Tất cả bài viết của Mr Bom

Đang chăn trâu, chặt chuối , cắt cỏ tại làng

Gio Linh ơi!

Nếu đi dọc chiều dài đất nước
Qua cầu Hiền Lương bạn nhé dừng chân
Mây bồng bềnh dưới làn nước trong xanh
Cờ Tổ Quốc tung bay trong nắng

Đêm trăng nghe câu hò sâu lắng…
Mà một thời cay đắng nổi cắt chia
Dốc Miếu, Cồn Tiên…
… nay xanh mướt vườn chè
Cao su bạt ngàn Gio An, Hải Thái
“Tiếng trống trận” ngày xưa vang vọng mãi
Xoá đói nghèo con cháu tiếp cha anh

Qua Trung Sơn, non nước xanh xanh
Xanh đồng lúa xanh dòng kênh nhỏ
Xanh lũy tre xanh, xanh xanh đồng cỏ
Xanh khói lam chiều…
… thơm cơm tám nhà ai ..

Cửa Tùng… bờ cát trắng trải dài
Vi vu hàng dương hát mãi câu tình tứ
Sóng bạc đầu mà ngàn năm bất tử
Vẫn trẻ trung của tuổi hai mươi

Chiều Cửa Việt, lưu luyến mãi nụ cười
Em gái nhỏ tươi như hoa mời đón
Mực, tôm, cua, vẫn còn tươi rói
Mà ngà say trong gió biển chiều nay

Bỗng bồi hồi khoé mắt cay cay
Đứng lặng bên bao người đồng chí
Trường Sơn, nơi các anh yên nghỉ
Nặng tình Gio Linh nên chẳng muốn về

Tác Giả: Trần Bình

Biển Cửa Việt “hút hồn” du khách

Biển Cửa Việt thuộc địa phận huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cách trung tâm TP.Đông Hà 17km về phía Đông. Du khách khi về thăm biển Cửa Việt đi theo đường xuyên Á, hết sức thuận lợi.

Đến biển Cửa Việt, du khách thoải mái lả lướt, vui đùa. Bởi nơi đây có bờ biển trải dài với bãi cát trắng mịn màng, mặt nước trong xanh, sóng vỗ nhẹ nhàng, bãi tắm thoai thoải.

Dọc theo bờ biển Cửa Việt, hàng quán được dựng san sát nhau phục vụ nhiều món hải sản tươi ngon như mực luộc chấm nước mắm gừng, tôm luộc chấm muối tiêu, cá nướng… Những món ăn này đều được bán với giá phải chăng, đặc biệt là cực kì tươi, ngon đảm bảo ăn một lần là “ghiền”.

Du khách đến biển Cửa Việt nếu muốn lưu trú qua đêm thì lý tưởng nhất là vào khu Resort hiện đại, hoặc các khách sạn quanh khu vực để có “bữa tiệc” du lịch hoàn hảo.

bai-bien-cua-viet-gio-linh

Bình minh Cửa Việt đẹp mê hồn.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-1

bai-bien-cua-viet-gio-linh-2

Bãi biển Cửa Việt thoai thoải, sóng vỗ dịu êm, nước trong xanh. Mỗi năm nơi đây đón nhận khoảng 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-3

Du khách có thể chơi các môn thể thao ở biển Cửa Việt, ngay trên bãi cát mịn, rộng, dài.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-4

bai-bien-cua-viet-gio-linh-5

Sinh vật biển ở Cửa Việt cũng hết sức đa dạng, phong phú.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-6

Du khách có thể trò chuyện với những ngư dân hiền lành chất phác để hiểu thêm cuộc sống ở vùng biển được ví như xứ thần tiên này.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-7

Những con đê biển phủ rêu phong như tấm thảm nổi.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-8

bai-bien-cua-viet-gio-linh-9

Những đứa trẻ ở Cửa Việt thích thú với việc bắt ốc biển đem luộc, nướng thành những món ăn “thèm khó cưỡng”.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-10

Cứ mỗi buổi chiều, khu vực biển Cửa Việt lại thơm nức mùi cá nục nướng. Chỉ cần nghe mùi thơm ấy là cơn thèm sẽ ào tới ngay.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-11

Du khách có thể nghỉ qua đêm ở Cửa Việt tại khu Resort hiện đại hoặc các khách sạn quanh khu vực.

bai-bien-cua-viet-gio-linh-12

Bình yên biển Cửa Việt.

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/bien-cua-viet-hut-hon-du-khach-653250.html[/nguon]

“Một thời Quảng Trị” phiên bản tiếng Anh

Cuốn hồi ký “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng LLVT nhân dân, do Đại tá Lê Hải Triều thể hiện, xuất bản cách đây đã gần 8 năm, số lượng lên tới 13 nghìn bản.

Với 540 trang, cuốn sách đã làm sống lại một thời Quảng Trị với muôn vàn chiến công và ngàn vạn nỗi đau trong những năm tháng không thể nào quên, trên mảnh đất hào hùng mà ông và đồng đội cùng chiến đấu.

Thời gian càng lùi xa, giá trị nhân văn của cuốn sách càng tăng lên. Người đọc như được đi cùng người kể tới những nẻo đường Quảng Trị đau thương mà can trường. Nơi ấy là Cồn Tiên, Dốc Miếu, điểm cao 544 – những địa danh mà quân Mỹ đã coi là “con mắt thần” ngăn chặn quân ta từ miền Bắc vào. Quảng Trị có Thành cổ – một chứng tích lịch sử. Ở đây còn có Đường Hồ Chí Minh – con đường huyền thoại. Quảng Trị có Đường 9 – một con đường đã trở thành “nỗi kinh hoàng” cho kẻ thù. Quảng Trị còn có Đồi Tròn, Quán Ngang, Gio Linh, Làng Vây, dòng sông Thạch Hãn, sông Ba Lòng, con suối La La… Những địa danh ấy mãi mãi vang ngân bởi đã thấm máu bao nhiêu đồng đội của ông.

mot-thoi-quang-tri-phien-ban-tieng-anh

Bìa cuốn sách

Quảng Trị với diện tích 4.746km2 mà có tới 72 nghĩa trang liệt sĩ và hai nghĩa trang “không mộ” – là Thành cổ và đáy sông Thạch Hãn, làm người đọc rưng rưng. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu từng nói: “Máu xương chiến sĩ ta là một phần trầm tích sau này của Quảng Trị”, quả đúng là như thế!

Với cách kể điềm tĩnh, chậm rãi, “Một thời Quảng Trị” đã có những trang viết nhân ái và giàu chất bi tráng khi người đọc thấy hiện về những gương mặt chiến sĩ quả cảm kiên trung như: Cao Như Thiêm, Phan Hữu Mỹ, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Hữu Biều, Phùng Văn Khoét… Về những tấm gương hy sinh đó, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu tâm sự: “Đến bây giờ, mỗi khi nghĩ đến, lòng tôi vẫn đau thắt”. Thái độ ấy, ông dành cho người đã hy sinh, nhưng cũng là nhắn gửi những người đang sống! Bởi có biết đau thương, trân trọng người đã khuất thì mới biết gắn bó với những người đang sống bên mình.

Trên mặt trận mới, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu vẫn nặng lòng với Quảng Trị. Ông đã dành nhiều tâm huyết cho miền đất mà ông từng chiến đấu và gắn bó trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Dường như không phải đến tận bây giờ, mà bao giờ cũng thế, Quảng Trị vẫn là cõi đi về của người chỉ huy Trung đoàn 27 năm xưa và Quảng Trị vẫn là nơi đau đáu trong ông sự lo toan chăm chút thường ngày. Ông từng viết bản tham luận “Quảng Trị với du lịch hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, trong đó có nhiều ý tưởng giàu chất nhân văn. Tâm nguyện của ông là “Tạo dựng lại màu xanh của sự sống cho mảnh đất đã chịu quá nhiều nỗi thương đau khi mà còn đó những cánh rừng trơ trụi lá do chất độc hóa học làm cho cây không nảy được chồi”.

Giáo sư Lê Quang Long – người đã đọc “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu. Giáo sư Long chưa hề gặp tướng Hiệu, nhưng qua cuốn sách, Giáo sư cảm mến con người Nguyễn Huy Hiệu, ông âm thầm dịch nó ra tiếng Anh. Khi dịch xong, Giáo sư Long tìm gặp Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, ông nói: “Tôi đã đọc “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, nó cuốn hút tôi và tôi nảy ra ý định phải dịch cuốn sách ra tiếng Anh, cho bạn đọc trên thế giới, để họ đọc và hiểu về cuộc chiến đấu của nhân dân ta, thêm yêu mảnh đất và con người Việt Nam. Tôi đã dịch hơn một năm, nay tôi gửi tặng Thượng tướng bản dịch”.

Món quà đến với Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu quá bất ngờ, ông xiết chặt tay vị Giáo sư đáng kính. Cuối tháng 12 năm 2015, cuốn sách “Một thời Quảng Trị” phiên bản tiếng Anh được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản và phát hành. Một thời gian không lâu nữa, cuốn sách “Một thời Quảng Trị” sẽ đến tay bạn bè các nước khắp năm châu.

[nguon]Nguồn: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai-tri/mot-thoi-quang-tri-phien-ban-tieng-anh/396725.html[/nguon]