Lưu trữ cho từ khóa: quang tri

Một ngày thăm đất Quảng Trị anh hùng

Từ cầu Hiền Lương đến địa đạo Vĩnh Mốc rồi nghĩa trang Trường Sơn, trên khắp mảnh đất Quảng Trị đều lưu dấu những người đã ngã xuống vì tổ quốc hôm nay.

Với chiều dài 671 km từ Hà Nội, mất một đêm ngủ ngon trên ôtô là sáng hôm sau đã có mặt tại Đông Hà, đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Từ đây ngược trở lại quốc lộ 1 để đến với cầu Hiền Lương và địa đạo Vĩnh Mốc, mở đầu một ngày khám phá vùng đất anh hùng.

Trong những năm kháng chiến ác liệt nhất, cây cầu chia cắt hai miền đất nước ở vĩ tuyến 17 này đã chứng kiến một thời kì lịch sử oai hùng. Một cây cầu mới đã được dựng đi qua sông Bến Hải dành cho việc lưu thông xe qua lại trên quốc lộ 1A, cây cầu cũ nằm sát gần đó được bảo tồn như một di tích.

qtri-01Cầu Hiền Lương một thời nối hai bờ vĩ tuyến 17.

Từ Cầu Hiền Lương rẽ vào địa đạo Vĩnh Mốc cách đó chừng 20 km. Khu địa đạo nằm dưới bóng mát của những vòm tre. Khác với địa đạo Củ Chi tại Tây Ninh dùng cho công tác chiến đấu với các hầm thấp và nhỏ hơn, địa đạo Vĩnh Mốc với những hốc nhỏ dành cho một gia đình từ 2 đến 4 người, trạm xá, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng họp…cùng hệ thống không khí và nước uống.

Địa đạo được đào từ năm 1965 đến 1967 gồm 3 tầng, có bậc thang lên xuống lượn xoắn ốc, dốc thoai thoải để hầm dễ dàng thoát nước. Khi đông nhất có khoảng 1.200 người từng sống dưới những cơn mưa bom đã trút không thương tiếc xuống mảnh đất này.

Từ Vĩnh Mốc, chạy dọc sát bờ biển 6 km đến với cửa Tùng, bãi biển đẹp từng được người Pháp khai thác làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển và giải trí. Sau bữa trưa ngon lành với hải sản tươi như tôm hùm, mực và cá thu, theo sát đường ven biển rất đẹp để tiếp tục cuộc hành trình với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nằm tại huyện Gio Linh.

qtri-02Những người con đất Việt đã hy sinh và nằm lại trên mảnh đất này.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ của hơn 10.000 chiến sỹ đã ngã xuống vì tổ quốc. Khu mộ có danh, khu khuyết danh, những người con của miền Bắc vượt rừng, băng sông mở đường, giờ khi đất nước hòa bình, họ được đưa về đây, đoàn tụ cùng đồng chí, đồng đội. Không gian lặng yên, những người đến viếng lặng lẽ thắp nhang trên mộ.

qtri-03Nhiều cựu chiến binh đã trở lại thăm chiến trường Quảng Trị năm nào.

Theo đường 9 huyền thoại đoạn từ nghĩa trang Trường Sơn sẽ đến với khu căn cứ địa Khe Sanh, cách Đông Hà hơn 60 km. Khu căn cứ với sân bay dã chiến, nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác. Tất cả giờ đã rỉ sét và không còn nguyên vẹn, nhưng những chứng tích của nó để lại vẫn là vết đau trong da thịt mỗi gia đình có mất mát vì chiến tranh.

[nguon]http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-chan/mot-ngay-tham-dat-quang-tri-anh-hung-2956563.html[/nguon]

Sông Thạch Hãn

Người Việt Nam ta vốn nặng tình non nước nên hình như tỉnh nào cũng muốn chọn một ngọn núi và một dòng sông tiêu biểu cho tỉnh mình để tạo thêm ấn tượng sâu sắc về quê hương. Xứ Đoài thì có núi Tản – sông Đà, xứ Nghệ thì có núi Hồng – sông Lam, đất kinh kì thì có núi Ngự – sông Hương… Còn Quảng Trị có non Mai – sông Thạch Hãn.

song-thach-han

Non Mai tức núi Mai Lĩnh, một ngọn núi đẹp ở gần chiến khu Ba Lòng. Sông Hãn là sông Thạch Hãn, con hào thiên tạo phía bắc của Thành cổ Quảng Trị! Quảng Trị tuy nhỏ nhưng lại là tỉnh phên dậu phía Bắc của kinh thành Huế và là nơi phát tích của họ Nguyễn khi Nguyễn Hoàng mới vào dựng nghiệp ở Đàng Trong, vì thế năm 1836, sau khi ổn định đất nước, vua Minh Mạng đã chọn sông Thạch Hãn là một trong 9 thắng cảnh của đất nước để đúc vàlà đá rồi, còn hãn hay hàn có nghĩa là ngăn cản. Vì ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông, tên sông đặt theo đặc điểm này, thành sông Thạch Hãn. Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì sông Thạch Hãn chỉ dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn, nghĩa là chỉ độ 100km. Với độ dài như vậy nên lượng phù sa do sông tải đến không nhiều, trừ những ngày lũ lụt, nước thường trong xanh nhìn thấy đáy. Điều đó được nói đến trong 2 câu thơ của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến:

“Tây phong Hà xứ xuy trần khởi
Bất tụ niên tiền triệt thể thanh”
“Gió tây cuốn bụi dồn
Nước trong thấy đáy nay còn nữa đâu”

Sông Thạch Hãn là con sông dài và đẹp nhất tỉnh Quảng Trị. Sông bắt nguồn từ phía Đông dãy Trường Sơn ở phía Tây Nam của tỉnh. Dòng sông uốn lượn từ hướng Đông và Đông Bắc, gặp sông Rào Quán lại chảy về hướng Đông rồi ngược lên phía Bắc, nhập với sông Cam Lộ (tức sông Hiếu, chảy qua thị xã Đông Hà) tại ngã ba Dã Độ (sau này quen gọi thành Gia Độ) rồi lại quay về hướng Đông, đỗ ra cửa Việt Yên, gọi tắt là Cửa Việt. Không chỉ từ xưa mà cho đến cả bây giờ, sông Thạch Hãn vẫn là mạch máu giao thông đường thủy rất quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Với hình thể uốn lượn uyển chuyển như thế lại có thêm nhiều phụ lưu thuốc các huyện Triệu Phong – Hải lăng là hai vựa lúa của tỉnh Quảng Trị như Vĩnh Định, Vĩnh Phước, Điếu Ngao nên mật độ giao thông trên sông ngày càng lớn. Đặc biệt, là con hào thiên tạo phía Bắc thành cổ Quảng Trị (nay là thị xã Quảng Trị) con sông Thạch Hãn lại có vị trí chiến lược về quân sự.

Câu thơ được nhiều người biết đến trong bài thơ “Chị lái đò” của nhà thơ Lương An: “Đò em lên xuống Ba Lòng. Chở người cán bộ qua vùng chiến khu” đủ cho thấy tầm quan trọng của sông Thạch Hãn – lối duy nhất có thể lên được chiến khu Ba Lòng. Lịch sử không thể nào quên được những ngày hè của năm 1972, hàng vạn chiến sĩ đã bất chấp nguy hiểm, bí mật bất ngờ vượt sông Thạch Hãn để lập nên những chiên công vô cùng hiển hách. Đã có không biết bao nhiêu người trong số đó đã vĩnh viễn hóa thân cùng sông nước cỏ cây… Ngày nay, dù đi bằng đường bộ hay đường sắt Bắc – Nam ta đều gặp một dãy cầu gọi là cầu Thạch Hãn, bắc qua sông Thạch Hãn. Đầu phía bắc có tượng đài trung đội Mai Quốc Ca.

Trung đội chỉ vẻn vẹn 20 người với vũ khí bộ binh thông thường (nếu theo biên chế trong quân đội thì trung đội phải gồm 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội 12 người và thêm 1 trung đội trưởng), nhưng đã chiến đấu cực kỳ dũng cảm suốt một ngày đêm. Trước sự phản kích điên cuồng của một tiểu đoàn địch đông gấp mấy chục lần, có xe tăng và đại bác yểm trợ, họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chốt giữ, góp phần làm nên đại thắng. Cả trung đội 20 người chỉ còn lại một người lính bị thương nặng, được nhân dân địa phương cứu sống. Tượng đài Mai Quốc Ca ma tên người chỉ huy dũng cảm, có 19 quả tim đỏ gắn lên, tượng trưng cho 19 liệt sĩ.

Để tưởng nhớ đến hàng nghìn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn, hàng năm, cứ vào dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, chính quyền và nhân dân Quảng Trị đều long trọng tổ chức lể thả đèn hoa, bè hoa trên sông Thạch Hãn. Lễ hội đã thực sự cuốn hút rất nhiều người, đặc biệt là các lực lượng vũ trang và cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh tham dự.
 Thả_hoa_trên_sông_Thạch_Hãn

Do đặc điểm tự nhiên nên các sông suối ở miền trung thường ngắn và trong. Ở xứ Nghệ có câu “Nước sông Lam vừa trong vừa mát”, nhưng thực sự được đi vào thơ ca, được các bậc đại khoa như Bảng nhãn Võ Duy Thanh, Tam Nguyên Nguyễn Khuyến ca ngợi thì chỉ có sông Thạch Hãn. Do phải chảy quanh co giữa núi rừng Trường Sơn, trải qua lắm thác ghềnh với vô số đá ngầm, đá dựng, dòng nước trở nên trong vắt. Với những nét đặc trưng đó, người dân Quảng Trị luôn coi sông Thạch Hãn là biểu tượng của đạo lý trong sạch và ý chí kiên cường.
 

“Bụi hồng rong ruổi tới Trường An
Nghe nói đâu đây suối Bạch Đàn
Ấy cảnh tự nhiên ai khéo vẽ
Mà kho vô tận lúc nào khan
Bên đường xe ngựa nên dừng bước
Mượn thú non sông cũng tạm nhàn
Đây phải Liêm Tuyền chăng đó tá?
Muốn đem rửa ruột khách quan san”
 
Cảm tác qua sông Thạch Hãn – Bảng nhãn Võ Duy Thanh.

Liêm Tuyền tức suối Liên ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) là vùng đất tượng trưng cho phong tục thuần hậu, dân biết thương nhau, người đi làm quan đều biết giữ mình thanh liêm, không ăn hối lộ. So sánh sông Thạch Hãn với Liêm Tuyền trong điển tích, tác giả muốn khẳng định đây là dòng sông tượng trưng cho sự thanh cao, khách vãng lai nên dừng chân ngắm cảnh để suy ngẫm mà tẩy sạch những gì còn vẫn đục trong lòng!

[quote]nguồn: quangtri.gov.vn[/quote]

Khám phá thánh địa Công giáo nổi tiếng nhất Việt Nam

Ngày nay, La Vang là thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo ở Việt Nam, với trên dưới nửa triệu người về hành hương mỗi năm.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-001

Nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế , Thánh địa La Vang là nơi hành hương quan trọng bậc nhất của người Công giáo Việt Nam. Các tín đồ Công giáo tin rằng, Đức Mẹ Maria đã hiển linh ở khu vực này vào năm 1798.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-02

Trung tâm của khu Thánh địa ngày nay còn lại di tích tháp chuông của Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang. Công trình này được xây dựng từ năm 1924 – 1929, đại trùng tu năm 1959. Vào mùa hè năm 1972, Vương Cung Thánh Đường đã bị hủy hoại do chiến tranh.

Thanh-dia-La-Vang-Quang-tri-03

Sự hình thành Thánh địa La Vang gắn một câu chuyện nhuốm màu huyền thoại . Các tín đồ ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) từng đến vùng núi rừng La Vang, một nơi rừng thiêng nước độc trong hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ thú dữ.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-04

Các tín đồ chỉ còn biết phó thác số mệnh cho Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-05

Một hôm, khi đang cầu nguyện, họ bỗng nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần chầu hai bên. Họ nhận ra đây là Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ đã vỗ về, an ủi các tín đồ và dạy họ hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống để lành các chứng bệnh.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-06

Sau đó, Đức Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi các tín đồ trong cơn hoạn nạn. Từ đó đến nay, sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-07

Tại vị trí được cho là nơi Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa cổ thụ, một tượng đài hoành tráng đã được xây dựng với hình tượng ba cây đa và Đức Mẹ La Vang ở chính giữa.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-08

Tượng Đức Mẹ La Vang cũng được đặt ở nhiều nơi trong Thánh địa. Đức Mẹ thường được thể hiện bằng hình ảnh một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế đứa bé cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-09

Phía trước di tích tháp chuông Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang là một quảng trường rộng. Hai bên quảng trường là Đàng Thánh Giá – một loạt gồm 14 tác phẩm điêu khắc, mô tả diễn tiến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, từ khi ông bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá và cuối cùng là an táng trong hầm mộ.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-10

Trong khuôn viên Thánh địa còn có giếng nước Đức Mẹ La Vang, nơi mỗi tín đồ khi tới đây đều uống một ngụm nước để tỏ lòng thành kính với Đức Mẹ. Nhiều tín đồ tin rằng nước giếng có khả năng chữa được bệnh tật trong cơ thể.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-11

Ngày nay, La Vang là thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo ở Việt Nam, với trên dưới nửa triệu người về hành hương mỗi năm.

Thanh-dia-La-Vang-quang-tri-12

Vào năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha đất để phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân. Năm 2012, Vương cung Thánh đường mới đã được khởi công xây dựng. Đây là ngôi thánh đường được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông, có sức chứa tới 5.000 người.

[nguon]Nguồn: http://kienthuc.net.vn/di-san/kham-pha-thanh-dia-cong-giao-noi-tieng-nhat-viet-nam-383781.html[/nguon]