Lưu trữ cho từ khóa: quang tri

Góc phượt: Ba Lọ – ông bụt giữa đường

Trong hành trình thăm miền Trung, vào một buổi chiều nọ, tôi thuê xe chạy tà tà với dự định ghé thăm làng cổ Phước Tích.

goc-phuot-quang-tri

Khi tấm bảng Thánh địa La Vang đập vào mắt, tôi mới biết mình đã lạc địa điểm cần tìm đến vài chục ki lô mét.

Quay trở lại cũng lỡ làng, còn đến La Vang mà không vào thánh địa xem ra không ổn. Chặc lưỡi, tôi ghé vào thăm khu thánh tích này thật nhanh vì hoàng hôn đang dần xuống, sợ khi chạy xe về Huế sẽ khó khăn vì đi trong đêm ở nơi không rành đường, nếu có chuyện gì thì mệt.

Quả như tôi lo, chạy xe được khoảng 20 km thì bị cà giật liên hồi, ngó xuống bánh xe trước, tôi phát hiện nó mềm mụp, đành phải xuống xe đẩy bộ. Cố căng mắt tìm đến rát con ngươi mà chẳng thấy cái bảng sửa xe nào trên đường, lòng tôi nóng như lửa đốt.

Chợt một ánh đèn pha chiếu vào mắt tôi, sau đó là một câu hỏi đặc sệt giọng Quảng Trị: Đi mô mà xe hư như vầy?

Tôi chưa kịp trả lời, anh ta nói tiếp:

– Nhà tui có vá xe. Tui chở cô tới nhà vá cho. Nhìn tướng cô là biết không phải người vùng này rồi.

Thú thực, lúc này tôi vừa mừng vừa sợ, chẳng biết mình gặp người tốt hay kẻ xấu nữa. Nhưng thôi…

– Nhà anh có xa đây không? Tôi không có tiền nhiều. Xin anh nói giá trước, nếu được thì tôi sẽ vá, còn không đủ xin thôi – tôi rào trước đón sau.
– Trời ơi, tui vá là 10 ngàn một lỗ cô ơi. Ai tui cũng tính đúng như vậy, cô đừng sợ. Thôi leo lên xe đi!

Vậy là tôi được đưa đến một quán bán cháo cá nhỏ. Người đàn ông dắt xe vào nhà, nói: Cô đợi tui đi lấy đồ nghề nghen!

– Quán này bán cháo cá và sửa xe chung hả anh?
– Dạ tui bán cháo là chính nhưng nơi đây ít có tiệm sửa xe, đi lấy cá hàng ngày, tui bị mấy vụ bể bánh xe giống như cô, cực khổ quá nên tôi mua đồ về học vá và sửa xe, sẵn dịp giúp người lỡ đường luôn.
– Té ra là vậy. Xin cho biết tên anh ạ?
– Tui tên Ba, nhưng bà con hay gọi tui là Ba Lọ vì da tui đen thui nè cô!
– Anh ơi, sau khi vá xe xong, anh làm cho tôi tô cháo luôn nhé!

Chừng mươi phút sau, chiếc xe đã vững vàng đậu trước mặt, tô cháo cũng được đặt nóng hổi trên bàn. Khi tính tiền, tôi giật mình nghe anh bảo:

– Thưa cô, hai lỗ vá là 20 ngàn, còn tô cháo là 15 ngàn, cả thảy 35 ngàn tất cả.

Đưa người đàn ông 50 ngàn, tôi nói: “Xin gửi anh luôn, cảm ơn anh nhiều!”. Nhưng anh Ba nói: “Cô ơi, tui làm và nhận công chỉ đúng sức của mình bỏ ra. Tui không nhận tiền thừa đâu. Cô giúp mấy người tật nguyền đặng tích phước. Nhờ ơn trời, tui sống như vầy là đủ rồi. Cảm ơn cô đã có lòng nhé”. Vừa nói, anh vừa đưa trả lại 15 ngàn.

Lúc đó, tôi chợt nhớ câu nói của ông bà: “Áo rách đựng tim vàng”. Vâng! Người tôi gặp trong chuyến đi Quảng Trị hôm ấy đã in sâu vào tâm trí của tôi như hình ảnh ông bụt rất đáng yêu, dù anh đen thui, xấu xí…

Hang động Brai Hướng Hóa – Quảng Trị

Từ thị trấn Khe Sanh, theo đường Hồ Chí Minh khoảng 60km, là đến hang động có tên rất “kêu” – Brai. Những năm trở lại đây, hang động Brai ở thôn A Sóc (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã khiến nhiều khách “bụi” mê mẩn trước vẻ đẹp hoang sơ với nhiều khối thạch nhũ có tuổi thọ hàng trăm năm. 

hang-brai-quang-tri-1

Trong động Brai, rất nhiều khối thạch nhũ lớn đầy màu sắc.

Những già làng ở thôn A Sóc nói rằng, Động Brai được phát hiện từ lâu. Vào thời chiến tranh ác liệt, người dân và bộ đội từng vào hang để tránh bom đạn của kẻ thù. Hòa bình lập lại cho đến nay, vẻ đẹp của hang Brai chỉ được biết đến qua lời “truyền miệng”. Lâu lắm, mới có vài du khách “bụi” hoặc dân bản địa tự lần mò vào hang để khám phá. “Hiện chúng tôi chỉ mới vào sâu khoảng 600 mét và đi theo một đường mòn. Chứ chưa đi hết các cửa hang” – anh Nguyễn Hữu Bá, trạm Trưởng trạm Kiểm lâm Hướng Lập, cho biết.​

Đường vào hang Brai khá thuận lợi. Chỉ cần ven theo dòng Sêbănghiêng – dòng sông chảy ngược nổi tiếng khoảng 1km là đến ngọn núi Brai. Leo núi tầm 100 mét là đến cửa hang…

hang-brai-quang-tri-2

Để vào động Brai, chỉ cần theo quốc lộ 9 (đoạn qua thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lên đường Hồ Chí Minh 60Km.

hang-brai-quang-tri-3

Động Brai tọa lạc giữa lưng chừng dãy núi Brai, trước mặt thôn A Sóc, xã Hướng Lập.

hang-brai-quang-tri-4

Ở dãy núi này, vẫn còn nhiều cây lớn tỏa bóng. Trước cửa hang Brai, nhiều loại dây leo to bằng cổ tay người lớn thõng từ trên núi xuống rất hoang sơ.

hang-brai-quang-tri-5

Cửa vào hang Brai khá rộng, nằm ở vị trí khô ráo, thông thoáng.

hang-brai-quang-tri-6

Cách cửa hang chưa đến 200 mét, đã xuất hiện những khối thạch nhũ đẹp.

hang-brai-quang-tri-7

Khối thạch nhũ chạy dài ở độ cao khoảng 1,5 mét so với nền hang, có nhiều màu sắc.

hang-brai-quang-tri-8

Vào khoảng 200 mét, nhiều thạch nhũ kéo dài trên trần hang xuống.

hang-brai-quang-tri-9

Rất nhiều khối thạch nhũ lớn cách cửa hang khoảng 300 mét.

hang-brai-quang-tri-10

Những hình thù kỳ dị, nằm rải rác ở trần hang, nền hang.

hang-brai-quang-tri-11

Thạch nhũ mang dáng dấp của một bức tranh trên phiến đá cách cửa hang khoảng 350 mét.

hang-brai-quang-tri-12

hang-brai-quang-tri-13

Vào sâu, hang Brai càng rộng. Đường đi khá vất vả vì phải bám vào những khối đá trơn trượt.

hang-brai-quang-tri-14

Vào 400 mét, xuất hiện những con suối nhỏ trên nền thạch nhũ.

hang-brai-quang-tri-15

Nước trong veo tí tách chảy ở những khối thạch nhũ đẹp mê hồn.

hang-brai-quang-tri-16

Cách cửa hang khoảng 500 mét, hang có trần rất rộng. Nhưng đường đi khó khăn hơn.

hang-brai-quang-tri-17

Nhiều khách “bụi’ đã vào hang thám hiểm. Họ “tiện tay” cưa gãy một số thạch nhũ đẹp đưa ra ngoài. Trạm kiểm lâm Hướng Lập và cán bộ Đồn Biên phòng Cù Bai nói rằng, biết là bị phá hoại, nhưng không xử lý được vì không có thẩm quyền.

[nguon]Nguồn:http://laodong.com.vn/khoa-hoc/dan-phuot-me-man-ve-dep-ky-vi-cua-hang-brai-o-quang-tri-353551.bld[/nguon]

Những sản vật đem lại bạc tỷ ở vùng Cùa

Vùng Cùa còn gọi khu vực Tân Sở, gồm 2 xã Cam Chính, Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Cách đây gần 130 năm, vùng Cùa được vua Hàm Nghi chọn xây dựng thành Tân Sở làm nơi kháng chiến chống giặc Pháp đô hộ. Ngày nay, vùng Cùa nổi tiếng trong và ngoài nước, bởi những sản vật thơm ngon đặc biệt của nó…

Vùng Cùa nằm trên một vùng gò đồi lẫn bình nguyên rộng lớn về phía Tây Nam huyện Cam Lộ, với khoảng hơn 3.000 ha đất tự nhiên. Từ xa xưa, người dân đã biết tận dụng lợi thế nguồn đất đỏ bazan màu mỡ, trồng các loại cây gắn bó hằng ngày với đời sống con người và có giá trị kinh tế cao, như tiêu, nghệ, mít, chè xanh. Trải qua bao biến cố của lịch sử, người dân vùng Cùa vẫn giữ gìn, phát triển chúng. Ngày nay, những sản vật này ở Cùa đã có mặt khắp nơi trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Hùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Chính, cho hay: “Nhiều năm nay, Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã tập trung thu mua hạt tiêu ở Cùa, phối hợp với bà con nông dân xây dựng thương hiệu cho hạt tiêu này. Năm 2013, hạt tiêu Cùa đã chính thức được công nhận đạt chuẩn quốc tế. Bây giờ, hạt tiêu Cùa đã vào các siêu thị trên cả nước”.

tinh-bot-nghe-vung-cua

Anh Đức đang làm giàu từ việc chế biến tinh bột nghệ Cùa.

Trong câu chuyện về đặc sản của một vùng quê miền trung du đất đỏ bazan, ông Đặng Đỗ Đạt, một nông dân ở xã Cam Nghĩa bấm đốt ngón tay, thong thả bảo: “Với người dân xứ Cùa, bát nước chè xanh không thể vắng mặt trong câu chuyện giao hảo mỗi sớm mai, trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên hay kể cả những tiệc tùng cưới hỏi”.

Đó cũng là minh chứng sinh động cho hình ảnh khắp thôn xóm ở Cùa, ai ai cũng trồng chè. Nhà trồng nhiều thì dăm bảy chục gốc, nhà ít thì chục gốc, có nhà còn dùng chè trồng thành tường rào xanh ngút…

Chia tay ông Đạt, tôi đến gặp anh Trần Minh Đức, ở thôn Bảng Sơn, xã Cam Nghĩa. Anh Đức từng là giáo viên có thu nhập ổn định, nhưng rồi bỏ phố về quê để gắn bó với cây nghệ quê nhà. Hỏi duyên cớ, anh cười hiền, thổ lộ: “Tôi không thích hợp mấy với nghề dạy học, hơn nữa nhiều năm liền sống ở chốn thị thành, song trong tâm thức tôi không lúc nào rời xa được vùng đất rơm rạ ở quê. Vậy nên tôi quyết định trở về đây để lập nghiệp theo cách riêng của mình”.

Ngày ngày, trên khắp vùng Cùa đều thấy chàng trai trẻ – thạc sĩ ngành kinh tế Trần Minh Đức vào tận các hộ dân để thu mua củ nghệ tươi. Sản phẩm làm ra, anh đưa lên mạng, tìm nơi tiêu thụ. Đến bây giờ, khách hàng của anh đã có khắp trong nước, từ TP Hồ Chí Minh ra đến Hà Nội. Bình quân mỗi năm anh chế biến khoảng 40 tấn nghệ tươi, cứ mỗi tấn cho ra 70kg tinh bột nghệ. Với giá hiện tại dao động từ 500-700 ngàn/kg, trừ tiền nhân công, chi phí, mỗi tháng, anh thu lãi 30-40 triệu đồng…

[nguon]http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/San-vat-vung-Cua-379961/[/nguon]