọc sông Đakrông hái đót về đan chổi đem bán.

song-dakrong-huyen-thoai-11

Còn đàn ông thì đi trồng, nhổ sắn. Vì địa hình hiểm trở, phương tiện cơ giới không thể chuyên chở nên người dân nơi đây tự chế cáp treo để vận chuyển nông sản vượt sông suối, núi đèo.

song-dakrong-huyen-thoai-13

Kiến trúc nhà sàn gắn với đồng bào Vân Kiều – Pa Kô và gắn liền với dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-14

Những đứa trẻ sống bên dòng Đakrông.

song-dakrong-huyen-thoai-15

Bình yên trên dòng Đakrông.

Nguồn Dân Việt