Cây môn Vĩnh Linh – Quảng Trị

Cây môn trồng trên đất huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho củ ăn ngon chi lạ, vì rứa mới sinh ra chuyện trạng Vĩnh Hoàng “ăn môn sáp ” được chớ….

cay-mon-vinh-linh

Môn Vĩnh Linh được trồng thâm canh cho năng suất cao

Ngon nổi tiếng Chị Hoàng Dạ Hương, cán bộ Văn hóa xã Vĩnh Tú tự hào như vậy khi tiếp thị về cây môn, một sản vật nổi tiếng ở đất Vĩnh Linh để rồi khi nghe chị nói xong ai cũng muốn mua môn củ nấu ăn. Mà đã ăn môn Vĩnh Linh rồi thì dù ở đâu xa cũng tìm môn vùng đất này mà mua.

Là người có khiếu kể chuyện nên khi dẫn tôi thăm ruộng môn chị Hương nói cây môn với nhiều giống như sáp, nịch, trắng trồng ở đất Vĩnh Linh củ vừa to, vừa dẻo, ăn rất ngon. Độ dẻo và bột của môn thì khỏi phải nói.

Chuyện “ăn môn sáp” trong chuyện trạng Vĩnh Hoàng (vùng đất thuộc các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Tú và Vĩnh Thái bây giờ của huyện Vĩnh Linh) kể rằng ngày trước có lần một vị khách đến nhà người dân Vĩnh Tú chơi và được mời ăn môn củ. Vừa ăn vừa nói chuyện vì môn quá ngon, bỗng dưng chủ nhà hỏi khách “hàng tiền đạo” (mấy chiếc răng cửa) của anh mất đâu rồi? Giật mình, vị khách đưa củ môn lên xem thì ra do môn quá dẻo nên khi cắn môn ăn mấy chiếc răng cửa của vị khách mắc theo, những chiếc răng trắng in rõ trên màu vàng của môn sáp. Chủ nhà hối hả chở khách đến bác sĩ nha khoa trồng lại răng. Bác sĩ mang sổ khám bệnh ra hỏi liền có phải anh ở Vĩnh Tú không? Trong danh sách những người trồng răng ở đây, dân Vĩnh Tú chiếm nhiều nhất, do ăn phải củ môn sáp vàng ở đó…

Câu chuyện trạng muốn nói lên rằng không có nơi nào có giống môn ngon và chất lượng như môn Vĩnh Linh. Ngày nay, những người bán hàng lưu niệm ở di tích địa đạo Vịnh Mốc thường đem môn đến bán và kể lại chuyện trạng ấy cho du khách nghe, nhiều đoàn rất thích thú, vì thế họ mua sản vật này một thành hai, củ môn ở Vĩnh Linh càng có tiếng đi xa.

Về Vĩnh Linh lần này tôi được chị Hương đãi một bữa môn sáp vàng, đây là những bụi môn được chị trồng sớm nhất để ăn dần trong năm, chứ không phải đợi chính mùa là tháng ba, tháng tư sang năm mới thu hoạch. Bụi môn được đào lên cho củ gần 1 kg. Chị Hương chiêu đãi món đầu tiên là môn sáp nấu chín ăn với đường cát. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà chấm đường ngọt, nhạt khác nhau.

Cầm miếng môn lên lột sạch vỏ, cắn ngập răng vào mà nhai nhè nhẹ, cảm giác vừa béo, vừa bùi, vừa thơm khiến không ai khỏi muốn cắn ngay miếng thứ hai, thứ ba rồi mà trong lòng luôn muốn ăn thêm. Bởi độ bùi, độ dẻo của môn sáp Vĩnh Linh không chỉ ăn đứt các loại môn khác mà còn bỏ xa nhiều loại trong các giống cây cho củ.

Chị Hương quả quyết với môn sáp ngon nhất vẫn là nấu chè. Khi nấu môn chín, bóc vỏ, thái lát mỏng cho vào nồi, thêm một nắm gạo nếp, nếp chín dùng đũa bếp khuấy đều cho nhuyễn rồi đổ đường vào tùy theo khẩu vị ưa ngọt nhiều hay ít. Sau đó giã nhỏ củ gừng tươi, vắt lấy nước cho vào khuấy đều đến khi nồi chè môn sôi sền sệt một lần nữa là chè đã chín, bắc xuống. Khi ấy múc vào chén ăn cơm hoặc ly, ai ưa dùng nóng cứ dùng, ai ưa nguội thì cứ việc, ăn còn dư cho vào tủ lạnh ăn dần

Chị Hương mời cứ ăn một lần rồi nhớ tới vị ngọt, bùi, dẻo, thơm đặc trưng của môn sáp, vị cay nhè nhẹ của gừng non, tất cả tạo thành một món chè hảo hạng nhưng dân dã, anh muốn ăn nữa thì cứ về Vĩnh Linh.

Theo ông Nguyễn Văn Bài, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị, trước đây người dân ở Vĩnh Linh chưa xem môn là cây kinh tế chính, họ chỉ quen trồng cây lúa, cao su, hồ tiêu.Dù giống môn có ở đây từ lâu lắm, cho củ ngon thơm, dẻo và bùi, nhưng người dân ai siêng chỉ trồng mỗi nhà chừng vài chục bụi để ăn và biếu người quen làm quà miệt vườn.Nhưng kể từ năm trước khi bão tố dồn dập nhiều lần, không ít diện tích cây cao su gãy đổ để lại đất trống, nông dân Vĩnh Linh vốn có tầm nhìn và làm ăn linh động nên liền chọn cây môn thay thế vào để có được đồng tiền sớm nhất khi cao su đang trên đà bình phục. Do đó cây môn được đà đi lên trở thành cây trồng ngắn ngày, lợi thế nhất ở vùng này và đang được thị trường ưa chuộng.

Cây ngắn ngày kinh tế nhất

Từ lâu, môn là loại cây trồng ngắn ngày rất phù hợp với đất đai thổ nhưỡng của huyện Vĩnh Linh. Ông Nguyễn Viết Sinh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạch cho biết hiện tại cây môn là một trong những cây trồng chủ lực của xã, cho thu hồi vốn nhanh, tạo sinh kế ổn định cho người dân.

Vụ này, Vĩnh Thạch trồng hơn 100 ha môn. Trồng môn vừa cho lấy thân cây bán tươi, làm dưa, khi cây già lấy củ làm thức ăn. Trồng môn rất dễ, bên cạnh những diện tích đất lấy môn làm cây trồng chính, thì môn còn được trồng xen canh trong những lô cây cao su chưa khép tán hay trong quanh vườn nhà, các thửa đất nho nhỏ gần bờ ao, bờ ruộng.

Ngoài ra, môn không chỉ trồng đất đỏ mà còn trồng bên những thửa ruộng cát đang bỏ trống hay được trồng khoai lang rải rác, những vùng môn xanh ngút trên những khoảnh đất cao, đất thấp khiến cảnh quan làng xóm được sinh động, tươi tắn hơn. “Trồng môn tuy cực nhọc nhưng nhìn cây môn lên xanh tốt và cho thu nhập khá là bà con mình thấy sướng mắt lắm”, ông Sinh nói.

Cây môn chính vụ được người dân Vĩnh Linh bắt đầu trồng vào thời điểm tháng 7, tháng 8 hàng năm với những giống chủ yếu như môn sáp, môn nịch, môn trắng. Trồng môn đòi hỏi đất tơi xốp nên cần nhiều lần làm đất và lên luống thật cao.

Hiện nay môn đang được giá, thương lái nhiều khi phải đến tận nhà, tận nơi trồng để thu mua môn. Thông thường thì ra năm mới và đến tháng 2, tháng 3 mới thu hoạch môn, nhưng những ngày này thương lái đã đến gửi tiền trước cho những gia đình có diện tích môn nhiều. Giá môn củ hiện tại như môn sáp và môn nịch từ 20.000 – 25.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Hà, thôn An Đông, xã Vĩnh Thạch cho biết mùa rồi nhà bà trồng 1 sào giống môn nịch thu hoạch hơn 3 tạ môn củ, có củ nặng đến gần 1 kg, 5 sào môn cho thu hoạch đến gần 2 tấn. Khi bán mỗi kg có giá 20.000 đồng nên gia đình bà đã thu được khoản tiền không nhỏ. Về chi phí đầu tư trồng môn, chị Nguyễn Thị Hạnh ở xã Vĩnh Tân cho biết 1 sào môn nịch cần bón khoảng 1 tấn phân xanh, khoảng 20 kg lân, 20 kg đạm và kali. Ngoài ra, chi phí mua 500 mặt môn giống có giá 100 đồng/mặt.

Trong việc trồng môn khâu đầu tư quan trọng nhất là giống môn. Nhà nào giữ được giống môn là nhà đó thắng lợi trong SX. So với cây lúa, cây lạc, những cây ngắn ngày khác thì trồng môn lợi gấp nhiều lần. Cũng nhờ cây môn góp vô mà nhiều người ở đây vừa có thêm tiền nuôi con học đại học vừa sắm xe máy, nhà nào cũng hai, ba chiếc để chở môn xuống chợ. Chị Nguyễn Thị Hằng, một thương lái chuyên mua môn để nhập cho các thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM cho biết giá môn phụ thuộc phần lớn vào thị trường, có năm được mùa thì giá môn hạ, năm nay mất mùa thì giá lại cao. Môn củ được trồng tại Vĩnh Linh rất được ưa chuộng tại các thị trường ngoài Bắc, trong Nam bởi chất lượng môn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao.

Nhiều người còn mua môn vùng này trộn lẫn môn các nơi khác rồi lấy thương hiệu môn Vĩnh Linh bán cho được giá hơn bình thường. Theo các tài liệu dinh dưỡng thì không kể tác dụng chữa được một số bệnh từ các bộ phận của cây môn khi dùng riêng hoặc nấu với các loại cây dược liệu khác, chỉ nói về dinh dưỡng khoai môn có giá trị cao hơn khoai tây gấp 1,5 lần, tinh bột mịn hơn các loại khoai, ngũ cốc khác, khi nấu chín sẽ là thực phẩm giàu năng lượng nhờ có đủ chất đạm, béo, các loại vitamin và chất xơ, dễ tiêu hóa nhờ enzym tiêu hóa amylose chiếm tới 14 – 19%. Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh nói rằng nhiều hộ dân ở huyện này đổi đời nhờ trồng môn. Môn đã trở thành mô hình cây trồng chính có giá trị kinh tế cao trong tái cơ cấu SXNN của huyện. Môn là cây trồng ngắn ngày, vừa trồng thâm canh, xen canh, thu nhập từ trồng môn hơn 200 triệu đồng/ ha. Toàn huyện Vĩnh Linh hiện có gần 500 ha môn.

Hiện tại môn Vĩnh Linh chưa xuất khẩu, mới tiêu thụ thị trường trong nước nhưng cũng khá ổn định. Huyện xem môn là một thế mạnh trong những cây trồng ngắn ngày của địa phương.

Nguồn Báo Nông Nghiệp

Bài thuốc thần kì chữa bệnh chó dại của một vị lương y

Nhiều người đến đây đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì có thể một tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ sau là khỏi bệnh…

Hơn 10 năm trong nghề là chừng ấy thời gian vị lương y này đã đem y đức của mình giúp biết bao bệnh nhân bị chó dại cắn khỏi bệnh. Hầu hết, họ, người bị chó dại cắn, tìm đến không chỉ ở tiếng tăm của ông với bài thuốc gia truyền “có một không ai” mà trên hết là tấm lòng, sự chu đáo, ân cần và cái nghĩa tình của một người thầy thuốc. Ông là lương y Lê Văn Sơn (SN 1965, ngụ tại thôn Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

Theo lời đồn đại của người dân trong vùng, chúng tôi đã không quản ngại đường sá tìm về diện kiến vị lương y “thần thông quản đại” có tấm lòng bồ tát này. Vì là “bệnh viện” tại gia nên chỉ hoạt động vào buổi trưa và tối, còn lại thời gian với chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân xã nên ông dành cho những người nông dân ngoài đồng ruộng.

Hôm chúng tôi đến rất đông người bị chó dại cắn, nhưng họ không hề nao núng vì họ tin vào tài năng chữa bệnh của ông Sơn. Gặp chúng tôi, vẫn với nét mặt điềm tĩnh, ông Sơn rót nước mời khách rồi bắt đầu thăm khám cho bệnh nhân.

cho_01

Ông Sơn chữa bệnh cho một người bị chó dại cắn.

Bài thuốc thần kỳ chữa bệnh chó dại cắn

Lật cuốn sổ ghi chép bệnh nhân đến thăm khám dày cộm, ông Sơn không sao đếm được mình đã cứu chữa cho biết bao con người bị chó dại cắn. Bài thuốc chữa bệnh chó dại cắn và tên tuổi của lương y Lê Văn Sơn đã nức tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Có nhiều người bệnh từ Hà Nội, Bắc Giang, Cà Mau, Vũng Tàu… cũng tìm đến nhờ ông cứu giúp.

“Nhiều người đến đây đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì có thể một tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ sau là khỏi bệnh, nhưng tốt nhất nếu người đã phát dại thì nên ở nhà vì người phát dại rất sợ gió, ánh sáng. Vì thế, có thể nhờ người thân đến mang thuốc về nhà uống” – ông Sơn bộc bạch.

Kể về cơ duyên đến với nghề này, ông Sơn cho biết, gia đình ông vốn có nghề thuốc đã lâu, ông là đời thứ năm được thừa hưởng bài thuốc quý này. Trước đó bốn đời, có người đàn ông người Trung Quốc trong lúc chạy loạn đã lạc vào nhà cụ tổ và được cụ cưu mang trong suốt 10 năm.

Đến thời Pháp thuộc, người đàn ông ấy bỏ đi rồi không ai rõ tung tích ra sao. Trong thời gian ở nhờ, người ấy đã truyền lại một vài bài thuốc quý giúp chữa trị các bệnh thông thường, trong đó có cách chữa chó dại cắn. Nhà có sáu anh em nhưng chỉ mình ông Sơn được truyền lại bài thuốc quý. Đến năm 1987 cha ông mới quyết định cho ông theo chân lên rừng đi kiếm cây thuốc và học cách pha chế thuốc chữa bệnh chó dại cắn. Cứ thế, ông Sơn đã mất 7 năm học nghề mới được cha cho ra nghề.

chua-benh-cho-dai-ke-van-son

 Rất nhiều người được ông Sơn chữa khỏi bệnh chó dại cắn.

Càng về trưa trưa, căn nhà cấp bốn nhỏ hẹp của ông Sơn càng lúc càng đông. Trong đó có chị Đỗ Thị Tuyết Nhung (40 tuổi) lặn lội bắt xe khách vượt hàng trăm cây số đưa con trai mình đã Trần Đỗ Minh Hiếu (10 tuổi) từ tỉnh Đồng Nai ra nhà ông Sơn để chữa trị cho con. Chị Nhung cho hay, trên đường đi học về, con trai chị bị chó dại cắn ở chân phải.

Người thân trong gia đình lo lắng bảo chị đưa con đi tiêm vắc xin nhưng chị sợ vắc xin sẽ gây những biến chứng, hại đến cơ thể của con mình nên không đưa đi viện. Trước đó, chị cũng bị chó dại cắn và được ông Sơn chữa khỏi, vì vậy nên quyết định đưa con mình ra nương nhờ ông Sơn chứ không dám tiêm vắc xin vì tiêm vắc xin ngừa chó dại rất có hại cho sức khỏe con tôi về sau.

Vừa trò chuyện với chị Nhung xong, chúng tôi giật mình khi thấy một người thanh niên lực lưỡng nhưng gương mặt nhợt nhạt, bọt mép chải dài, quằn quại trong đau đớn đang được người nhà dìu xuống từ chiếc xe tắc xi. Vừa thở gấp, người thanh niên chỉ thì thào “cứu tui với bác Sơn ơi!”. Một lát sau, anh cho biết họ tên là Hoàng Quý Minh (28 tuổi, trú huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) bị chó dại cắn nhưng để lâu ngày không chữa trị, đến lúc vào bệnh viện thì đã quá muộn nên bác sĩ bó tay. May mắn nghe bà con mách tiếng nên đã được người nhà đưa đến ông Sơn nhờ cứu giúp.

Chưa kịp nghỉ ngơi, một cháu bé học lớp 2 ở huyện Đakrông (Quảng Trị) được cha mẹ mình chở đến nhà ông Sơn nhờ ông thăm khám. Nhìn đứa trẻ với ánh mắt triều mến, ông Sơn nói nhỏ, yên tâm để ông khám cho. Nói rồi ông lấy trong tủ thuốc ra một nắm lá thuốc, dán sau gáy cháu nhỏ. Sau 10 phút, ông gỡ nắm lá thuốc ra và gọi cháu bé ra ngoài ánh sáng mặt trời để khám bệnh. Thật kì lạ, không hề nhìn vào vết thương của cháu nhỏ vì cháu mặc quần dài nhưng ông Sơn chuẩn đoán đúng 100%: “Vết thương nhẹ, chỉ sợt ngoài da nhưng có chảy máu. Chó này là chó lành nên không bị dại”.

Cũng là cốc thuốc màu sẫm nhưng theo ông Sơn, loại thuốc này dùng để phòng ngừa, uống nó rồi thì trong vòng 10 tháng, dù có chó dại cắn cũng không sao. Còn về việc đắp lá thuốc sau gáy để thăm bệnh, theo ông Sơn đó là cách thử độc để nhận biết vết cắn là của chó dại hay chó lành. Ông Sơn tiết lộ, sau khi tháo thuốc ra, nếu trên da xuất hiện các tia tím, đỏ, hồng chứng tỏ người bệnh đã bị nhiễm độc, nhìn vào đó cũng cho thấy vết cắn có hình dáng ra sao, sâu cạn thế nào và xác định độ nặng nhẹ của bệnh nhân để đưa ra liều lượng chữa trị phù hợp. Nhưng để học được “tuyệt kỉ” thử độc này, ông Sơn đã mất thời gian khá dài.

Có một kỷ niệm mà luôn ám ảnh trong trí nhớ của ông Sơn suốt hai mươi năm qua, ông chỉ nuối tiếc một ca bệnh đã tìm đến tay ông nhưng vì quá muộn. “Tôi còn nhớ lúc anh thanh niên ở tỉnh Kon Tum đó tới thì đã không ăn uống gì được, gan đã bị lầy, và sắp chết. Dù tôi cố gắng bao nhiêu thì anh ta cũng không thể qua khỏi. Giá như anh ta đến sớm hơn chút nữa thì… ” – ông Sơn trầm buồn.

Cái tâm, cái tình của vị lương y

cho_03

Công việc bình dị của ông Sơn khi rãnh rỗi là làm cỏ quanh vườn tiêu để có thu nhập.

Nhiều người đã nói về ông như vậy bởi cái tâm, cái tình ông dành cho những bệnh nhân. Ngần ấy năm chữa bệnh cứu người trong cơn thập tử nhất sinh nhưng ông Sơn chưa bao giờ nghỉ đến chuyện danh lợi cho mình. Đó cũng là lời răn dạy mà tổ tiên ông truyền lại “cấm lợi dụng việc làm thuốc chữa bệnh để làm tiền. Làm thầy thuốc là để giúp thiên hạ khỏi nguy nan”.

Như minh chứng cho lời nói của ông, chị Nguyễn Kim Cúc quê ở tỉnh Gia Lai, người trước kia được ông Sơn chữa trị giờ ghé thăm nhà ông để thăm hỏi, tặng gói bánh tỏ lòng biết ơn. Chị Cúc cảm kích: “Trước đây tôi bị chó dại cắn, phát dại rồi, cứ tưởng không qua, gia đình tôi đã chuẩn bị sẵn hậu sự. May mà có thầy Sơn cứu giúp chứ không thì giờ đã xanh cỏ lâu rồi. Hồi đó nhà tôi nghèo, hai vợ chồng ra nhà thầy mà chỉ có một trăm nghìn. Được thầy Sơn chữa bệnh miễn phí, lại cho ăn ở, lành bệnh còn cho tiền xe để về. Gia đình tôi đội ơn thầy Sơn nhiều lắm”.

Xem bảng giá thuốc chữa bệnh của ông chúng tôi mới biết mỗi gói thuốc chữa bệnh chó dại cắn trọn gói có giá 500 nghìn đồng hết bệnh và 200 nghìn đồng cho loại thuốc phòng ngừa bệnh dại có tác dụng trong 10 tháng. So với giá cả của Tây y thì còn còn khá “khiêm tốn”.

Hành nghề chữa chó dại nhiều năm, ông Sơn thú thực: “Nhiều lúc tôi cũng sợ lắm, vì trong khi chữa trị, người bệnh lên cơn thường cào xé, cắn bậy, chỉ cần vô ý là có thể bị lây nhiễm độc dại qua nước bọt, vết máu người bệnh. Nhưng nhìn thấy người ta sắp chết mà không cứu thì lòng không yên nên cứ kệ, nguy hiểm cũng chấp nhận, miễn sao cứu được người”. Khi được hỏi về phương châm chữa bệnh cứu người của ông là gì?. Ông Sơn nhìn lên bàn thờ tổ tiên rồi đáp: “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp. Không màng danh lợi, không vì tiền mà chỉ vì mạng sống của con người”.

Một đời chữa bệnh, ông Sơn luôn nhắc nhở bệnh nhân mỗi khi ra về đó là người bệnh đang điều trị độc chó dại, trong 24 giờ sau khi uống thuốc, tuyệt đối kiêng cử đám tang. Nếu phạm phải điều cấm kị này thì độc tố sẽ tăng lên gấp trăm lần, có thể dẫn đến mất mạng. Khi được hỏi tại sao như thế thì ông Sơn trả lời: “Chính tôi và tổ tiên cũng không giải thích được, nhưng đã là điều cấm kị thì phải tuyệt đối nghe theo”.

Bài thuốc của ông Sơn có tổng cộng 12 loại lá cây, trong đó lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ kết hợp lại có tác dụng chữa độc chó cắn. Ngoài ra nó cũng là thành phần chính để bào chế chữa độc rắn cắn. Chín loại lá khác cũng chỉ là cây cỏ trong vườn, ở đồng ruộng hay trên rừng, duy chỉ có một loại lá ở Việt Nam không có, ông phải đặt ở Trung Quốc đưa về, nếu không có loại lá thuốc này thì không thể bào chế thuốc được.

Những loại lá cây này chỉ được hái trong những ngày vào dịp Tiết Thanh Minh. Và mỗi năm chỉ có thể chế biến thuốc duy nhất một lần vào đúng ngày Hạ chí. Mười lá cây được sao khô, sau đó tán thành bột dự trữ sẵn. Hai loại còn lại là lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ đem lọc lấy nước rồi đóng chai.

Khi có người bị chó dại cắn, chỉ cần trộn đều thứ bột thuốc và nước lá tươi rồi pha loãng vào nước lọc cho bệnh nhân uống. Phần xác lá xát nhẹ lên vùng da thâm quầng do răng chó tạo ra. Còn loại thuốc để phòng ngừa thì có thêm bớt một số vị thuốc nhưng cũng đủ 12 loại thảo dược.

Mọi người dân muốn có nhu cầu chữa bệnh chó dại cắn xin liên hệ ông qua địa chỉ nêu trên báo hoặc điện thoại số: 0982799255

Bắt bọp, bắt bọp

Bữa ấy trời đổ cơn giông, khí trời mát mẻ ngoài đôộng dưa lại vắng người, lúc này lũ quạ chắc là nhiều lắm, để rủ nhau vào ăn dưa đỏ. Tôi ở nhà nóng ruột quá liền vác cuốc ra đôộng dưa coi thử. Ra đến nơi tôi thấy bốn bề đều vắng lặng, chẳng thấy bóng dáng một con quạ nào. Tôi đang mừng trong bụng là lũ quạ chẳng có phá phách gì.

bat-bop-bat-bop

Tôi đi quanh trạng để xem thì thấy hơi lạ: có một quả dưa mà lá ủ bay đi đâu hết mà nằm chềnh ềnh như con trâu giữa trạng thế này? lại có một lỗ đỏ toéc hoéc ra nữa, rồi lại có cái gì như đuôi con quạ thập thò trong đó? Tôi bò lại gần, quả nhiên có con quạ đã chui vào trong quả dưa.

Tôi lấy tay bít lấy lỗ thủng, bỗng nghe thấy trong quả dưa có tiếng đập loạn xạ. Quả dưa phập phồng như muốn bay lên, tôi kịp đè lại nhưng đã để hở lỗ thủng trên quả dưa ra. Con quạ từ trong quả dưa thấy sơ hở nên định đường chui ra, tôi nhanh tay bắt được và bọp chết rồi quăng ra đó. Tiếp theo là một con nữa rồi hai con, ba con…và cứ tiếp tục. Tôi cứ bắt bọp, bắt bọp đến mỏi cả hai tay.

Tôi tưởng rứa đã hết nên thả tay ra, định thở lấy hơi thì bất thình lình quạ từ trong quả dưa bay ra, làm cho tôi trốc ngã. Mệt quá tôi không buồn đứng dậy mà bắt bọp nữa, ngồi bài xoai dưới đất ngửa mặt lên trời, trong quả dưa quạ bay ra túi, trời, túi đất không biết mấy con mà kể. Ngồi lại sức, tôi mới ngồi đếm quạ chết, được chi cả là: chớn…chớn… con. Số bay ra không biết bao nhiêu mà kể.

Hữu Chư.