Lưu trữ cho từ khóa: chuyen trang vinh hoang

Trạng Vĩnh Hoàng và những câu chuyện tiếu lâm đặc sắc ở Quảng Trị

Nghệ thuật kể chuyện Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng – Quảng Trị tuy cũng dùng biện pháp khoa trương, phóng đại, nhưng dựa trên cơ sở hiện thực như chuyện “Trâu đen trâu bạc” là để phóng đại dưa hấu ở Vĩnh Hoàng, chuyện “Mắc cọp mà cày” là để phóng đại việc người Vĩnh Hoàng ngày trước đi cày rất sớm và vùng này cũng nổi tiếng có nhiều cọp như ở Thủy Ba.
nguon-goc-trang-vinh-hoang-quang-tri
Về phương thức phóng đại, người Vĩnh Hoàng không dùng lối trực tiếp mà diễn tả bằng lối gián tiếp. Để chỉ quả dưa khổng lồ, họ không so sánh quả dưa đó với vật thể nào mà diễn đạt một cách thông minh hơn: dưa mà đạn bắn vào mắc kẹt không ra được, cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn, rồi mang cả dưa lẫn quạ bay lên cao.

Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng đã nêu bật được bản sắc độc đáo của con người Việt Nam ở Vĩnh Hoàng. Tuy là truyện Trạng nhưng vẫn có giá trị hiện thực. Đây không phải là những truyện bông lơn, nói láo một cách hời hợt dễ dãi mà được xây dựng từ những thành quả lao động và chiến đấu. Giá trị ấy cần phải được khẳng định khi xét đến mối tương quan của nó với các loại truyện khác như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn…

Một loại truyện khác mang tính chất vui tươi, hài hước, thú vị và nhẹ nhàng là các giai thoại dân gian. Phần lớn những giai thoại này xuất phát từ những cuộc hò đâm bắt, hò môi miếng. Có những giai thoại tập trung vào một nhân vật như thợ Thiềm. Thợ Thiềm được lưu truyền trong dân gian nhờ tài năng, sự thông minh nhanh nhẹn trong cuộc hò đối đáp, nhưng nhiều lúc, thợ Thiềm cũng phải chịu thua trước nữ nhi.

Vè là một thể loại kể chuyện bằng văn vần phổ biến ở Quảng Trị, phát triển mạnh vào thế kỷ XIX. Vè Quảng Trị cũng như các nơi khác, phần lớn là những bài có dung lượng vừa phải được sáng tác theo thể lục bát, hoặc tứ tự, song thất  lục bát. Một số bài nổi bật với nội dung mang tính xã hội sâu sắc. Đó là loại vè thế sự. Vè “Mẹ Hẹ” là một sáng tác độc đáo. Hình thức sáng tác gần như lối thoại kịch với lời đối đáp của hai nhân vật: cô Hẹ và quan huyện. Nội dung bài vè kể lại câu chuyện cô Hẹ vào tuổi xuân tình phơi phới đã bị quan huyện lừa phỉnh. Sau khi để lại một bầu thai cho cô Hẹ, quan huyện ấy đã tàn nhẫn đuổi cô Hẹ ra khỏi nhà. Cô Hẹ nuốt hận trở về nhà mẹ. Sau khi sinh nở, thấy cô vẫn còn xuân sắc, quan huyện lại giở trò tán tỉnh. Cô đã vạch trần thói bạc tình, bạc nghĩa của tên quan này bằng một ngôn ngữ cay chua, mang sắc thái địa phương đậm đà mà không phải bài vè nào cũng thể hiện được.

Cũng cần đề cập thêm một nội dung khác cũng khá phong phú của vè Quảng Trị, đó là vè kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài bao nhiêu năm trên đất Quảng Trị khô cằn là đề tài cho hàng trăm bài vè phản ánh những nỗi khổ cực của người dân trong cuộc chiến tranh xâm lược, nêu bật tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân ở một vùng đất có truyền thống đấu tranh.

Nguồn: Website tỉnh Quảng Trị

Con cá chiếc bầu

Trưa đó nhà tôi có khách, nhưng chưa có món gì để đãi. Tôi liền ra nhà bếp lấy cái rổ, chạy ra bầu xúc tạm ít tép về làm cơm  đãi khách cái đã.

cadiecbau
Tôi nhảy xuống chỗ hang tràu, nước mội trào lên mát rượi Chắc là có nhiều tôm tép ở dưới này. Tôi mới thò rổ xuống thì một đực gì như con trâu bạng vào trong rổ tôi, làm cho tôi đứng không vững nữa. Tôi cố bưng rổ lên thì không tài nào nhấc nổi. Tôi nói: “Côộc chang mô đây mà báo hại tau ri”. Rứa là tôi chỉ việc kéo trì vô trong bợc. Kéo một đoạn lên đến chỗ nước cạn, thì thấy lưng con cá chiếc “thề lê” ra đó, trắng phau phau. Trôốc lạo mắc cứng vào trong rổ không tài nào nhúc nhích được. Tôi chạy lên bờ lấy dây thừng xuống xâu lấy mang rồi kéo thẳng về nhà. Tôi mổ cá ra, dao đụng phải cái gì cứng lắm, tôi tưởng nó đã ăn phải thanh sắt  nên không nạy được. Tôi thò tay  vào mẹng nó túm lôi  ra , thì rõ ràng là hai cái càng tôm chứ không phải sắt thép gì cả. Tôi gác lên giàn bếp để sau này làm cọc nạng. Tôi lại tiếp tục thò tay vào moi ra hàng đống trứng vàng rộm. Trưa đó khách được ăn một bữa trững rán đên ngắc ngư, còn thịt cá chẳng ai đụng tới, tôi phải muối lại để ăn dần. Lưa bộ xương hom tôi đưa đi làm giàn bí.

Hữu Chư.

Dưa đỏ mà biết đánh tây

Được tin quân báo cho biết: Địch tập trung quân ứng chiến về càn quét làng Huỳnh Công. Xã đội liền triệu tập cuộc họp khẩn cấp để chống càn.

Vào cuộc họp, xã đội nêu vấn đề : “Với phương châm lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, muốn dành thắng lợi thì phải có mưu trí”. Rứa là xã đội ra lệnh tất cả anh em dân quân phải vận động bà con tập trung dưa đỏ để có kế hoạch sử dụng.

Anh em: “Chưa đánh chắc gì mà xã đội đã cho tập trung dưa để liên hoan rồi đó à?”.

Xã đội: “Mô rứa, ta có ít vũ khí lại ít người, muốn thắng thì phải dùng mưu chớ.”

Xã đội liền ra lệnh : “Nội đêm nay tất cả số bom mình gài trên trận địa sẽ chất hết số dưa đã được huy động lên trên bom rồi đợi lệnh.”

Quả nhiên trời sáng ra, bọn giặc ỷ thế đông ào ạt tiến vào làng. Gần đến trận địa dân quân, bọn giặc nào là Tây trắng, Tây đen như một bầy hổ đói, thấy những đống dưa chất đầy, chúng hùa nhau vô cướp lấy.

Xã đội hô : “Giật” tức thì bom nổ, dưa đổ lẫn với máu giặc vung ra, bãi cát trăng trở thành bãi cát đỏ. Máu giặc thì ít mà dưa đỏ thì nhiều, bọn giặc hốt hoảng nhìn đâu đâu cũng thấy một màu đỏ, tưởng chết nhiều, liền xô nhau đạp chạy, mạnh ai nấy về không dám ngoái đầu nhìn lại nữa.

dua-hau-to-nhat
Trận đó bọn giặc bị mắc mưu, thất bại thảm hại, còn bên ta chỉ phải mất dưa đỏ của bà con.

Hữu Chư.