Tất cả bài viết của Mr Bom

Đang chăn trâu, chặt chuối , cắt cỏ tại làng

Nhớ mãi giờ dạy Truyện Kiều trên đất thép Vĩnh Linh

Là một giáo viên văn, tôi rất yêu thích Truyện Kiều và đã thuộc lòng từ khi còn rất trẻ…

Năm 1973, tôi là một giáo viên K8 ở Ninh Bình, theo học sinh Vĩnh Linh trở về quê hương bên dòng Bến Hải. Khi ấy, ta mới giải phóng dòng sông Thạch Hãn, nghĩa là khói lửa chiến tranh, âm vang trận mạc còn nóng bỏng. Vĩnh Linh – Quảng Trị mới bắt đầu trở lại với muôn vàn khó khăn để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới. Mọi thứ còn rất thiếu thốn nhưng không thể thiếu trường cho con em học sau một thời gian sơ tán xa quê.

trieu-kieu-tren-dat-thep-vinh-linh

Hội thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều do UBND huyện Nghi Xuân tổ chức

Tôi được lên lớp trong một ngôi trường ở thị trấn Hồ Xá, tuy chưa khang trang nhưng cũng không còn là tranh tre, nứa lá. Trường cũng đã mang tầm vóc bề thế của một mảnh đất anh hùng vươn dậy qua khói lửa chiến tranh… Tâm thế ấy đã làm cho tôi không thể quên một giờ dạy đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Sau khi giới thiệu tác giả, tác phẩm, tôi đọc văn bản đoạn thơ và mời một học sinh đọc. Sau đó, tôi hỏi cả lớp: Em có nhận xét gì về âm hưởng của đoạn thơ, nó có gì khác so với đoạn mô tả Tài sắc chị em Thúy Kiều? Lớp học như sôi động cả lên, trả lời đồng loạt: Thưa thầy! ồn ã hơn, kịch tính hơn và đau xót nữa. Tôi gợi ý: Đoạn trích như một màn bi hài kịch. Theo các em, đâu là nhân vật, đâu là lời thoại và đâu là xung đột? Một em trả lời ngay: Nhân vật có 3: Mã Giám Sinh, Thúy Kiều và bà mối. Tôi cổ vũ: Đúng! rất đúng! Bỗng một em đứng dậy nói ngay, làm cho cả lớp rất ngạc nhiên: Thưa thầy! Đúng nhưng chưa đủ, theo em, nhân vật trung tâm nhất là đồng tiền. Chính đồng tiền đã chi phối tất cả. Vì thế, đoạn thơ mới kết thúc bằng một lời tuyên bố: Tiền lưng đã có việc gì chả xong.

Tôi không thể không tán dương và khen ngợi những phát hiện mới của em. Nhưng rồi chính em đó lại nói luôn: Sao thầy lại bảo em phát hiện, mà chính Nguyễn Du mới là người phát hiện. Lặng đi một chút đầy bất ngờ và thán phục, tôi tiếp tục hỏi: Vậy xung đột chính của đoạn trích là gì và em hãy phân tích những lời thoại của các nhân vật? Xung đột thì có em trả lời được ngay rất tường minh, chính xác, đó là: xung đột giữa giá trị phẩm chất cần được tôn trọng, bảo vệ với sự lố bịch, bỉ ổi, trơ tráo của bọn con buôn.

Đến lời thoại thì tôi thật bất ngờ trước những phát hiện của học sinh. Có thể đây là tình huống gây không ít lúng túng cho người dạy: Thưa thầy, lời thoại thì diễn ra giữa kẻ mua – bọn buôn người chỉ biết “cò kè bớt một thêm hai” với bà mối như một kẻ cò mồi. Cả hai đều vì tiền…

Tôi say sưa thuyết giảng về bản chất trơ trẽn, lố bịch của bọn buôn người, sự khôn ngoan lọc lõi của bà mối. Từ đó, cao giọng mà nói về thái độ, tấm lòng Nguyễn Du. Học sinh chăm chú nghe. Bỗng một em xin phát biểu: Thưa thầy! Thưa cả lớp! Theo em, bài này không nên nói nhiều đến lời thoại cùng với những người phát ngôn mà nên phân tích nỗi đau nhân vật không lời thoại. Đó là đồng tiền. Còn nàng Kiều, nhân vật chính không nói câu nào. Kiều đã câm lặng từ đầu đến cuối. Nàng Kiều đã bị vật hóa; mà đã là hàng hóa thì vô tri, câm lặng. Nỗi đau của Kiều là chỗ đó. Ở đây, giá trị thực không được lên tiếng, mà kẻ lên tiếng lại là những người chà đạp lên giá trị ấy. Sự đồng cảm, sự chia sẻ và nỗi đau của Nguyễn Du cũng là ở chỗ đó.

Trước tình huống ấy, dĩ nhiên là giáo án của tôi đã bị “cháy” nhưng tôi cảm nhận rằng, bài giảng rất thành công. Con người Quảng Trị không chỉ biết gan lì chịu đựng, dũng cảm, hiên ngang trước quân thù mà còn rất tinh tế, nhạy cảm, biết rung động trước vẻ đẹp thẩm mỹ mà văn chương đưa lại… Có lẽ đây cũng là nét đẹp văn hóa làm ngời thêm bản chất thép của con người Vĩnh Linh anh hùng

Sau giờ giảng, tôi bâng khuâng nghĩ mãi về bài dạy của mình… Suy nghĩ bỗng bị ngắt quãng khi tiếng đại bác bên bờ sông Thạch Hãn gầm vang, trút lửa lên đầu thù…

Nguồn Báo Hà Tĩnh

Dạy trẻ khuyết tật: Không chỉ là yêu thương…

GD&TĐ – Với các thầy cô giáo làm công tác giáo dục học sinh khuyết tật, chỉ niềm say nghề là chưa đủ; để thực sự gắn bó với công việc lắm gian nan này còn cần rất nhiều sự hy sinh và tình yêu thương…

Có thể thấy rõ điều này trong câu chuyện của những nhà giáo được vinh danh tại Lễ tuyên dương các nhà giáo và cán bộ quản lý tiêu biểu trong giáo dục học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ ba tổ chức sáng nay (26/11) tại Hà Nội.

tuyen-duong-day-tre-giao-duc

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các thầy cô giáo

Thầy cô như cha, mẹ

Không đơn giản chỉ là dạy học, các thầy cô giáo làm công tác giáo dục học sinh khuyết tật còn phải kiêm thêm rất nhiều công việc mà có lẽ chỉ có thể hoàn thành với tấm lòng yêu thương vô bờ bến của người mẹ, người cha.

N.V.T – học sinh Trường tiểu học Lê Văn Tám (Cam Lộ, Quảng Trị) – bị cụt hai cánh tay, hai chân lại một ngắn, một dài nên vận động vô cùng khó khăn. Những ngày đầu cắp sách đến trường với em thật gian nan vô cùng, không chỉ bởi những khuyết tật ngoài cơ thể mà là sự nhút nhát, mặc cảm và tự ti khiến em khó lòng hòa nhập cùng bạn bè, cùng môi trường mới.

Kể về học sinh của mình, cô Hoàng Thị Sành không nhớ nổi mình đã phải mất bao nhiêu thời gian ở bên T để động viên, an ủi, giúp em cảm nhận được tình cảm yêu thương để vượt qua mặc cảm.

“Quản lý một trường có nhiều thuận lợi mà nhiều khi tôi còn thấy khó khăn vô cùng. Vậy nên khó có thể hình dung các thầy cô giáo làm việc trong hệ thống giáo dục học sinh khuyết tật, nhiều trường lại trong điều kiện khó khăn, còn gian khó đến mức nào. Tôi thực sự khâm phục các thầy, cô” – NGƯT Nguyễn Thị Hiền – Hiệu trưởng Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội).

Do không tự phục vụ được bản thân nên mọi sinh hoạt của Tài ở trường, kể cả việc đi vệ sinh, cô Sành đều phải hỗ trợ

“T mất hai tay nên tôi đã hướng dẫn, giúp em kẹp bút vào chân để viết. Khỏi phải nói thời gian đầu, cả cô và trò đã vất vả như thế nào, nhiều lúc mồ hôi đầm đìa, đôi chân tê dại. Nhưng công sức đã được đền đáp khi chỉ cuối năm lớp 1, T đã có thể viết được những chữ cái đơn giản bằng chân.

Ngoài giờ dạy văn hóa, tôi cố gắng giành thời gian hướng dẫn T những kỹ năng cơ bản để em có thể sống tự lập, tự phục vụ, giảm đi sư phụ thuộc vào người khác một cách tối đa có thể” – cô Hoàng Thị Sành tâm sự.

Câu chuyện của thầy giáo Đoàn Văn Ninh – Trường mầm non Đông Mai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) – cũng khiến mọi người cảm phục và xúc động.

Là thầy giáo dạy trẻ mầm non, chỉ bản thân công việc đó thôi cũng đã là thách thức, nói gì đến dạy trẻ mầm non khuyết tật. Ấy vậy mà, hơn 10 năm qua, thầy Đoàn Văn Ninh đã miệt mài đến từng gia đình có trẻ khuyết tật để vận động cha mẹ đưa con đến lớp.

Bằng kiến thức tự học, bằng kinh nghiệm nhiều năm và trên hết là tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, yêu nghề, thầy Ninh đã làm thay đổi nhận thức của rất nhiều phụ huynh cũng như của cộng đồng về trẻ khuyết tật.

Cũng với vốn kinh nghiệm ấy, thầy đã chủ động, tình nguyện bồi dưỡng, chia sẻ cho các đồng nghiệp trong trường, trong huyện, hỗ trợ các thầy cô khác cách xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật, giúp các em được học hòa nhập một cách tự nhiên, phù hợp và có chất lượng.

“Nếu trẻ khuyết tật không được học hòa nhập tốt ở bậc học mầm non, thì làm sao các em có thể hòa nhập và học tốt ở tiểu học” – thầy Đoàn Văn Ninh chia sẻ chân tình.

Còn vô vàn những tấm gương cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ khuyết tật trên khắp mọi miền đất nước, hàng ngày hàng giờ cống hiến và hy sinh thầm lặng. Có những thầy cô đã gắn bó với công việc đầy vất vả, gian nan này cả cuộc đời mình.

Có thể nói đến nhà giáo Võ Thị Hải Nam (Trường THCS Hùng Vương, Tràng An, thành phố Huế). Trong 17 năm liên tục tham gia dạy học sinh khuyết tật, cô đã vận động 100% học sinh khiếm thị trên địa bàn tới trường. Năm học 2009 – 2010, học sinh khiếm thính của cô đã vinh dự đạt giải nhì cuộc thi viết thư UPU toàn quốc.

Hay thầy giáo Quách Nam Phong (Trường THCS Yên Mỹ – Yên Mô, Ninh Bình), không chỉ hết lòng yêu thương học sinh khuyết tật, thầy đã biến tình yêu đó thành những sáng kiến kinh nghiệm quý. Rất nhiều sáng kiến của thầy đã được áp dụng, nhân rộng trong các nhà trường.

Cô Nguyễn Thị Tố Lan – Giám đốc Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật huyện Quảng Trạch, Quảng Bình – trong 18 năm công tác đã tích cực tham mưu cho UBND huyện nâng cấp từ một cơ sở giáo dục chuyên biệt với số lượng học sinh ít ỏi thành Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tại một vùng đất còn rất nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh.

Rồi còn rất nhiều những cái tên khác, như các nhà giáo: Mai Thanh Hải (Trường THCS Quang Trung, Chư Prông, Gia Lai), Nguyễn Thị Lệ Hằng (Trường THCS Thượng Long, Phú Thọ), Nguyễn Thị Huệ (Trường THCS Khai Quang, Vĩnh Phúc)…Các thầy cô đã luôn tìm tòi, sáng tạo, vận dụng các giải pháp để giúp học sinh khuyết tật từng bước hòa nhập với các bạn trong trường, trong lớp, cộng đồng, có nhiều tiến bộ trong học tập. Công việc đó không hề đơn giản vì là cả một quá trình bền bỉ, kiên trì và không ít khó khăn.

tuyen-duong-day-tre-giao-duc-2015

Cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu chia sẻ kinh nghiệm giáo dục học sinh khuyết tật

Những ước mong giản dị

Rất nhiều khó khăn trong công việc, nhưng thật cảm động, khi những ước mong của các thầy cô trước lãnh đạo Ngành chẳng hề vướng chút quyền lợi riêng tư.

Tại lễ tuyên dương,194 nhà giáo đã được vinh dư nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong số này có 57 là cán bộ quản lý, 137 giáo viên các cấp học. Đây là những nhà giáo tiêu biểu, đại diện cho các vùng miền trong cả nước, là những tấm gương sáng về tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Xúc động và tự hào khi được thay mặt hàng nghìn giáo viên dạy trẻ khuyết tật trên cả nước tham dự lễ tuyên dương, cô Võ Thị Hải Nam chỉ mong mỏi lãnh đạo Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức nhiều cuộc giao lưu, học hỏi, gặp gỡ hơn nữa để bản thân được học hỏi những kinh nghiệm quý trong giáo dục học sinh khuyết tật của đồng nghiệp.

Cô Hải Nam cũng mong muốn có thêm nhiều tài liệu tham khảo hơn nữa để phục vụ công tác giảng dạy được tốt hơn. “Tôi mong rằng, sẽ có một cuốn sổ tay nói về cách dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập; hoặc được bổ sung thêm tài liệu giúp giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân cho từng học sinh khuyết tật” – cô Nam chia sẻ ước mong giản dị.

Kiến nghị của cô Hải Nam cũng là tâm tư, mong muốn của những giáo viên khuyết tật tâm huyết với nghề.

Chia sẻ với những khó khăn của các thầy cô giáo, ông Nguyễn Đức Hữu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) – cho biết: Công tác giáo dục học sinh khuyết tật trong thời gian qua, dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng nhiều khó khăn vẫn còn hiện hữu.

Đó là nhận thức của cộng đồng về giáo dục hòa nhập; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giáo dục học sinh khuyết tật; môi trường học tập, sinh hoạt của trẻ em học hòa nhập; vấn đề chính sách, cơ chế, chương trình, tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục phục vụ dạy hoa nhập; việc huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội và cộng đồng…

Để vượt qua những thách thức đó, ông Nguyễn Đức Hữu cho rằng, cùng với sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục, sự chăm lo của toàn xã hội, việc phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục trẻ khuyết tật là vô cùng quan trọng và cần thiết.

“Chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng, các cán bộ quản lý và giáo viên tiêu biểu được tôn vinh ngày hôm nay sẽ là lực lượng nòng cốt và tiếp tục tỏa sáng trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật ở các địa phương và trên toàn quốc” – ông Nguyễn Đức Hữu gửi gắm.

Nguồn Giáo Dục Thời Đại

Hướng dẫn làm bánh sắn nướng thơm ngon tại nhà

Ngô nướng, khoai nướng, bánh ngô, khoai chiên, bánh sắn nướng… là những món ăn vặt hot nhất khi cái lạnh kéo về. Để chế biến những món ăn vặt ấy không khó. Dưới đây là cách chế biến bánh sắn nướng tại nhà đơn giản nhất.

Bánh sắn nướng thơm, nóng ăn là mê

Nguyên liệu:

Sắn: 2 củ khoảng 400g

Đỗ xanh: 1/4 bát con đỗ xanh đã xát vỏ

Sữa đặc, đường trắng, nước cốt dừa, bột năng, dừa bào

cu-san-quang-tri

Cách làm:

Sơ chế nguyên liệu:

Các nguyên liệu sau khi được mua về thì làm sạch. Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, sau đó ngâm vào âu nước lạnh khoảng 1 – 2 tiếng. Tiếp đến mang đi hấp chín, nghiền thật mịn.

Dừa tươi gọt vỏ lụa bên ngoài, thái sợi.

Sắn gọt vỏ, cắt làm đôi, ngâm vào chậu nước lạnh (Lưu ý: trong khi ngâm nhớ bỏ một chút muối trắng vào chậu nước để sắn được trắng hơn), ngâm từ 6 đến 7 tiếng.

banh-san-nuong

Chế biến:

Bước 1: Vớt sắn đã ngâm cho vào nồi luộc hay hấp chín.

Bước 2: Đến khi sắn chín thì vớt ra rổ đợi cho sắn nguội bạn tước bỏ gân sắn ở giữa cũng như những sợ xơ (chỉ để lại phần sắn ngon).

Bước 3: Sau khi sắn đã được chọn lọc phần ngon nhất bạn bóp nát sắn ra.

Bước 4: Trộn đều sắn đã được bóp nhuyễn với đỗ xanh, dừa, sữa đặc, nước cốt dừa, đường, bột năng.

Bước 5: Sau khi hỗn hợp sắn đã xong, bạn lấy một phần nhỏ hỗn hợp đó vo tròn, rồi ấn dẹp vừa ăn. Cứ thế cho đến khi hết hỗn hợp thì thôi.

banh san dspl2.jpg

Bước 6: Cuối cùng bạn cho từng phần bánh đã làm trước đó vào chảo dầu đã đun sôi rán đều, hoặc đem nướng trên than, thỉnh thoảng trở mặt cho vàng đều. Bánh chín lấy ra dùng nóng.

Lưu ý: Tùy vào sở thích ăn mà các bạn có thể rán bánh hoặc nướng bánh. Mỗi một cách thức có một vị ngon riêng.

Ở Vĩnh Hoàng đi bán sắn bị Kiểm Lâm bắt nên ở nhà làm món này ăn chơi. Chứ đi bán làm khổ mấy chú Kiểm Lâm quá  🙂 ăn bánh sắn nướng hoặc mua sắn ở Vĩnh Hoàng thì xem thêm bài này : Đi bán sắn bị kiểm lâm bắt

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!