Tất cả bài viết của Mr Bom

Đang chăn trâu, chặt chuối , cắt cỏ tại làng

Đặc sản dân dã Quảng Trị: Mít luộc chấm mắm nêm

Thường xuất hiện trong mâm cơm ngày hè của người dân Quảng Trị, mít luộc chấm mắm nêm là món ăn mang đậm tình quê hồn hậu trong nỗi nhớ của những người con xa xứ.

Hè về là lúc những trái mít non trong vườn đang kỳ phát triển. Người dân Quảng Trị thường tỉa bớt những trái mít non mọc sát nhau để quả phát triển tốt hơn. Nhờ đó, trên mâm cơm gia đình có thêm nhiều món ngon như mít non kho cá, nấu canh tôm thịt, trộn nhộng tằm… Trong đó, đơn giản và dễ làm nhất là món mít luộc chấm mắm nêm.

mit-luoc-cham-mam-nem-quang-tri

 Sau khi luộc chín, người chế biến xắt thành từng miếng vừa ăn rồi bày ra đĩa. Tùy khẩu vị mỗi người mà để nguội hoặc ăn nóng.

Quy trình chế biến món ăn không mấy phức tạp, tuy nhiên cần sự khéo léo để khi sơ chế không bị mủ (nhựa) dính vào tay. Muốn vậy, trái mít lúc vừa hái xuống phải mang ra gọt vỏ dưới vòi nước để mủ trôi theo. Con dao dùng để bổ mít nên bôi một lớp dầu ăn để mủ không dính vào.

Trước lúc bổ mít, bạn cần chuẩn bị một chậu nước lã để sau khi xắt thành từng miếng nhỏ có thể thả ngay vào. Làm như vậy, mít nhả mủ và không bị thâm đen. Khi luộc, miếng mít cũng trắng và đẹp mắt hơn. Người dân nơi đây thường bổ mít theo chiều dọc, thành từng miếng dài. Sau khi luộc mới đem cắt nhỏ để mít giữ được độ giòn, ngọt.

Khâu luộc mít là quan trọng nhất, quyết định chất lượng của món ăn. Nếu luộc không chín, mít sẽ bị sần, cứng, không nhả hết mủ nên sẽ có vị chát và ít thơm. Ngược lại, nếu luộc quá lửa, mít bị mềm, nhão, làm mất đi độ giòn.

Bát mắm nêm pha thêm đường, chanh, ớt, tỏi hấp chín tỏa mùi thơm đậm đà là một phần không thể thiếu, làm nên hương vị khó quên của món ăn. Khi thưởng thức, mít luộc có thể chấm mắm ăn trực tiếp hoặc dùng kèm cùng các loại rau thơm.

mam-nem-quang-tri

Mắm nêm được xem là linh hồn của món ăn

 

 

Chắt chắt và ốc xào bên bờ sông Thạch Hãn Quảng Trị

Chắt chắt ăn kèm bánh tráng giòn tan hay ốc xào với mùi nước cốt dừa thơm đặc trưng là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến thành cổ Quảng Trị.

Ngay cung đường ven sông Thạch Hãn thuộc thị xã Quảng Trị có những quán ăn vặt bán chắt chắt xào hay ốc xào dừa đậm đà vị cay nồng khó quên.

Chắt chắt xào

Cái tên chắt chắt chắc hẳn sẽ gây một sự tò mò cho du khách. Chắt chắt cùng họ với ngao, hến nhưng nhỏ hơn, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè. Chúng sống ở nước lợ trộn lẫn trong cát. Ở vùng nước sâu, người ta dùng cào, đứng trên thuyền để xúc. Ở vùng nước cạn, chỉ cần xắn quần ngang đầu gối rồi dùng tay là có thể cào được chắt chắt.

Chắt chắt được đem về ngâm nước vo gạo để nhả hết bùn. Sau đó chà xát thật sạch vỏ chắt chắt rồi đổ vào nước đang sôi, dùng đũa khuấy đều để tách ruột. Dùng rổ đãi như đãi gạo là lấy được phần ruột (nước luộc chắt chắt để thật lắng rồi lọc, đem nấu canh hoặc nấu cháo sẽ rất ngọt.)

chat-chat-xao-quang-tri

 Chắt chắt xào là món ăn vặt rất thú vị khi đến Quảng Trị.

Ruột chắt chắt sau khi để thật ráo nước sẽ xào với dầu ăn, thêm gia vị và đừng quên rắc vào một ít tiêu, rau thơm thái nhỏ. Món chắt chắt xào này thường được ăn kèm với bánh tráng. Một đĩa chắt chắt có giá 20.000 đồng.

Ốc xào dừa

Ốc xào dừa là món quen thuộc khắp đất nước nhưng hương vị tại vùng quê Quảng Trị thì không lẫn vào đâu được bởi vị cay ngọt đậm đà.

Cũng như chắt chắt, sau khi ốc được bắt về ngâm nước vo gạo trong khoảng hai giờ để nhả hết nhớt và bùn đất, sau đó chặt bỏ phần đuôi. Phi thơm tỏi, thêm xả, sau đó cho ốc, nước cốt dừa vào nấu, nêm gia vị rồi đảo đều tay trong khoảng 15 phút.

oc-xao-quang-tri

 Ốc xào dừa được bán nhiều ở các quán ăn vặt bên dòng sông Thạch Hãn.

Món ốc này phải được ăn nóng cùng với ít rau răm thái nhỏ. Nước chấm mằn mặn có thêm chút ớt và tỏi băm nhỏ. Ốc có vị béo ngọt và thơm mùi cốt dừa đặc trưng, hòa với mùi tỏi phi và chút cay nồng của ớt khiến bạn không khỏi xuýt xoa khi thưởng thức. Một đĩa ốc xào có giá 20.000 đồng.

[nguon]Nguồn: http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/chat-chat-va-oc-xao-ben-bo-song-thach-han-3291036.html[/nguon]

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam quản lý rủi ro thiên tai và sơ cấp cứu

Với tổng kinh phí gần 500.000 USD do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ, từ nay đến hết tháng 3/2017, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ tập trung cho việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai và sơ cấp cứu.

Nhân dịp kỷ niệm 69 năm thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11), Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức lễ công bố dự án “Nâng cao năng lực các cấp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong quản lý rủi ro thiên tai và sơ cấp cứu” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với tổng kinh phí gần 500.000 USD.

dien-tap-phong-chong-thien-tai

Diễn tập sơ cấp cứu cho người dân bị nạn trong thiên tai

Dự án kéo dài 18 tháng (1/10/2015-31/3/2017), tập trung vào các hoạt động phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ, đảm bảo tính bền vững của các đội ứng phó thảm hoạ cấp tỉnh, nâng cao kỹ năng ứng phó thảm hoạ và sơ cấp cứu cho thành viên các đội ứng phó thảm hoạ tại Trung ương Hội và Hoà Bình, Quảng Trị, Bạc Liêu. Đây cũng là một trong 4 ưu tiên chiến lược của Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius cho biết: “Chương trình mà chúng ta khởi động hôm nay sẽ hỗ trợ đào tạo công tác cấp cứu, quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp xã. Dự án sẽ giúp ích cho khoảng 20.000 người tại các tỉnh Bạc Liêu, Hòa Bình và Quảng Trị”.

Đây là lần đầu tiên, USAID tài trợ dự án trực tiếp cho Hội chữ thập đỏ Việt Nam, thiết lập dấu mốc mới trong quan hệ đối tác giữa 2 bên nhằm giúp bảo vệ tính mạng, tài sản và sinh kế tại Việt Nam. Trước đó, thông qua Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Hội Chữ thập đỏ Mỹ, USAID cũng đã tài trợ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai một số dự án về tăng cường khả năng chống chịu thiên tai tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi, dự án Phòng chống đại dịch cúm (H2P), dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam; đồng thời hỗ trợ chương trình ứng phó khẩn cấp khi thiên tai lớn xảy ra tại Việt Nam.

Được biết, từ năm 2000, USAID đã cung cấp hơn 14 triệu USD nhằm đáp ứng những nhu cầu ứng phó khẩn cấp và thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam, riêng năm 2014 ngân sách hỗ trợ đã đạt 3,5 triệu USD.

Về phía Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, hàng năm cũng triển khai 10 dự án quốc tế về quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng; thành lập và đưa vào hoạt động tốt mô hình Đội ứng phó thảm họa cấp quốc gia, 28 đội cấp tỉnh và 159 đội cấp xã…

[nguon]Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/quoc-te/hoa-ky-ho-tro-viet-nam-quan-ly-rui-ro-thien-tai-va-so-cap-cuu-20151123124826312.htm[/nguon]