Tất cả bài viết của Mr Bom

Đang chăn trâu, chặt chuối , cắt cỏ tại làng

Chàng kỹ sư xây dựng mê…đồ nghề làm bánh

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình thủy ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)  nhưng Lê Cảnh Cường (24 tuổi) lại chọn cách mưu sinh không chút dính dáng gì đến ngành học đã theo đuổi suốt 5 năm: bán dụng cụ và nguyên liệu làm bánh. Từ những ngày đầu tập tễnh chưa biết gì, đến nay, cửa hàng nhỏ của Cường đã thu hút được sự chú ý của khá nhiều khách hàng, từ khách lẻ đến khách sỉ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng

Cầm trên tay tấm bằng d, nhưng chàng trai người Quảng Trị này lại rất có “máu” kinh doanh. Tốt nghiệp ĐH năm 2014, Cường xin vào làm trong một công ty xây dựng ở Đà Nẵng. Do công việc khá vất vả, phải đi khảo sát, thực địa ở nhiều địa hình rừng núi phức tạp ở Nghệ An nên sau 2 tháng thử thách, Cường nghỉ việc và khăn gói ra Hà Nội tìm kiếm cơ hội mới. Tại đây, Cường phụ giúp người dì giao hàng và bán các dụng cụ, nguyên liệu làm bánh. Thấy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng, Cường quyết định “làm liều”, quay lại Đà Nẵng để thử sức kinh doanh ngành hàng này. “Hồi đó, Đà Nẵng chưa có nhiều nơi bán dụng cụ và nguyên liệu làm bánh. Nếu có thì giá cũng khá cao do một số loại phải nhập từ nước ngoài về nên ít người quan tâm. Biết là khó nhưng vì mặt hàng này khá mới mẻ, lại đa dạng và thú vị nên mình quyết đem về bán cho bằng được” – Cường chia sẻ.

chang-ky-su-xay-dung-lam-banh

Lê Cảnh Cường bên quầy hàng nhỏ của mình.

Nói là làm, từ đầu năm 2015, Cường bắt đầu lân la thăm dò ý kiến khách hàng trên mạng. Ai cần mặt hàng nào, Cường đặt mua về bán lại cho khách. Với số tiền 5 triệu dành dụm được từ những ngày đi làm trước đó, Cường nhập về những mặt hàng cơ bản, được nhiều người hỏi mua trước. Cứ thế rồi xoay vòng vốn, Cường thuê một căn nhà nhỏ để chứa hàng, mua một tủ lạnh cũ để cất đồ đông lạnh, tự tay đóng các kệ hàng từ những thanh gỗ cũ. Có khi nhập hàng với số lượng lớn, không đủ tiền, Cường phải… ghi nợ. Công việc lúc đầu gặp nhiều khó khăn, bởi một mình phải lo toan mọi thứ, từ đặt hàng, xếp hàng tới tư vấn cho khách, kiêm cả giao hàng.

Kể về những ngày đầu kinh doanh, Cường nói: “Có khi khách gọi giao hàng, mình phải đóng quán và ghi bảng “Đang giao hàng, vui lòng chờ 5 phút” treo trước cửa để khỏi mất khách, rồi tranh thủ giao hàng nhanh. Nhiều khi đến nơi giao hàng lại không có người nhận, gọi điện không được, đành phải tiu nghỉu ra về”. Nhiều rủi ro là vậy, nhưng chàng trai mê kinh doanh ấy vẫn không bỏ cuộc.

Đến nay, sau gần một năm hoạt động, Cường thuê thêm hai người phụ việc, nhờ vậy mà công việc đỡ áp lực hơn. Căn trọ nhỏ cũng là cửa hàng của Cường nay có gần như đầy đủ các dụng cụ làm bánh, từ đồ thủ công cho đến máy móc đắt tiền và đa dạng các loại nguyên liệu làm bánh, làm nước uống… Ngoài các khách hàng nhỏ lẻ, Cường còn chuyên bán sỉ nguyên liệu cho một số cửa hàng bánh ngọt gia đình, các trường dạy nghề, quán café trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, Cường còn cung cấp nguyên liệu cho các thị trường Quảng Trị, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Nghệ An, Gia Lai, Đắc Lắc… với giá khá mềm, được nhiều khách hàng ưa chuộng. “Điều may mắn nhất của mình là gia đình luôn ủng hộ mọi việc mình làm và được khách hàng tin tưởng, lui tới thường xuyên”-Cường tâm sự.

ky-su-lam-banh

Cường đang tư vấn cho khách về các loại nguyên liệu và dụng cụ làm bánh.

Bị khách nhầm là… chị chủ!

Do không biết gì về ngành hàng này, lại không có người chỉ dạy, Cường phải tự mình tìm hiểu từng chút một mỗi khi nhập hàng về bán cho khách. Có khi, Cường phải hỏi qua chính nơi mình nhập hàng, cũng có khi chính khách hàng lại là người chỉ lại cho Cường những kiến thức cơ bản về các loại nguyên liệu. Với tinh thần ham học hỏi, một ngày làm việc của Cường có khi kéo dài đến tận 11-12 giờ đêm vì phải nghiên cứu thị trường và tìm hiểu các ngành hàng. Nhờ vậy mà từ một anh chàng không biết gì về những thứ liên quan đến bánh ngọt, nay Cường đã rành rẽ từng loại nguyên liệu, hiểu được chức năng của từng loại dụng cụ.

Đặc thù ngành hàng mà Cường đang buôn bán khá thu hút nữ giới, đây cũng là lượng khách hàng tiềm năng thường xuyên lui tới cửa hàng, do vậy Cường phải kỹ càng trong các khâu tư vấn cho khách. Cường vui vẻ kể: “Nhiều người thấy mình tư vấn qua mạng nhiệt tình quá, cứ nghĩ mình là nữ. Khi hỏi chuyện toàn gọi “chị ơi”, đến khi đến tận cửa hàng cũng tìm “chị chủ quán”, vì không ai nghĩ một người kinh doanh ngành hàng này lại là nam cả. Những lúc ấy vừa ngại, vừa vui, nhưng nhờ vậy mà mình và khách hàng trở nên thân thiết hơn. Có người sau khi đến đây mua nguyên liệu về làm bánh còn đem tới cho mình thử nữa”. Chị Lan-khách hàng thân thiết của Cường tại Quảng Trị,  chia sẻ: “Mình là chủ tiệm bánh nên rất chú trọng đến nguyên liệu làm ra sản phẩm. Cường đáp ứng gần như đầy đủ các loại nguyên liệu mình cần, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt và giá thì siêu rẻ. Tuy không hiểu nhiều về nghề làm bánh nhưng Cường tư vấn rất nhiệt tình”.

Ở tuổi của Cường, không ít người thành công với lĩnh vực mình đang theo đuổi, nhưng cũng khá nhiều người vẫn lao đao trên bước đường lập nghiệp. Với Cường, quyết định rẽ lối đã gặp không ít khó khăn, mọi thứ vẫn còn bấp bênh, nhưng với khả năng và chí cầu tiến của một người mê kinh doanh và ham học hỏi, hy vọng Cường sẽ còn tiến xa hơn nữa với những dự định của mình. Dù là trái ngành, nhưng với niềm tin và ý chí, thành công không còn là điều quá khó.

[nguon]Nguồn: http://cadn.com.vn/news/64_140738_cha-ng-ky-su-xay-du-ng-me-do-nghe-la-m-ba-nh.aspx[/nguon]

Món ớt ướp độc đáo của người Miền Trung

Không biết do thói quen của cha ông từ thủa nào, hay do khí hậu thời tiết thất thường nơi đây mà người Miền Trung có sở thích là… ăn ớt. Tất cả món mặn đều phảii có tý … cay. Cũng chính vì thế, món ớt ướp trở thành món ăn chính không thể thiếu trong mỗi gia đình người Miền Trung.

Thông thường với trái ớt, người Miền Trung có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Ớt ăn tuơi với canh rau muống, rau khoai; ớt làm nuớc mắm chanh tỏi chua ngọt để ăn với bún, bánh thịt nướng. Ớt cũng được chế biến thành tương, hay phơi khô xay mịn làm ớt bột, để giành kho cá thịt… Nhưng độc đáo nhất trong các món ớt của người Miền Trung mà “không nơi mô” có được là món ớt ướp.

mon-ot-ngam-mien-trung

Bình ớt ướp bày bán nơi chợ.

Ớt ướp là ớt được chế biến theo hình thức muối, tương tự như muối cà, muối dưa nhưng với một kỹ thuật khá …tinh tế, bởi nó không những cần làm đủ các công đoạn của việc muối thực phẩm như chuẩn bị nguyên liệu, các thao tác muối, mà còn đòi hỏi khâu vệ sinh hết sức sạch sẽ của người chế biến.

Người Miền Trung quan niệm, người chế biến nếu có mùi mồ hôi “nặng”, không sạch, không thơm thì sẽ không muối thành công món ớt uớp. Một điều nữa mà đòi hỏi sự “tinh tế” của món ớt ướp là không phải bất cứ loại ớt nào cũng có thể dùng để chế biến thành thức ăn này.

Ớt ướp với người Miền Trung là món ăn ngon bởi nó có vị mặn, vị chua ngọt, cảm giác dai giòn khi ăn và đặc biệt là mùi thơm rất đặc trưng của thứ trái cây lên men tự nhiên. Hơn nữa sau khi được ướp, vị cay của trái ớt sẽ dịu nồng không còn cảm giác “cay xé lưỡi”, dù người ít ăn được vị cay cũng sẽ rất thích món ăn này khi được thưởng thức. Còn với dân Miền Trung “gốc” thì có thể nói là “nghiền” . Chính vì thế, vào mùa thu hoach ớt, gia đình người Miền Trung nào cũng lựa chọn ớt , chọn người “thơm tay” để làm một “vịm” ớt ướp (Vịm là dụng cụ bằng đất nung hoá sành có miệng rộng dung để muối cà, muối dưa và ướp ớt).

mon-ot-ngam-mien-trung-1-2016

Trái ớt ướp kho cùng cá đồng.

Ớt ướp có thể để dành ăn suốt cả năm mà chất lượng sản phẩm vẫn không giảm. Đầu tiên là khâu chọn ớt. Giống ớt thường chọn để ướp là giống “ớt chìa vôi” có trái to, nhiều thịt hay giống “ớt bom” đặc ruột cơm dày.

Hơn thế, Ớt dung để ướp phải là ớt cuối vụ, bởi lúc này trái ớt sẽ có cùi dày, nhiều “thịt”, khi ướp trái ớt sẽ giòn ngon hơn. Không dùng ớt quá chín, chỉ dùng những trái ớt đã già nhưng da vẫn còn xanh hoặc hường (hồng). Nếu dùng ớt chín quá để ướp thì trái ớt sau khi ướp sẽ mềm không có “độ giòn dai”, mất ngon.

mon-ot-ngam-mien-trung-6-2016

Sau khi đã lựa chọn ớt, người nội trợ sẽ dùng kéo cắt bớt cuống trái ớt nhưng vẫn giữ nguyên cuống bởi nếu mất cuống,  trái ớt sẽ bị hư khi ướp. Sau đó, rải ớt trong chỗ sạch và râm mát khoàng vài ngày để ớt được héo tự nhiên, tuyệt đối không phơi nắng, nếu phơi nắng trái ớt sẽ mau héo nhưng ớt ướp sẽ bị bầm và mau hư, không thơm ngon. Khi trái ớt đã héo, sẽ được rửa sạch bỏ vào rổ cho ráo nước rồi tiến hành ướp.

Nguyên liệu để ướp là muối hạt và ớt. Để trái ớt ướp không quá mặn, có độ chua thanh và thơm ngon, người ướp phải biết sử dụng một lượng muối vừa đủ, Nếu nhiều muối sản phẩm sẽ bị mặn, mất ngon, Nếu ít muối sản phẩm sẽ mau hư không sử dụng lâu dài được. Vịm làm ớt ướp phải được rửa sạch, phơi nắng nhiều ngày để tiêu diệt nấm mốc và các vi khuẩn có hại làm hư trái ớt khi ướp.

Sau đó cứ một lớp ớt rải một lớp muối cho đến khi nào gần đầy vịm thì người ướp sẽ dùng một cái mo cau đựơc cắt gọn, rộng hơn miệng vịm đậy kín lại và dùng hòn đá cuội to, nặng đè lện . Ớt càng được nén chặt càng ngon. Cuối cùng, người ướp sẽ nấu nước muối để nguội đổ lên trên vịm ớt ướp nhằm bảo quản không cho vi khuẩn có hại xâm nhập làm hư ớt ướp.

mon-ot-ngam-mien-trung-3-2016

Ớt được ướp khoảng nửa tháng thì “chín”, có thể sử dụng. Một trái ớt sau khi ướp đạt yêu cầu phải có màu vàng bông lý, mình trái ớt dẹt, cứng chắc, khi cắn có cảm giác giòn dai, vị mặn ngọt chua thanh, mùi thơm đặc trưng của ớt tươi lên men và vị cay nồng dịu…

Nhìn những trái ớt ướp đạt yêu cầu rất bắt mắt và hấp dẫn. Ai đã một lần thưởng thức món ớt ướp thì sẽ không quên, đặc biệt là trong những ngày đông lạnh ở Miền Trung. Cũng bởi sự hấp dẫn của nó mà ngày nay, cùng với các loại mắm Miền Trung, ớt ướp trở thành món ngon mà người Miền Trung tha hương mỗi lần nhớ quê đều cảm thấy rất thèm.

Có dĩa ớt ướp hiện diện trong mâm cơm, họ  sẽ cảm thấy hạnh phúc như đang được sống trên mảnh đất quê hương.

 

Cách nấu bánh canh cá lóc Quảng Trị cực ngon

Cách nấu món cháo bột Hải Lăng – cháo bột Quảng Trị – Bánh canh cá lóc Quảng Trị. Với các nguyên liệu có sẵn các bạn có thể tự nấu cho mình 1 nồi Cháo Bột Quảng Trị cực ngon, món ăn đặc sản Quảng Trị .

chao-bot-vat-giuong-quang-tri

Chuẩn bị nguyên liệu

Bột Gạo đã chế biến sẵn hoặc tự làm (đem gạo xay thành bột mịn, rồi cho nước sạch vào nhào kỹ, dùng ống tre cán thành tấm với độ mỏng vừa phải, thái thành sợi nhỏ rời). Nhớ là bột gạo chứ không phải là bột mỳ hay bột lọc.

bot-gao-quang-tri

Cá Lóc – Tràu (chọn cá lóc đồng, cá đang còn sống)

ca-loc-quang-tri

Gia vị: Bánh canh cá lóc Quảng Trị không thể thiếu ném lá, ném củ. tiêu, ớt

cay-nem-cay-nen-quang-tri

Hướng dẫn nấu bánh canh cá lóc

– Bột Gạo : thái bột đã chế biến thành từng sợi nhỏ rời .

– Luộc Cá: luộc Cá vừa độ chín rồi vớt ra ngay để nguội, sau đó bóc hết thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, lấy cho hết xương nhỏ trong các thớ thịt, rồi chỗ xương và đầu cá này đem giã nhỏ lọc lấy nước đun lên làm nước dùng. Thịt cá ướp gia vị, rắc chút hạt tiêu, ớt…và đặc biệt là củ ném giã nhỏ, um lên thật thơm.

– Dùng nồi nước luộc cá làm nước cháo, khi nước vừa sôi lăn tăn, cho tất cả bột, cá đã ướp đủ gia vị vào.

– Khi Bột đã chín tới nhỏ lửa để nồi cháo trên bếp nóng, múc ra tô cho ném lá, ớt bột vào .

Cùng thưởng thức nồi Cháo Bột mùi thơm lựng với tất cả các mùi vị béo ngậy, ngọt ngào của cá tràu, vị cay xé lưỡi của tiêu, ớt, vị đăng đắng của bộ lòng, vị thơm của ném, hành…