Tất cả bài viết của Phi Hổ

Đang mò cua, bắt ốc tại làng

Trạng Vĩnh Hoàng và những câu chuyện tiếu lâm đặc sắc ở Quảng Trị

Nghệ thuật kể chuyện Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng – Quảng Trị tuy cũng dùng biện pháp khoa trương, phóng đại, nhưng dựa trên cơ sở hiện thực như chuyện “Trâu đen trâu bạc” là để phóng đại dưa hấu ở Vĩnh Hoàng, chuyện “Mắc cọp mà cày” là để phóng đại việc người Vĩnh Hoàng ngày trước đi cày rất sớm và vùng này cũng nổi tiếng có nhiều cọp như ở Thủy Ba.
nguon-goc-trang-vinh-hoang-quang-tri
Về phương thức phóng đại, người Vĩnh Hoàng không dùng lối trực tiếp mà diễn tả bằng lối gián tiếp. Để chỉ quả dưa khổng lồ, họ không so sánh quả dưa đó với vật thể nào mà diễn đạt một cách thông minh hơn: dưa mà đạn bắn vào mắc kẹt không ra được, cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn, rồi mang cả dưa lẫn quạ bay lên cao.

Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng đã nêu bật được bản sắc độc đáo của con người Việt Nam ở Vĩnh Hoàng. Tuy là truyện Trạng nhưng vẫn có giá trị hiện thực. Đây không phải là những truyện bông lơn, nói láo một cách hời hợt dễ dãi mà được xây dựng từ những thành quả lao động và chiến đấu. Giá trị ấy cần phải được khẳng định khi xét đến mối tương quan của nó với các loại truyện khác như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn…

Một loại truyện khác mang tính chất vui tươi, hài hước, thú vị và nhẹ nhàng là các giai thoại dân gian. Phần lớn những giai thoại này xuất phát từ những cuộc hò đâm bắt, hò môi miếng. Có những giai thoại tập trung vào một nhân vật như thợ Thiềm. Thợ Thiềm được lưu truyền trong dân gian nhờ tài năng, sự thông minh nhanh nhẹn trong cuộc hò đối đáp, nhưng nhiều lúc, thợ Thiềm cũng phải chịu thua trước nữ nhi.

Vè là một thể loại kể chuyện bằng văn vần phổ biến ở Quảng Trị, phát triển mạnh vào thế kỷ XIX. Vè Quảng Trị cũng như các nơi khác, phần lớn là những bài có dung lượng vừa phải được sáng tác theo thể lục bát, hoặc tứ tự, song thất  lục bát. Một số bài nổi bật với nội dung mang tính xã hội sâu sắc. Đó là loại vè thế sự. Vè “Mẹ Hẹ” là một sáng tác độc đáo. Hình thức sáng tác gần như lối thoại kịch với lời đối đáp của hai nhân vật: cô Hẹ và quan huyện. Nội dung bài vè kể lại câu chuyện cô Hẹ vào tuổi xuân tình phơi phới đã bị quan huyện lừa phỉnh. Sau khi để lại một bầu thai cho cô Hẹ, quan huyện ấy đã tàn nhẫn đuổi cô Hẹ ra khỏi nhà. Cô Hẹ nuốt hận trở về nhà mẹ. Sau khi sinh nở, thấy cô vẫn còn xuân sắc, quan huyện lại giở trò tán tỉnh. Cô đã vạch trần thói bạc tình, bạc nghĩa của tên quan này bằng một ngôn ngữ cay chua, mang sắc thái địa phương đậm đà mà không phải bài vè nào cũng thể hiện được.

Cũng cần đề cập thêm một nội dung khác cũng khá phong phú của vè Quảng Trị, đó là vè kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài bao nhiêu năm trên đất Quảng Trị khô cằn là đề tài cho hàng trăm bài vè phản ánh những nỗi khổ cực của người dân trong cuộc chiến tranh xâm lược, nêu bật tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân ở một vùng đất có truyền thống đấu tranh.

Nguồn: Website tỉnh Quảng Trị

Nghe Hoàng Minh Nồng ngâm thơ Trạng Vĩnh Hoàng

Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng đã in sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân  trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ hay những lúc hội hè, đình đám.

Vĩnh Tú Quê Tôi

Thuở khai thiên ai gọi tên là Vĩnh Tú?

Nơi chốn đất nghèo có một quá khứ vinh quang.

Một làng quê với bao chuyện Trạng Vĩnh Hoàng.

Chuyện bắt cọp đi cày,

Chuyện xợt vảy con cá đô thật hoang tưởng.

Một làng quê nghèo chưa bao giờ thấy sướng,

Chỉ thấy sướng trong nụ cười đôi mắt của trẻ thơ.

Một địa danh có bao chuyện bất ngờ,

Chuyện anh hùng của một thời đánh Mỹ,

Chuyện làm ăn của những người chăm chỉ,

Chuyện cây Lạc lì bình dị, trắng trong.

Chuyện cây dưa xanh vỏ, đỏ lòng,

Và quả bí ngô cũng dệt thành Chuyện Trạng.

Ơi quê tôi!

Những người ăn cơm bữa diếp

Cũng một lòng theo Đảng

Để hôm nay điện, đường, trường, trạm khang trang.

Vĩnh Tú quê tôi đang tiến bước vững vàng,

Đang vươn mình trong thời kỳ đổi mới.

Ôi quê tôi! Một lần ai đã tới,

Đất mến người, người mến đất phôi pha.

Nơi giao lưu hội tụ của những người gần xa,

Nơi ấm áp nghĩa mẹ, tình cha

Như dãy Trường Sơn vĩ đại.

Nơi gắn bó tình bạn thuở thiếu thời thơ dại,

Nơi chớm nở tình yêu trai gái tuổi xuân.

Ôi!… Ấm áp làm sao những bát nước chè xanh,

Vị nồng của tiêu và vị cay của ớt.

Mùa hè quê tôi có những cơn mưa bất chợt,

Mưa trong lòng, mưa giọt lệ tôi rơi.

Nhớ tháng Chạp cái rét trái gió trở trời,

Ấm nồi khoai lang, bát “sắn đầm” bữa no, bữa đói,

Vẫn đậm đà trong “chột môn”, “dưa mói”,

Và dịu dàng trong điệu nói quê choa.

Vài dòng nhắn gửi gần xa,

Quê cha, đất tổ, quê nhà không quên.

Thơ Hoàng Minh Nồng

https://www.youtube.com/watch?v=EDZKcr8ZFdo