Hướng dẫn làm bánh sắn nướng thơm ngon tại nhà

Ngô nướng, khoai nướng, bánh ngô, khoai chiên, bánh sắn nướng… là những món ăn vặt hot nhất khi cái lạnh kéo về. Để chế biến những món ăn vặt ấy không khó. Dưới đây là cách chế biến bánh sắn nướng tại nhà đơn giản nhất.

Bánh sắn nướng thơm, nóng ăn là mê

Nguyên liệu:

Sắn: 2 củ khoảng 400g

Đỗ xanh: 1/4 bát con đỗ xanh đã xát vỏ

Sữa đặc, đường trắng, nước cốt dừa, bột năng, dừa bào

cu-san-quang-tri

Cách làm:

Sơ chế nguyên liệu:

Các nguyên liệu sau khi được mua về thì làm sạch. Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, sau đó ngâm vào âu nước lạnh khoảng 1 – 2 tiếng. Tiếp đến mang đi hấp chín, nghiền thật mịn.

Dừa tươi gọt vỏ lụa bên ngoài, thái sợi.

Sắn gọt vỏ, cắt làm đôi, ngâm vào chậu nước lạnh (Lưu ý: trong khi ngâm nhớ bỏ một chút muối trắng vào chậu nước để sắn được trắng hơn), ngâm từ 6 đến 7 tiếng.

banh-san-nuong

Chế biến:

Bước 1: Vớt sắn đã ngâm cho vào nồi luộc hay hấp chín.

Bước 2: Đến khi sắn chín thì vớt ra rổ đợi cho sắn nguội bạn tước bỏ gân sắn ở giữa cũng như những sợ xơ (chỉ để lại phần sắn ngon).

Bước 3: Sau khi sắn đã được chọn lọc phần ngon nhất bạn bóp nát sắn ra.

Bước 4: Trộn đều sắn đã được bóp nhuyễn với đỗ xanh, dừa, sữa đặc, nước cốt dừa, đường, bột năng.

Bước 5: Sau khi hỗn hợp sắn đã xong, bạn lấy một phần nhỏ hỗn hợp đó vo tròn, rồi ấn dẹp vừa ăn. Cứ thế cho đến khi hết hỗn hợp thì thôi.

banh san dspl2.jpg

Bước 6: Cuối cùng bạn cho từng phần bánh đã làm trước đó vào chảo dầu đã đun sôi rán đều, hoặc đem nướng trên than, thỉnh thoảng trở mặt cho vàng đều. Bánh chín lấy ra dùng nóng.

Lưu ý: Tùy vào sở thích ăn mà các bạn có thể rán bánh hoặc nướng bánh. Mỗi một cách thức có một vị ngon riêng.

Ở Vĩnh Hoàng đi bán sắn bị Kiểm Lâm bắt nên ở nhà làm món này ăn chơi. Chứ đi bán làm khổ mấy chú Kiểm Lâm quá  🙂 ăn bánh sắn nướng hoặc mua sắn ở Vĩnh Hoàng thì xem thêm bài này : Đi bán sắn bị kiểm lâm bắt

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

 

 

VIẾT CHO TUỔI THƠ TÔI

Mùa đông, khi cái lạnh đến quăn qoeo ngọn cỏ, tụi nhóc lại băng gió, lùa đàn bò lên động Vàng, ra bàu Sậm ở lại qua buổi trưa. Mỗi đứa, kè kè bên hông cái bi đông nước, đùm cơm muối vừng hoặc tép rang khô thơm phức, béo ngậy. Sẽ có một buổi trưa thiệt chi là đã. Thiệt chi là vui…

1

Buổi trưa giữ bò ở bàu Sậm, lũ bò mỏi chân đứng thành dãy, ngoan hiền nhai cỏ. Gió lạnh không còn ý nghĩa gì với tụi con nít. Giở cơm nắm ra ăn, đứa thì cơm độn khoai, đứa thì độn sắn, chia nhau ăn cười ha hả. Có đưa xịn hơn bới theo cả bánh sắn nhân thịt dong…cắn miếng nào, ngon nhức răng miếng đó…

Buổi đứng trưa, đàn bò ngủ gật khoan khoái, tụi nhóc rủ nhau lên đôộng cát Truông Nhà Hồ, nhìn ra ngoài kia biển Ngư Thủy bao la đục ngầu sương khói mùa đông… Giờ mới là cao trào của trò nghịch tuổi nhỏ. Cả đám trèo lên động cát cao rồi thi nhau chạy xuống chân động bằng mông. Ui chao là đã. Trượt mãi trượt hoài đến phải thở bằng cả lỗ mũi, à không, bằng cả cái miệng ngoác ra cười sái qoai hàm… Có đứa đang trượt dốc bỗng “ẹo” hehe lộn cổ xuống một cái khiến cát chui hết vào mũi, vào miệng. Kệ! Trượt tiếp không thì thua mấy đứa kia còn chi…

Sau “món” trượt là một món cực độc khác (giờ nghĩ lại vẫn còn thoang thảng mùi thịt dong đây này) đó là xuống mấy động dương đào dong bằng tay. Những chú dong đen đen nhỏ nhỏ bị bọn con nít lôi cổ ra khỏi cái hang ấm áp, lột da cái phựt, nhét vô bếp lửa “dã chiến” trong tiếng gió hú phù phù từ động Vàng về. Có đứa cẩn thận lắm, mang theo cả muối cho “bữa tiệc” thêm phần mặn mòi. “Gia vị” thì đã có lá cây xeng, thơm chẳng thua gì lá chanh, nhét vô bụng những chú dong đỏ lòm nướng trên bếp than ấm. Khẹc khẹc… mặt mũi đứa mô đứa nấy tèm lem, đỏ hồng nhìn chằm hăm vào mấy con dong đang xèo xèo chuyển màu vàng rộm trên lửa, nuốt nước miềng ào ào chờ dong chín…

dong-que-tuiDong quê tôi

Ực! Xé dong ra thành miếng chia nhau, không tranh giành chi hết. Đứa nhỏ ăn luôn hai cái bắp đùi, đứa lớn ăn phần còn lại (cũng phải thôi vì khi lột dong, các thánh đã “lủm” trước cái đuôi dong, ngọt miệng quá còn chi nữa). Khà! Rứa thôi nghe, bữa sau có sức thì đào cho nhiều dong, “nhậu” cho sướng…
Mà có phải bữa mô đi chự bò cũng thơm tho rứa mô! Phải gặp phiên những đứa hợp “cạ”, rành cái món đào dong thì mới có “một bữa no” như rứa.

Mẫn và Tôi

Đặc sản dân dã Quảng Trị: Mít luộc chấm mắm nêm

Thường xuất hiện trong mâm cơm ngày hè của người dân Quảng Trị, mít luộc chấm mắm nêm là món ăn mang đậm tình quê hồn hậu trong nỗi nhớ của những người con xa xứ.

Hè về là lúc những trái mít non trong vườn đang kỳ phát triển. Người dân Quảng Trị thường tỉa bớt những trái mít non mọc sát nhau để quả phát triển tốt hơn. Nhờ đó, trên mâm cơm gia đình có thêm nhiều món ngon như mít non kho cá, nấu canh tôm thịt, trộn nhộng tằm… Trong đó, đơn giản và dễ làm nhất là món mít luộc chấm mắm nêm.

mit-luoc-cham-mam-nem-quang-tri

 Sau khi luộc chín, người chế biến xắt thành từng miếng vừa ăn rồi bày ra đĩa. Tùy khẩu vị mỗi người mà để nguội hoặc ăn nóng.

Quy trình chế biến món ăn không mấy phức tạp, tuy nhiên cần sự khéo léo để khi sơ chế không bị mủ (nhựa) dính vào tay. Muốn vậy, trái mít lúc vừa hái xuống phải mang ra gọt vỏ dưới vòi nước để mủ trôi theo. Con dao dùng để bổ mít nên bôi một lớp dầu ăn để mủ không dính vào.

Trước lúc bổ mít, bạn cần chuẩn bị một chậu nước lã để sau khi xắt thành từng miếng nhỏ có thể thả ngay vào. Làm như vậy, mít nhả mủ và không bị thâm đen. Khi luộc, miếng mít cũng trắng và đẹp mắt hơn. Người dân nơi đây thường bổ mít theo chiều dọc, thành từng miếng dài. Sau khi luộc mới đem cắt nhỏ để mít giữ được độ giòn, ngọt.

Khâu luộc mít là quan trọng nhất, quyết định chất lượng của món ăn. Nếu luộc không chín, mít sẽ bị sần, cứng, không nhả hết mủ nên sẽ có vị chát và ít thơm. Ngược lại, nếu luộc quá lửa, mít bị mềm, nhão, làm mất đi độ giòn.

Bát mắm nêm pha thêm đường, chanh, ớt, tỏi hấp chín tỏa mùi thơm đậm đà là một phần không thể thiếu, làm nên hương vị khó quên của món ăn. Khi thưởng thức, mít luộc có thể chấm mắm ăn trực tiếp hoặc dùng kèm cùng các loại rau thơm.

mam-nem-quang-tri

Mắm nêm được xem là linh hồn của món ăn