Tất cả bài viết của Mr Bom

Đang chăn trâu, chặt chuối , cắt cỏ tại làng

Đảo cồn cỏ “hòn ngọc” không thể bỏ qua khi đến Quảng Trị

Đó là đảo Cồn Cỏ. Đảo nằm cách cảng biển Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) chừng 15 hải lý về phía Đông. Đảo có diện tích khoảng trên 2 km2, nhưng được xem là hòn ngọc trên biển Đông bởi thiên nhiên kỳ thú và những tán rừng nguyên sinh. Nơi dây lưu giữ nhiều dấu tích một thời “khói lửa”.

Những năm chiến tranh, đảo Cồn Cỏ được xem là “mắt thần” trông coi biển Đông. Sau hiệp định Giơ – Ne – Vơ, đến tháng 8.1959, lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam được cắm lên đảo, phấp phới tung bay khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.

Theo các nhà khảo cổ học, đảo Cồn Cỏ đã được hình thành cách đây hàng ngàn năm do quá trình phun trào núi lửa. Cồn Cỏ có hệ sinh thái đa dạng, rừng nguyên sinh, đất đỏ bazan, cát, san hô, động vật hoang giã… Cồn Cỏ còn đi vào thơ, ca như bài hát “Con cua đá” nổi tiếng.

Hiện nay để ra đảo Cồn Cỏ, du khách thường phải đi bằng thuyền của ngư dân, hoặc đi nhờ tàu công vụ. Tín hiệu vui là tỉnh Quảng Trị đang thực hiện việc đóng tàu sắt trên 27 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu đi lại giữa đảo với đất liền, mở ra cơ hội khai thác tiềm năng du lịch của nơi đây.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-1

Đảo Cồn Cỏ còn có nhiều tên gọi khác là: Hòn Cỏ, Con Cọp, Hòn Mệ…

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-2

Cồn Cỏ đang được đầu tư xây dựng, trở nên khang trang hơn từng ngày.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-3

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-4

Nằm giữa biển khơi, Cồn Cỏ có những rặng đá lớn bao quanh như bức tường thành che chắn.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-5

Tương truyền Cồn Cỏ có tên gọi khác là Con Cọp, bởi đảo có hòn Mũi Hổ hướng lao ra biển lớn.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-6

Những rặng đá tuyệt đẹp nằm sát mép đảo là nơi chụp ảnh tuyệt đẹp.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-7

Cồn Cỏ có bãi san hô khá lớn nằm quanh đảo, tạo nên thiên nhiên kỳ thú, lung linh.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-8

Câu cá bên rặng đá, ngắm nhìn đảo và hưởng thụ làn gió biển trong lành.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-9

Rồi lặn xuống biển mò cua, bắt ốc để nướng, nhâm nhi li rượu thì… tuyệt vời.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-10

Năm 2004, những lứa thanh niên Quảng Trị đầu tiên ra đảo định cư. Đến nay trên đảo đã có hàng trăm cư dân làm ăn sinh sống. Tháng 11.2015, Quảng Trị khánh thành trường mầm non Hoa Phong Ba để phục vụ con em trên đảo học tập.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-11

Cồn Cỏ có hệ sinh thái phong phú. Vì vậy ẩm thực ở Cồn Cỏ có nhiều món như mực, cá, ốc nướng. Đặc sản của đảo là món canh cua đá.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-12

Rừng nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đảo, là nơi nuôi dưỡng nhiều động vật quý hiếm, được bảo vệ nghiêm ngặt.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-13

Đàn bò, dê được chăn thả trên những cánh đồng. Vì vận động nhiều để tìm nguồn thức ăn khan hiếm nên thịt của chúng rất ngon.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-14

Các đồng chí bộ đội biên phòng Quảng Trị thắp hương tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh trên đảo.

dao-con-co-quang-tri-trang-vinh-hoang-15

Đảo ngọc Cồn Cỏ và những con người nơi đây luôn nồng hậu đón chào du khách đến tham quan, khám phá.

[nguon]Nguồn: http://danviet.vn/que-nha/noi-hon-ngoc-khong-the-bo-qua-khi-den-quang-tri-647999.html[/nguon]

Người thầy, người con ưu tú của Quê hương Quảng Trị

Người mà tôi sắp kể sau đây là một người con của mảnh đất “lũy thép anh hùng” Vĩnh Linh – Quảng Trị. Anh là Nguyễn Trường Phi. Anh sinh ra trong một gia đình ở vùng nông thôn nghèo khó Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú.

nguyen-truong-phi

Từ nhỏ anh đã nuôi ước mơ được làm thầy giáo làng đứng trên bục giảng. Hàng ngày phải chứng kiến cuộc sống cực khổ của gia đình của làng xóm, của những đứa trẻ cùng trang lứa càng làm tăng thêm động lực cho anh quyết tâm trở thành một người thầy mang con chữ đến cho các em thơ với hy vọng đem lại cuộc sống tốt hơn cho mọi người.

Năm 2005, vượt qua những thử thách của đời học sinh, anh đã thi đỗ vào ngành Sư phạm Giáo dục đặc biệt, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường đại học su phạm Đà Nẵng. Nói đến cụm từ “Giáo dục đặc biệt” chắc chắn nhiều người trong chúng ta cũng chưa biết đến, ngay cả bản thân anh khi đó. Tâm sự với chúng tôi anh nói: “Hồi đó mới vào học không hiểu gì về ngành này, chỉ biết là sau này dạy cho mấy đứa trẻ có khả năng đặc biêt thôi”.

Sau vài tháng học tập, được thầy cô giáo hướng dẫn, giải thích anh mới nhận ra rằng Giáo dục đặc biệt không phải là dạy cho các trẻ có khả năng đặc biệt, cao siêu mà sau này giúp cho những trẻ em khuyết tật, người khuyết tật kém may mắn. “Như thế cũng hay vì ngày trước ở quê mình cũng có vài đứa trẻ bị khuyết tật, có đứa bị bệnh Down, có đứa “ngơ ngơ” nên mình cũng quen rồi” – anh nói.

Sau khi xác định lại mục tiêu và ngành học, anh quyết tâm học tập thật tốt và cố gắng tham gia mọi hoạt động phong trào của lớp, của trường. Vì theo anh nghề này cần phải hoạt bát, năng động như một người làm “công tác xã hội” mới có thể giúp đỡ thật nhiều và thật tốt cho các trẻ em khuyết tật.

phi-ho-nguyen

Thầy giáo trẻ Nguyễn Trường Phi vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ảnh nhân vật cung cấp).

Bốn năm ngồi trên ghế giảng đường cũng đã kết thúc, anh ra trường cầm trên tay tấm bằng Đại học và bắt đầu “công cuộc xin việc”. May mắn thay, năm 2010 anh được làm việc tại trường Chuyên biệt Thanh Tâm, Đà Nẵng – một ngôi trường rất nổi tiếng về chất lượng chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Hơn 5 năm liền tiếp xúc, dạy học cho những đứa trẻ khuyết tật càng làm cho anh thêm yêu nghề, gắn bó với công việc, với những đứa trẻ kém may mắn này.

Ngoài tham gia giáo dục chuyên biệt ở trường, anh còn làm công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng ở một số xã ở Quảng Nam và các trường học tại thành phố Đà Nẵng. Hiện tại, anh cùng với vợ con đang thuê một căn hộ nhỏ ở vùng ngoại ô thành phố. Với sự động viên của gia đình, bạn bè đồng nghiệp, vượt qua những khó khăn, chật vật của cuộc sống anh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ giao phó và đã có các thành tích xuất sắc trong các phong trào hoạt động của trường.

Ngày 26 tháng 11 năm 2015, anh đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. Đây là một thành tích đáng khích lệ, là sự động viên tinh thần to lớn cho anh tiếp tục thực hiện công việc cao cả của mình. Anh cho biết: “Nhận được Bằng khen này mình vui lắm. So với các thầy cô giáo và so với tuổi đời, tuổi nghề thì mình còn thua kém và cần phải học hỏi nhiều. Nhận được giải thưởng này là niềm vinh dự, tự hào và là nguồn động viên lớn cho mình tiếp tục sự nghiệp chăm sóc cho những trẻ em khuyết tật kém may mắn”.

Tôi xin được phép gọi anh là một người anh, người thầy, người con của quê hương Quảng Trị. Bởi có lẽ anh đã góp một phần nhỏ bé vào niềm tự hào to lớn của những người con làm ăn xa quê hương như chúng tôi. Dù chúng tôi mỗi người một nghiệp nhưng luôn hướng vê mảnh đất quê hương. Chúng tôi cũng ao ước được một lần như anh để làm rạng danh người con Quảng Trị.

Trạng Vĩnh Hoàng

Anh sẽ về Quảng Trị quê ta

Anh sẽ về Quảng Trị quê ta
Dẫu không phải sinh ra từ đó
Tuổi hai mươi đã một thời gian khó
Cảnh đói, nghèo, đạn nổ bom rơi

Nhớ quê mình anh sẽ phải về thôi
Nhớ biển xanh, nhớ con thuyền, bến cá
Nhớ cánh buồm xa khơi lộng gió
Nhớ bạt ngàn cát trắng, dương xanh

Em có về Quảng Trị cùng anh
Đến Vĩnh Linh tiêu chè xanh bát ngát
Ra Cửa Tùng sẽ cùng nhau tắm mát
Ngắm chiếc cầu mới bắc qua sông

Đến nơi này em thấy có tuyệt không
Cảng Cửa Việt xưa nhấn chìm tàu Mĩ
Mà hôm nay đông vui như thành thị
Bãi tắm dài san sát những Hotel

Anh sẽ về Quảng Trị cùng em
Qua Triệu Phong ghé vào thăm Thành Cổ
Thắp nén nhang cho người nằm dưới cỏ
Đứng lặng nhìn, nước mắt ngỡ trời mưa

Thạch Hãn giờ dòng chảy vẫn như xưa
Hỏi bạn tôi có còn nguyên đáy nước
Thả nến, thả hoa có ai nhận được
Vết đạn bom thù nhức nhối con tim

Về Đông Hà, đến thị trấn Gio Linh
Ngẫm tương lai dáng đi thành phố mới
Cầu Hiền Lương bốn mùa nghe gió thổi
Vẫn thì thầm lời sóng gọi bên tai

Anh sẽ về Quảng Trị cùng em
Ăn mắm ruốc, nấu cơm khoai lẫn đỗ
Biển và cát ngàn đời nay còn đó
Nếu không về, anh chẳng nỡ đâu em

Nguồn: Internet