Chuyên mục lưu trữ: Địa Danh

Các địa danh lịch sử, du lịch nổi tiếng ở Quảng Trị

Địa đạo Vịnh Mốc – kỳ tích sống trong lòng đất Quảng Trị

Từ thành phố Đông Hà – trung tâm hành chính, thương mại tỉnh Quảng Trị, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc.

Trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại, địa đạo Vịnh Mốc (nay thuộc thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) được mệnh danh là vùng đất lửa vì từng là  “tọa độ chết”, là mục tiêu hủy diệt của địch, máy bay rải bom trên không, pháo bắn từ hạm đội ngoài biển vào. Thế nhưng, chính từ nơi chiến trường ác liệt ấy, bằng sức người và ý chí “nhà nhà đào địa đạo”, “Địch càn, dừng đào; địch rút, tiếp tục đào”, nhân dân Vịnh Mốc đã làm nên một kỳ tích sống trong lòng đất.  Địa đạo Vịnh Mốc đã chở che, bảo toàn mạng sống cho bao người dân.

Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng sâu 23 m được dùng để tránh bom. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.

Kể từ sau ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải và sạch bóng quân thù, địa đạo Vịnh Mốc đã trở thành huyền thoại không chỉ về sức sống kỳ diệu và ý chí quả cảm của con người trong chiến tranh, mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo, một danh thắng du lịch nổi tiếng.

Dù đã nghe nhiều về kỳ tích của địa đạo này, nhưng chỉ khi đến tận nơi, mắt thấy, tai nghe du khách sẽ không thể không thán phục. Địa đạo như hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo dưới lòng đất ở độ sâu từ 10 – 23m có chiều dài hơn 1,7 km; hệ thống giao thông hào chằng chịt được hình thành trong lòng đất đỏ bazan. Càng vào sâu trong địa đạo, không khí càng thêm mát lạnh trái hẳn với không gian chật hẹp bởi lối đi nhỏ.

Thật ngưỡng mộ khi nhìn thấy những hầm tư lệnh, phòng nghỉ, giếng nước, trạm gác, nhà bếp, nhà vệ sinh và nhiều lỗ thông hơi được bố trí một cách hợp lý, khoa học… vẫn vẹn nguyên, lưu dấu xưa nằm sâu dưới lòng đất. Ngạc nhiên hơn cả khi được chứng kiến cảnh tái hiện  sinh hoạt đời thường của người dân và thật sự xúc động khi bước vào ngăn hầm dùng làm bệnh xá, nhà hộ sinh – nơi 17 đứa trẻ đã cất tiếng khóc chào đời trong lửa đạn…

Có đến tận nơi tham quan, khám phá địa đạo mới hiểu được cuộc sống gian lao và lòng sắt đá trung kiên của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống quân xâm lược, giành độc lập tự do cho non sông đất nước.

Địa đạo vịnh mốc cũng cho ta thấy rằng, không điều gì của quá khứ trong những năm tháng chiến đấu, hy sinh và gian khổ lại có thể dễ dàng bị lãng quên. Trong hành trình về với Vịnh Mốc hôm nay, du khách như có thể cảm nhận được hơi thở nóng của cuộc chiến năm xưa, qua đó thêm yêu mến quê hương kiên cường của dân tộc, Tổ quốc mình.

dia-dao-vinh-moc-2016

Lối vào Địa đạo Vịnh  Mốc ngày nay đã xanh rợp bóng mát của các hàng trúc.

hinh-anh-dia-dao-vinh-moc-moi-nhat

Hệ thống giao thông hào phía trên địa đạo.

dia-dao-vinh-moc-3 quang-tri-dia-dao-vinh-moc4

Cửa hầm vào Vịnh Mốc được gia cố rất chặt chẽ.

quan-tri-dia-dao-vinh-moc5 trang-vinh-hoang-dia-dao-vinh-moc6

Tái hiện cảnh sinh hoạt đời thường khi xưa của người dân tại địa đạo Vịnh Mốc.

dia-dao-vinh-moc-quang-tri-7 dia-dao-vinh-moc-quang-tri8

Các lối thông ra Cửa Tùng được ngụy  trang bởi lớp cây rừng che phủ nên nhìn từ xa rất khó phát hiện.

dia-dao-vinh-moc-quang-tri-9

Dọc lối đi du khách dễ dàng thấy những hố bom còn sót lại.

dia-dao-vinh-moc-quang-tri-10

[nguon]Nguồn danviet.vn[/nguon]

 

Thăm Đường 9 huyền thoại

Thăm Đường 9 huyền thoại – Nằm tắm nắng ở bãi biển Cửa Tùng (Quảng Trị), ngắm trời biển trong xanh, nhấm nháp ly cà phê đặc sản Đường 9 (thương hiệu từ thời Pháp thuộc), du khách có thể không biết mình đang ở rất gần những địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước.

Dày đặc dấu tích lịch sử

Là một con đường có vị trí quan trọng về mặt chiến lược đi từ Đông sang Tây vắt ngang 2 nước Việt – Lào nên Pháp bắt đầu xây dựng đường số 9 ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước. Nơi đây từng được chọn làm nhiều cứ điểm quan trọng như căn cứ kháng chiến của phong trào Cần Vương do Vua Hàm Nghi lãnh đạo tại Tân Sở. Ngày nay ở địa phương vẫn còn những di tích lịch sử do quân khởi nghĩa Cần Vương để lại. Những năm 1930, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) – nơi giam giữ những chiến sĩ yêu nước đấu tranh vì độc lập dân tộc. Ngày hôm nay, những bức tường rêu phong, hầm ngầm tra tấn giam giữ tù nhân vẫn còn là nhân chứng cho một giai đoạn đẫm máu giải phóng dân tộc.

cua-khau-quoc-te-lao-bao

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- một địa điểm được nhiều du khách ghé thăm.

Từ bãi biển trong xanh ở Cửa Tùng – nơi được coi là một trong những bãi biển tốt nhất của miền Trung – sau khi đã thưởng thức món bánh ướt đặc sản, du khách có thể qua thăm địa đạo Vĩnh Mốc nằm cách đó không xa. Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là một công trình quân – dân sự. Nơi đây những năm chiến tranh (1966-1972) đã nuôi sống hàng trăm con người ăn ở sinh hoạt. Trong lòng địa đạo có nhiều căn hộ, phòng họp, nhà hộ sinh, kho gạo… Kết cấu địa đạo gồm 3 tầng: Tầng 1 sâu 12m dùng để sống, tầng 2 sâu 15m để chứa lương thực, vũ khí… tầng 3 sâu 23m dùng để tránh bom. Rất nhiều khách du lịch nước ngoài khi đến đây đã cúi đầu thán phục công trình này.

Sau đó khách có thể đến thăm Khu di tích trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ. Nơi đây đã ra đời Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào tháng 6.1969.

Lần theo những chiến công

Từ Khu di tích trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, du khách có thể thăm những địa danh nổi tiếng gắn liền với các trận đánh lịch sử như: Đông Hà, Đầu Mầu, Động Toàn, Làng Vây (trận đánh tăng đầu tiên của thiết giáp Việt Nam), căn cứ 241… và cuối cùng là Khe Sanh. Khe Sanh được lính Mỹ gọi là “Địa ngục trần gian” và là “Điện Biên Phủ thứ 2” của quân đội ta. Khe Sanh cao hơn mặt đất liền 400m và có khí hậu bình nguyên mát mẻ.

Hiện tại Khe Sanh đã trở thành 1 thị trấn nhỏ nhắn, xinh đẹp, với những khu phố mới tiện nghi và là nơi du lịch sinh thái lý tưởng để du khách đến thăm.

Hiện tại đường 9 huyền thoại đã trở thành một tuyến hành lang kinh tế Đông Tây dài 1.450km liên kết 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Tuyến du lịch ở đây thường bắt đầu từ những khu nghỉ mát ở biển như Cửa Việt, Cửa Tùng, qua thành cổ Quảng Trị, qua địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương rồi lên thắp hương Nghĩa trang Trường Sơn. Tiếp đó du khách đi theo đường 9 qua những di tích lịch sử chiến tranh tới Khe Sanh, Lao Bảo. Con đường sau đó đi qua Lào rồi trải rộng cho tới tận Thái Lan.

Người canh giữ địa đạo Vịnh Mốc

Không riêng ngày lễ hội mà cả ngày thường, trước cửa phòng lưu niệm khu di tích lịch sử địa đạo Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị người ta luôn luôn bắt gặp người đàn ông gầy, dáng nhỏ nhắn và dùng những cử chỉ bằng tay để giúp đỡ khách du lịch tới tham quan.

dia-dao-vinh-moc-1

Đó chính là bác Trần Nghỉ ( 61 tuổi, Xã Vĩnh Thạch – Vĩnh Linh – Quảng Trị), nhiều người vẫn gọi người đàn ông nặng lòng với địa đạo này là “Người canh giữ địa đạo Vịnh Mốc”.

61 năm ra vào địa đạo

Sinh ra trên mãnh đất “ lũy thép” Vĩnh Linh, từ nhỏ bác Trần Nghỉ đã theo cha mẹ ra vào địa đạo để sinh sống và cùng bà con Vịnh Mốc đánh địch, tổ chức hàng trăm chuyến thuyền tiếp vận cho đảo Cồn Cỏ. Trong một lần đế quốc Mỹ rải bom sập hầm, bác Nghỉ bị thương và từ đó không nói được (tìm hiểu của PV).

Qua lời “dịch” của người dân địa phương khi bác dùng những ngón tay để nói chuyện, chúng tôi được biết thêm “Với bác, địa đạo là ngôi nhà thứ 2, là những niệm về tuổi thơ, bạn bè, là nơi cất giữ tình cảm gia đình…”.

Ở đó, những bữa cơm lờ mờ trong ánh đèn dầu đến những câu hát ru ngủ là những hình ảnh được bác “kể” lại khi đưa chúng tôi vào hầm địa đạo. Khi đất nước thống nhất, bác chọn cuộc sống độc thân và vẫn ra vào, gắn bó với địa đạo mỗi ngày. Có lẽ, nơi đây đã trở thành một phần máu thịt của bác và không thể tách rời nó.

Chị Lê Tố Hằng (Trưởng ban Quản lí khu di tích LS địa đạo Vịnh Mốc) chia sẻ: “ Bác Nghỉ tuổi đã cao, vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên chúng tôi đã nhiều lần khuyên bác hạn chế ra vào địa đạo nhưng đều nhận được cái lắc đầu. Nhất là vào mùa mưa, đường địa đạo ẩm ướt, mọi người ai cũng sợ bác bị ngã và nói hết cách nhưng bác vẫn không chịu… ”

Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm với ngần ấy thời gian nhưng những mất mát đau thương vẫn còn đó. Nó như những vết cắt sâu cho những nhân chứng lịch sử.

Hướng dẫn viên giỏi…

Địa đạo Vịnh Mốc được biết đến là một công trình quân – dân sự độc đáo trong thời kỳ chiến tranh . Hiện nay, đã trở thành một khu du lịch thu hút khách tham quan khi đến với Quảng Trị.

Dù không phải là người của khu di tích hay đơn vị nào nhưng hằng ngày bác Nghỉ luôn có mặt ở địa đạo Vịnh Mốc từ sáng sớm cho đến cuối ngày để giúp các nhân viên trong BQL di tích quét dọn vệ sinh, mở, đóng cửa và bật, tắt đèn, quạt ở nhà trưng bày.

dia-dao-vinh-moc-quang-tri

Bạn Lê Thanh ( đoàn khách thăm quan Quảng Bình) cho biết: “ Khi vào hầm địa đạo, cũng nhờ cái đèn pin và chỉ dẫn bằng tay nhiệt tình của bác câm mà bọn mình thấy rõ đường đi và không sợ lạc. Mình khâm phục bác và con người xây dựng nên địa đạo này hơn …

Theo tìm hiểu từ người dân địa phương cho biết thêm, khi bắt đầu mở cửa đón khách du lịch thì chính bác Nghỉ là người tình nguyện hướng dẫn viên của khu di tích. Tất cả mọi ngõ ngách, lối đi, trạm gác và nhà hộ sinh… bác đều nằm rõ trong lòng bàn tay. Có lần du khách để quên đồ đạc ở dưới địa đạo nhưng không nhớ đường đi, bác Nghỉ vội vàng chạy xuống tìm rồi mang lên đưa lại cho chủ nhân. Có lẽ, ít ai thông thạo và hiểu biết về địa đạo như bác.

Dù không thể nói được nhưng với nụ cười rạng rở và tình cảm đặc biệt dành cho địa đạo. Với chiếc đèn pin cũ, bác Nghị đã dẫn đường cho hàng trăm lượt khách ra vào khu di tích để rồi khi ra về họ viết nên nhiều dòng cảm xúc về làng hầm này, tất cả đều công nhận “làng địa đạo Vịnh Mốc giống như một toà lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất, giấu kín biết bao điều kỳ lạ về những con người đã làm ra nó và thời đại nó đã sinh ra”.