Nghe Hoàng Minh Nồng ngâm thơ Trạng Vĩnh Hoàng

Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng đã in sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân  trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ hay những lúc hội hè, đình đám.

Vĩnh Tú Quê Tôi

Thuở khai thiên ai gọi tên là Vĩnh Tú?

Nơi chốn đất nghèo có một quá khứ vinh quang.

Một làng quê với bao chuyện Trạng Vĩnh Hoàng.

Chuyện bắt cọp đi cày,

Chuyện xợt vảy con cá đô thật hoang tưởng.

Một làng quê nghèo chưa bao giờ thấy sướng,

Chỉ thấy sướng trong nụ cười đôi mắt của trẻ thơ.

Một địa danh có bao chuyện bất ngờ,

Chuyện anh hùng của một thời đánh Mỹ,

Chuyện làm ăn của những người chăm chỉ,

Chuyện cây Lạc lì bình dị, trắng trong.

Chuyện cây dưa xanh vỏ, đỏ lòng,

Và quả bí ngô cũng dệt thành Chuyện Trạng.

Ơi quê tôi!

Những người ăn cơm bữa diếp

Cũng một lòng theo Đảng

Để hôm nay điện, đường, trường, trạm khang trang.

Vĩnh Tú quê tôi đang tiến bước vững vàng,

Đang vươn mình trong thời kỳ đổi mới.

Ôi quê tôi! Một lần ai đã tới,

Đất mến người, người mến đất phôi pha.

Nơi giao lưu hội tụ của những người gần xa,

Nơi ấm áp nghĩa mẹ, tình cha

Như dãy Trường Sơn vĩ đại.

Nơi gắn bó tình bạn thuở thiếu thời thơ dại,

Nơi chớm nở tình yêu trai gái tuổi xuân.

Ôi!… Ấm áp làm sao những bát nước chè xanh,

Vị nồng của tiêu và vị cay của ớt.

Mùa hè quê tôi có những cơn mưa bất chợt,

Mưa trong lòng, mưa giọt lệ tôi rơi.

Nhớ tháng Chạp cái rét trái gió trở trời,

Ấm nồi khoai lang, bát “sắn đầm” bữa no, bữa đói,

Vẫn đậm đà trong “chột môn”, “dưa mói”,

Và dịu dàng trong điệu nói quê choa.

Vài dòng nhắn gửi gần xa,

Quê cha, đất tổ, quê nhà không quên.

Thơ Hoàng Minh Nồng

https://www.youtube.com/watch?v=EDZKcr8ZFdo

Làng Trạng quê tui

Lướt một vòng côi facebook, mấy trang web ở mô cũng chộ có Trangvinhhoang, “thần đồng” làng trạng, Truyền kỳ làng trạng hay Đặc sắc làng Trạng Vĩnh Hoàng,… Có lẽ cụm từ Trạng Vĩnh Hoàng cũng khá thân quen với các độc giả gần xa.

trangvinhhoang01

Tui sinh ra trên mãnh đất nghèo khó, cơm khôông có đủ ăn, áo khôông có đủ mặc. Người ta thường “ăn khoai lang mà phải đeo kính”, nghèo đến nỗi mà “Ăn thịt cù cu đến phát ớn”,”Ăn môn sáp mà chẳng còn răng”  Vất vả tới nỗi mà “Đi bán sắn cũng bị kiểm lâm bắt”. Nghèo đến mức không có chi mần nhà mà phải dùng “Cây ớt làm trụ cột nhà”, hay Bích tranh về lợp nhà mà bích nhằm đuôi cọp… Chẳng biết làng trạng có từ khi mô nhưng khi tui nậy lên đã nghe các ôông mụ, chú bác, thanh niên, tra trẻ, con cấy, con trai nói trạng. Và có lẽ vì rứa mà tui cũng hoọc được một chút trạng của cha ôông để lại. Cứ mỗi khi cao hứng lên là mần vài chuyện cho bui mà mấy đứa bạn của tui hắn thường nói là răng mà mi hay nói tào lao, hay là mi toàn nói phét. Nói phét, nói tào lao rứa mà cũng chộ bui bui khi ở nơi đất khách, quê người, xa gia đình, bạn bè – nơi làng quê nghèo khó mà chuyên ăn rồi nói trạng đó.

Sưu tầm