Lưu trữ cho từ khóa: quang tri

Cổ tích cho những mùa dưa

Có hai vợ chồng nọ cứ những ngày nắng ráo họ lại đi vô rú quơ bổi khô.

Sáng sớm tinh mơ khi mặt trời chưa kịp rạng họ đã lên rú rồi. Mặc cho bầy muỗi bay như ong, mặc cho những con sâu róm gây ngứa điên người, họ kiên nhẫn cào từng ngách, từng ngách mỗi gốc cây để lấy bổi.

Cây ở rú nhiều loại lắm nhưng họ chỉ thích bổi cây trằm bù vì khi dấm lên, tưới nước, lá bổi dù cháy đen vẫn còn nguyên hình hài và sẽ là “liều thuốc bổ” để họ chăm bón cho các loại cây mà với họ, ưu tiên nhất là cây dưa hấu đỏ.

co-tich-nhung-mua-dua

Bổi khô khi ghánh về sẽ được đổ thành đống suốt một dãy dài dọc đường cái quan. Chiều muộn, hai vợ chồng tay sào tay xô quyện trong dãy khói khổng lồ dấm phân. Mùa hè, đứng giữa đám khói nóng như thiêu, đôi má người vợ hồng lên dễ thương chi lạ. Những yêu thương cứ rứa mà thành, cứ rứa mà nồng trong ánh mắt người chồng đầy âu yếm…

Họ dấm phân thiệt kĩ và khéo. Cả đống lá khô khi nhen lửa phải làm răng để khi lửa vừa ngấm ra ngoài là cả đống bổi cũng cháy đều, dùng sào tản rộng ra cho cháy vang lên lần nữa mới tưới nước. Rồi đợi khi đống lá khô thành than nguội hẳn, hai vợ chồng lại quang ghánh hốt về đổ vô chuồng heo, chuồng bò ủ kĩ ở đó đợi ngày làm dưa.

Mùa xuân, khi nàng gió ấm hây hẩy tung tẩy về trước hiên nhà, hai vợ chồng lại quang ghánh, ghánh phân ra trạng lên luống(đằm) bỏ phân, gieo hạt trồng dưa. Mấy ngày sau, từ đám đất ẩm, những mầm dưa nhô lên mừng rỡ…cả trạng dưa rộn ràng đâm nhánh, phân cành trong niềm vui của hai vợ chồng. Khoảng một tháng sau, những mẹ dưa đã “hạ sinh” cả đàn con tròn căng, nhung nhúc…nắng càng to, cả đàn dưa càng mau lớn, càng chắc khỏe. Có đứa thấy nắng cười nên người ta gọi luôn là dưa cười, có đứa mải vui với mấy ả ong nên thành dưa vẹo… Và dù có năm, cả mấy loại bọ thi nhau tấn công đàn dưa thì họ vẫn kiên nhẫn chờ qua những cơn mưa để cây lá hồi sinh đón một lứa dưa khác dù không như ý chứ không nghĩ đến một loại thuốc “tận diệt” mô cả.

Đến mùa dưa chín, hai vợ chồng cùng cả làng lại quang gánh ra đồng hái dưa. Chỉ cần gõ vào quả dưa, thấy âm thanh đục và ấm là biết dưa đã chín rồi. Nhìn ngắm những quả dưa tròn căng họ lại nghĩ đến giấc mơ của lũ trẻ nhỏ, đứa mong thành cô giáo, đứa mơ thành kĩ sư…

mua-dua

Dưa hấu quê tôi

Và…Em gọi họ là Mạ và Ba anh ạ! Quê nghèo lam lũ với những người mạ, người cha như rứa nuôi con lớn thành người. Kể chi nắng cháy, kể chi mồ hôi rơi. Cổ tích đời thường có ba mạ là ông Bụt bà Tiên cho con thỏa những điều ước…

Mà trong những câu chuyện cổ ta đọc, khi điều ước thành sự thật, mấy ai nhớ về ông Bụt bà Tiên nữa…Này em, này anh, đừng quên nghe- Mạ Ba nơi quê nghèo!!!

Mẫn và Tôi

Du lịch Quảng Trị qua video

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng cực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là tỉnh có khu phi quân sự vĩ tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Bắc – Nam Việt Nam, do đó cũng là một chiến trường ác liệt nhất trong suốt 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975).

Tỉnh Quảng Trị có nhiều lợi thế để khai thác du lịch. Về mặt lịch sử, nơi đây từng là trung tâm nối giữa hai miền Nam, Bắc của Việt Nam, trong suốt thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Việt Nam, vùng đất này bị tàn phá dữ dội bởi bom đạn của Hoa Kỳ (Tính bình quân, mỗi người dân Quảng Trị đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ) cũng như những cuộc đụng độ khốc liệt giữa các bên tham chiến. Chính vì điều kiện lịch sử đặc thù như vậy, ngày nay Quảng Trị đã trở thành một địa điểm có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Về mặt tự nhiên, nơi đây cũng có nhiều thắng cảnh đẹp như các bãi biển, sông suối, rừng nguyên sinh và các địa danh khác.

Ngoài ra, Quảng Trị còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, điều kiện vị trí địa lý – giao thông tương đối dễ tiếp cận bằng đường bộ, đường thuỷ và cả đường hàng không. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch mà không phải tỉnh,thành nào cũng có được.

Quảng Trị có rất nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng và bãi tắm Cửa Tùng là một trong các bãi tắm lý tưởng của Việt Nam tại Quảng Trị. Vùng đất lửa này nằm trên con đường di sản miền Trung ở giữa Huế và Quảng Bình. Nhưng có lẽ do khí hậu khắc nghiệt nên lâu nay, các tour du lịch thường ít đưa khách đến đây.

Hiếm nơi nào có một hệ thống di tích chiến tranh dày đặc, độc đáo và nổi tiếng như ở Quảng Trị. Chính vì vậy, nếu có dịp đến đây và đi thăm những di tích này, bạn sẽ thấy không có nơi nào đem đến cho bạn nhiều cảm xúc đến vậy.

Mời các bạn cùng xem video đầy đủ nhất về các địa danh du lịch ở Quảng Trị:

 

Béng sắn Quảng Trị

banh-san-dac-san-quang-tri

( Các bạn không phải người Quảng Trị cần tra từ điển nha…chúc các bạn vui..khi hiểu biết thêm về đặc sản và ngôn ngữ địa phương Quảng Trị)

Dù đã đi khắp mọi miền đất nước
Nỏ nơi mô dư ở quê mềng
Lời mạ dặn vẫn dớ dư in
Sèm béng sắn …dớ về quê con hí

Quê mềng…nghèo… nên cấy chi cũng quý
Béng sắn quê mềng cả đẻo cả cay
Dớ ngày xưa canh buổi giêng hai
Mần chi có… chỉ ăn toàn “lộ đấy”*

Bựa ni sướng nên mài bằng máy
Chớ ngày xưa …mài mỏi cả tay
Rồi lọc rồi ngâm…nác mấy lần thay
Bột mới trắng ăn mới ngon mới khoái

Ba bây đặt tên béng ni : “Phiền toái”
Mạ nghĩ hoài cũng đúng bây ơi
Bỏ lên soong lọoc bột cho sôi
Vớt ra trẹt dồi…chết cha cố nội

Nói hộn hào …ông bà đừng bắt tội
Trốc cúi, tay chưn như đứa đi cày
Tôm thịt tiêu hành thêm ớt thiệt cay
Rắc ngò ném phi hành thơm phức

Nỏ biết khi mần sướng hay là cực
Rau sống, nác lèo con chắm cha chan
Nhìn bây ăn lòng mạ hân hoan
Lại tủi tủi …thương bay trong nớ…

Bựa ni sướng chổ mô cũng có
Nhưng nỏ nơi mô như Quảng trị con ơi
Béng quê mềng đậm vị mặn mồ hôi
Nên cay đắng ngọt bùi…chung thủy…

 

TG: Bình Trần