Chuyên mục lưu trữ: Tin ngoài làng

Bài thuốc thần kì chữa bệnh chó dại của một vị lương y

Nhiều người đến đây đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì có thể một tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ sau là khỏi bệnh…

Hơn 10 năm trong nghề là chừng ấy thời gian vị lương y này đã đem y đức của mình giúp biết bao bệnh nhân bị chó dại cắn khỏi bệnh. Hầu hết, họ, người bị chó dại cắn, tìm đến không chỉ ở tiếng tăm của ông với bài thuốc gia truyền “có một không ai” mà trên hết là tấm lòng, sự chu đáo, ân cần và cái nghĩa tình của một người thầy thuốc. Ông là lương y Lê Văn Sơn (SN 1965, ngụ tại thôn Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

Theo lời đồn đại của người dân trong vùng, chúng tôi đã không quản ngại đường sá tìm về diện kiến vị lương y “thần thông quản đại” có tấm lòng bồ tát này. Vì là “bệnh viện” tại gia nên chỉ hoạt động vào buổi trưa và tối, còn lại thời gian với chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân xã nên ông dành cho những người nông dân ngoài đồng ruộng.

Hôm chúng tôi đến rất đông người bị chó dại cắn, nhưng họ không hề nao núng vì họ tin vào tài năng chữa bệnh của ông Sơn. Gặp chúng tôi, vẫn với nét mặt điềm tĩnh, ông Sơn rót nước mời khách rồi bắt đầu thăm khám cho bệnh nhân.

cho_01

Ông Sơn chữa bệnh cho một người bị chó dại cắn.

Bài thuốc thần kỳ chữa bệnh chó dại cắn

Lật cuốn sổ ghi chép bệnh nhân đến thăm khám dày cộm, ông Sơn không sao đếm được mình đã cứu chữa cho biết bao con người bị chó dại cắn. Bài thuốc chữa bệnh chó dại cắn và tên tuổi của lương y Lê Văn Sơn đã nức tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Có nhiều người bệnh từ Hà Nội, Bắc Giang, Cà Mau, Vũng Tàu… cũng tìm đến nhờ ông cứu giúp.

“Nhiều người đến đây đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì có thể một tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ sau là khỏi bệnh, nhưng tốt nhất nếu người đã phát dại thì nên ở nhà vì người phát dại rất sợ gió, ánh sáng. Vì thế, có thể nhờ người thân đến mang thuốc về nhà uống” – ông Sơn bộc bạch.

Kể về cơ duyên đến với nghề này, ông Sơn cho biết, gia đình ông vốn có nghề thuốc đã lâu, ông là đời thứ năm được thừa hưởng bài thuốc quý này. Trước đó bốn đời, có người đàn ông người Trung Quốc trong lúc chạy loạn đã lạc vào nhà cụ tổ và được cụ cưu mang trong suốt 10 năm.

Đến thời Pháp thuộc, người đàn ông ấy bỏ đi rồi không ai rõ tung tích ra sao. Trong thời gian ở nhờ, người ấy đã truyền lại một vài bài thuốc quý giúp chữa trị các bệnh thông thường, trong đó có cách chữa chó dại cắn. Nhà có sáu anh em nhưng chỉ mình ông Sơn được truyền lại bài thuốc quý. Đến năm 1987 cha ông mới quyết định cho ông theo chân lên rừng đi kiếm cây thuốc và học cách pha chế thuốc chữa bệnh chó dại cắn. Cứ thế, ông Sơn đã mất 7 năm học nghề mới được cha cho ra nghề.

chua-benh-cho-dai-ke-van-son

 Rất nhiều người được ông Sơn chữa khỏi bệnh chó dại cắn.

Càng về trưa trưa, căn nhà cấp bốn nhỏ hẹp của ông Sơn càng lúc càng đông. Trong đó có chị Đỗ Thị Tuyết Nhung (40 tuổi) lặn lội bắt xe khách vượt hàng trăm cây số đưa con trai mình đã Trần Đỗ Minh Hiếu (10 tuổi) từ tỉnh Đồng Nai ra nhà ông Sơn để chữa trị cho con. Chị Nhung cho hay, trên đường đi học về, con trai chị bị chó dại cắn ở chân phải.

Người thân trong gia đình lo lắng bảo chị đưa con đi tiêm vắc xin nhưng chị sợ vắc xin sẽ gây những biến chứng, hại đến cơ thể của con mình nên không đưa đi viện. Trước đó, chị cũng bị chó dại cắn và được ông Sơn chữa khỏi, vì vậy nên quyết định đưa con mình ra nương nhờ ông Sơn chứ không dám tiêm vắc xin vì tiêm vắc xin ngừa chó dại rất có hại cho sức khỏe con tôi về sau.

Vừa trò chuyện với chị Nhung xong, chúng tôi giật mình khi thấy một người thanh niên lực lưỡng nhưng gương mặt nhợt nhạt, bọt mép chải dài, quằn quại trong đau đớn đang được người nhà dìu xuống từ chiếc xe tắc xi. Vừa thở gấp, người thanh niên chỉ thì thào “cứu tui với bác Sơn ơi!”. Một lát sau, anh cho biết họ tên là Hoàng Quý Minh (28 tuổi, trú huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) bị chó dại cắn nhưng để lâu ngày không chữa trị, đến lúc vào bệnh viện thì đã quá muộn nên bác sĩ bó tay. May mắn nghe bà con mách tiếng nên đã được người nhà đưa đến ông Sơn nhờ cứu giúp.

Chưa kịp nghỉ ngơi, một cháu bé học lớp 2 ở huyện Đakrông (Quảng Trị) được cha mẹ mình chở đến nhà ông Sơn nhờ ông thăm khám. Nhìn đứa trẻ với ánh mắt triều mến, ông Sơn nói nhỏ, yên tâm để ông khám cho. Nói rồi ông lấy trong tủ thuốc ra một nắm lá thuốc, dán sau gáy cháu nhỏ. Sau 10 phút, ông gỡ nắm lá thuốc ra và gọi cháu bé ra ngoài ánh sáng mặt trời để khám bệnh. Thật kì lạ, không hề nhìn vào vết thương của cháu nhỏ vì cháu mặc quần dài nhưng ông Sơn chuẩn đoán đúng 100%: “Vết thương nhẹ, chỉ sợt ngoài da nhưng có chảy máu. Chó này là chó lành nên không bị dại”.

Cũng là cốc thuốc màu sẫm nhưng theo ông Sơn, loại thuốc này dùng để phòng ngừa, uống nó rồi thì trong vòng 10 tháng, dù có chó dại cắn cũng không sao. Còn về việc đắp lá thuốc sau gáy để thăm bệnh, theo ông Sơn đó là cách thử độc để nhận biết vết cắn là của chó dại hay chó lành. Ông Sơn tiết lộ, sau khi tháo thuốc ra, nếu trên da xuất hiện các tia tím, đỏ, hồng chứng tỏ người bệnh đã bị nhiễm độc, nhìn vào đó cũng cho thấy vết cắn có hình dáng ra sao, sâu cạn thế nào và xác định độ nặng nhẹ của bệnh nhân để đưa ra liều lượng chữa trị phù hợp. Nhưng để học được “tuyệt kỉ” thử độc này, ông Sơn đã mất thời gian khá dài.

Có một kỷ niệm mà luôn ám ảnh trong trí nhớ của ông Sơn suốt hai mươi năm qua, ông chỉ nuối tiếc một ca bệnh đã tìm đến tay ông nhưng vì quá muộn. “Tôi còn nhớ lúc anh thanh niên ở tỉnh Kon Tum đó tới thì đã không ăn uống gì được, gan đã bị lầy, và sắp chết. Dù tôi cố gắng bao nhiêu thì anh ta cũng không thể qua khỏi. Giá như anh ta đến sớm hơn chút nữa thì… ” – ông Sơn trầm buồn.

Cái tâm, cái tình của vị lương y

cho_03

Công việc bình dị của ông Sơn khi rãnh rỗi là làm cỏ quanh vườn tiêu để có thu nhập.

Nhiều người đã nói về ông như vậy bởi cái tâm, cái tình ông dành cho những bệnh nhân. Ngần ấy năm chữa bệnh cứu người trong cơn thập tử nhất sinh nhưng ông Sơn chưa bao giờ nghỉ đến chuyện danh lợi cho mình. Đó cũng là lời răn dạy mà tổ tiên ông truyền lại “cấm lợi dụng việc làm thuốc chữa bệnh để làm tiền. Làm thầy thuốc là để giúp thiên hạ khỏi nguy nan”.

Như minh chứng cho lời nói của ông, chị Nguyễn Kim Cúc quê ở tỉnh Gia Lai, người trước kia được ông Sơn chữa trị giờ ghé thăm nhà ông để thăm hỏi, tặng gói bánh tỏ lòng biết ơn. Chị Cúc cảm kích: “Trước đây tôi bị chó dại cắn, phát dại rồi, cứ tưởng không qua, gia đình tôi đã chuẩn bị sẵn hậu sự. May mà có thầy Sơn cứu giúp chứ không thì giờ đã xanh cỏ lâu rồi. Hồi đó nhà tôi nghèo, hai vợ chồng ra nhà thầy mà chỉ có một trăm nghìn. Được thầy Sơn chữa bệnh miễn phí, lại cho ăn ở, lành bệnh còn cho tiền xe để về. Gia đình tôi đội ơn thầy Sơn nhiều lắm”.

Xem bảng giá thuốc chữa bệnh của ông chúng tôi mới biết mỗi gói thuốc chữa bệnh chó dại cắn trọn gói có giá 500 nghìn đồng hết bệnh và 200 nghìn đồng cho loại thuốc phòng ngừa bệnh dại có tác dụng trong 10 tháng. So với giá cả của Tây y thì còn còn khá “khiêm tốn”.

Hành nghề chữa chó dại nhiều năm, ông Sơn thú thực: “Nhiều lúc tôi cũng sợ lắm, vì trong khi chữa trị, người bệnh lên cơn thường cào xé, cắn bậy, chỉ cần vô ý là có thể bị lây nhiễm độc dại qua nước bọt, vết máu người bệnh. Nhưng nhìn thấy người ta sắp chết mà không cứu thì lòng không yên nên cứ kệ, nguy hiểm cũng chấp nhận, miễn sao cứu được người”. Khi được hỏi về phương châm chữa bệnh cứu người của ông là gì?. Ông Sơn nhìn lên bàn thờ tổ tiên rồi đáp: “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp. Không màng danh lợi, không vì tiền mà chỉ vì mạng sống của con người”.

Một đời chữa bệnh, ông Sơn luôn nhắc nhở bệnh nhân mỗi khi ra về đó là người bệnh đang điều trị độc chó dại, trong 24 giờ sau khi uống thuốc, tuyệt đối kiêng cử đám tang. Nếu phạm phải điều cấm kị này thì độc tố sẽ tăng lên gấp trăm lần, có thể dẫn đến mất mạng. Khi được hỏi tại sao như thế thì ông Sơn trả lời: “Chính tôi và tổ tiên cũng không giải thích được, nhưng đã là điều cấm kị thì phải tuyệt đối nghe theo”.

Bài thuốc của ông Sơn có tổng cộng 12 loại lá cây, trong đó lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ kết hợp lại có tác dụng chữa độc chó cắn. Ngoài ra nó cũng là thành phần chính để bào chế chữa độc rắn cắn. Chín loại lá khác cũng chỉ là cây cỏ trong vườn, ở đồng ruộng hay trên rừng, duy chỉ có một loại lá ở Việt Nam không có, ông phải đặt ở Trung Quốc đưa về, nếu không có loại lá thuốc này thì không thể bào chế thuốc được.

Những loại lá cây này chỉ được hái trong những ngày vào dịp Tiết Thanh Minh. Và mỗi năm chỉ có thể chế biến thuốc duy nhất một lần vào đúng ngày Hạ chí. Mười lá cây được sao khô, sau đó tán thành bột dự trữ sẵn. Hai loại còn lại là lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ đem lọc lấy nước rồi đóng chai.

Khi có người bị chó dại cắn, chỉ cần trộn đều thứ bột thuốc và nước lá tươi rồi pha loãng vào nước lọc cho bệnh nhân uống. Phần xác lá xát nhẹ lên vùng da thâm quầng do răng chó tạo ra. Còn loại thuốc để phòng ngừa thì có thêm bớt một số vị thuốc nhưng cũng đủ 12 loại thảo dược.

Mọi người dân muốn có nhu cầu chữa bệnh chó dại cắn xin liên hệ ông qua địa chỉ nêu trên báo hoặc điện thoại số: 0982799255

Làng Trạng Vĩnh Hoàng Đất ‘đẻ’ trạng

Nếu miền Bắc có chuyện trạng Quỳnh, miền Nam có chuyện bác Ba Phi thì ở miền Trung, chuyện trạng Vĩnh Hoàng được nhắc đến nhiều nhất. Điều đáng nói là trạng Quỳnh hoặc bác Ba Phi đều là những nhân vật thì Vĩnh Hoàng cả làng đều là… trạng.

dat-de-trang-vinh-hoang

Bàu Thủy Ứ (thuộc xã Vĩnh Tú, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị) thường được nhắc đến trong chuyện trạng Vĩnh Hoàng – Ảnh: Nguyễn Phúc

Qua thời gian, làng trạng Vĩnh Hoàng (nay thuộc thôn Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị) vẫn tồn tại, người Vĩnh Hoàng vẫn tiếp nối truyền thống của cha ông mình, mang nụ cười cho thiên hạ.
Nông dân nói “tiếng ta” !

Truyện trạng Vĩnh Hoàng không phải ai nghe cũng hiểu, bởi nét đặc trưng làm nên “tên tuổi” làng trạng cũng chính là điều tạo nên sự khu biệt về vùng miền, ấy là từ địa phương cộng thêm sự nhấn nhá trong phát âm của người kể. Đơn giản như việc được đi ra nhà ga xe lửa, người Vĩnh Hoàng sẽ liến thoắng đủ kiểu: ga ni ga mô, ga mô ri eng, ga ni ga chi, o ni đi mô, o mô đi ra, o mô đi vô… Ra thủ đô, hỏi đường thì người Vĩnh Hoàng hỏi: Nhà hát nậy lộ mô eng, lộ chao cẳng mô eng? Sẽ có rất nhiều người không hiểu các cụm thổ ngữ trên. Biết vậy, nên muốn rong chơi ở làng Vĩnh Hoàng, muốn cười té ghế khi nghe người Vĩnh Hoàng kể chuyện, trước hết phải học cái thứ “bản ngữ” của họ cái đã.

Có cảnh trớ trêu của tên phi công Mỹ trong câu chuyện trạng rằng: Tên giặc lái bị một lão dân quân Vĩnh Hoàng bắt giữ, lão chĩa súng nói trọ trẹ với giặc lái: “Hen xơ ấp” (hands up: giơ tay lên). Tên giặc lái nói: “Tôi rành tiếng Việt, cứ nói tiếng Việt”. Lão dân quân liền xổ một tràng tiếng Việt”: Mi ngài nác mô? (mày là người nước nào?), bỏ lịp cời xuống (bỏ mũ ra), mi bay côi trời chộ bầy choa mần đi đưới ni khôông? (mày bay trên trời thấy chúng tao làm gì dưới này không?)… làm tên giặc lái “chết đứng”, không biết đó là tiếng nước nào.

Sử sách của người thôn Huỳnh Công Tây chép lại rằng, làng được lập nên cách đây 400 năm và những người họ Huỳnh (Hoàng) từ phía bắc vào khai khẩn đầu tiên, về sau mới đến những dòng họ Trần, Nguyễn, Tạ… Những năm 1940, 3 thôn Huỳnh Công Đông, Huỳnh Công Tây, Huỳnh Công Nam được gộp lại thành một xã, gọi là xã Vĩnh Hoàng (sau này mới đổi thành Vĩnh Tú), cái tên trạng Vĩnh Hoàng vì thế mà thành.

Theo cụ Trần Đức Trí (77 tuổi, một nghệ nhân làng trạng) thì lúc khởi sự, bản thân người Vĩnh Hoàng không gọi những câu chuyện quê mình là “chuyện trạng” mà nghĩ đó chỉ là những thứ tiếu lâm cho vui, xua tan cực nhọc ngày đồng áng, quẳng đi sự sợ hãi giữa chiến trường ác liệt, mang đến những nụ cười bình dị, tươi tắn và xốc lại tinh thần cho mọi người cùng vượt qua khó khăn.

Hòa bình lập lại, nhà văn Phùng Quán và nhà nghiên cứu văn hóa dân gian – TS Võ Xuân Trang đã có công “nâng tầm” cho làng trạng khi trực tiếp về đây sưu tầm nhiều chuyện trạng và viết lại thành sách, trong đó TS Trang đã xuất bản cuốn Chuyện trạng Vĩnh Hoàng.

Cả làng mần trạng

Tôi về làng trạng như một cách để tìm chút thư thái, nhẹ nhàng ngày đầu năm. Lúc đi, mấy người bạn căn dặn rằng về Vĩnh Hoàng nhớ… cẩn thận, vì hầu hết người làng đều biết nói trạng. Gặp nhiều cụ cao niên trong làng mới biết “chất trạng” đã ăn vào máu thịt của những người dân quê nơi này, ai cũng lận lưng vài ba câu chuyện trạng làm vốn. Cá biệt, có những người dường như sinh ra để làm trạng, nên hễ mở mồm là người khác không nhịn được cười.

Nhiều người dù đã về với đất nhưng danh tiếng “nói trạng” vẫn còn vang cho tới ngày nay, như các cụ Trần Đức Hạnh, Trần Văn Thẹ, Trần Đức Đài, Võ Thị Nọn, Trần Thị May… Ngày nay, “báu vật sống” của làng trạng Vĩnh Hoàng là các cụ Trần Đức Trí, Trần Hữu Chư, Nguyễn Đình Sồ, Võ Nồng, Võ Thị Nương, Trần Thị Nghĩa, Trần Thị Liễu…

Bà Trần Thị Nghĩa (51 tuổi, thôn Huỳnh Công Tây 2), khi tôi vừa tìm được đến nhà thì đã bị bà “ra võ” ngay: “Ui chao chơ làng ni đực mô chả nói trạng được mà chú phải vất vả tìm về đây. Người làng ni con nít nhỏ như con tép đã biết nói trạng rồi mà”. Nói là nói vậy, nhưng khi được yêu cầu, dẫu quần đang ống xăn ống thả từ vườn sau vào, bà Nghĩa tỉnh rụi kể ngay chuyện Quả bí có hai cuống do chính mình sáng tác. Chuyện rằng: Ngày trước nhà bà nọ ở Vĩnh Hoàng trồng bí cạnh truồng (chuồng) heo.

Một ngày bà hốt hoảng không thấy đàn heo đâu liền túa đi tìm. Tìm một hồi thấy sau hè, có quả bí to, có một cái đuôi heo lòi ra (ban đầu tưởng quả bí có 2 cuống), bà mới biết: “à, đàn heo chui vào trấy (trái) bí ăn tròn bụng không ra nổi”. Nói đoạn bà lấy cái rìu đẹo bổ đôi quả bí thì mới giải thoát được đàn heo. Chưa hết, mỗi nửa trái bí của bà sau khi bổ đôi lớn đến độ sau này còn được sử dụng để… chở bộ đội vượt bàu Thủy Ứ.

Không chỉ những người kể chuyện “chuyên nghiệp” đã được kê ra như trên, đến một người Vĩnh Hoàng tôi gặp thoáng qua lúc ăn cơm trưa cũng “trạng” làm tôi suýt sặc. Lúc trà dư tửu hậu, tôi đánh bạo hỏi thăm: “Vĩnh Tú mình toàn động cát, chắc chỉ trồng được dưa. Dưa mình có ngọt không anh?”. Anh này quyết không ngẩng đầu, chỉ dừng đũa mà nói: “Không biết có ngọt không nhưng mỗi khi tui cắn một miếng dưa thì lát sau… đường khô dính đầy mẹng (miệng)”.

Nguồn Báo Thanh Niên

 

 

Cặp vợ chồng “siêu trạng”

Cùng là con dân làng Vĩnh Hoàng (nay thuộc xã Vĩnh Tú, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị), hai cụ Trần Đức Trí (77 tuổi) và Trần Thị Liễu (75 tuổi) đã yêu và lấy nhau nhờ “bà nguyệt” là những câu chuyện trạng. Sau mấy chục năm chung sống, họ là cặp đôi duy nhất ở làng này vẫn thường ngồi đối đáp thi thố nói trạng.

vo-chong-sieu-trang

Dù tuổi cao nhưng tình yêu của hai cụ Trí và Liễu dành cho chuyện trạng vẫn vẹn nguyên như ngày đầu – Ảnh: Nguyễn Phúc

Ngôi nhà của hai vợ chồng già được xây 2 tầng khá khang trang, cao hơn hẳn những ngôi nhà ở làng nghèo này. Ấy vậy mà nghe tôi khen nhà lớn, cụ Trí cau mày: “Chú đừng nói rứa mà ôốc dôộc (ngại), nhà ri ở làng tui mới chỉ được gọi là… lều” (!).

Đi “ve” bằng chuyện trạng

Dù tuổi già nhưng cụ Trí, cụ Liễu còn minh mẫn lắm, có vẻ như việc mang tiếng cười đến cho mọi người làm cho họ trẻ lâu hơn. Cụ Trí nói giọng bông lơn: “Mối lương duyên của vợ chồng tui lạ lắm. Người ta yêu nhau thì chân thật với nhau còn chúng tôi đi “ve” (tán tỉnh) nhau thì toàn… bốc phét”.

Cụ Trí kể, hồi đó cụ là công nhân xí nghiệp cưa xẻ gỗ, thường cùng mọi người đi lao động, khi giải lao cụ hay ngồi giữa một vòng tròn người để kể chuyện trạng cho vui. Dần dà, ai cũng biết cụ có tài ăn nói, trong đó có cô Liễu, cũng là một “hạt giống” trong phong trào văn nghệ địa phương.

“Hồi nớ Phòng Văn hóa huyện đi tìm người kể chuyện trạng như đi tìm diễn viên. Lần đầu tiên tui lên sân khấu chính thức bên bàu Thủy Ứ, tui mần liều kể chuyện Đào địa đạo xuyên lục địa mần người ngợm cười bò lê bò càng”, cụ Trí nói. Chuyện rằng khu đội Vĩnh Linh yêu cầu các xã đào địa đạo, sau này khi có kết quả, các xã tranh nhau báo cáo những con số kỷ lục về chiều dài, chiều sâu địa đạo, riêng anh Vĩnh Hoàng không nghe nói năng gì nên ông cán bộ huyện hỏi: “Chả nhẽ các anh không đào được mét nào à?”. Anh Vĩnh Hoàng lắc đầu có vẻ buông xuôi: “Đào thì có đào nhưng không thể đo được”. Ông cán bộ huyện lại quát: “Xã đồng chí không có ai học hành để làm phép tính cộng à?”. Đến đoạn này, anh Vĩnh Hoàng mới phân bua: “Mô, không phải rứa, chúng tôi đào quyết liệt lắm, đào mãi thì gặp một toán người.

Nhìn kỹ chúng tôi mừng rỡ reo lên, hai bên ôm chầm nhau: Chúng ta gặp bạn Cuba rồi, gặp con cháu Phi Đen rồi. Rứa là địa đạo tui đào xuyên lục địa, lấy thước tấc mô đo cho xuể…”. (Thực tế, lúc xã Vĩnh Hoàng đang đào địa đạo thì có đoàn đại biểu Cuba sang, chui xuống địa đạo thăm, tìm hiểu. Vịn vào đó, ông Trí mới trạng ra câu chuyện như trên).

Cũng dịp này, cụ Liễu cũng trổ tài với câu chuyện Ăn khoai phải đeo kính. Trước đó, để nói về độ bở của khoai quê mình, người Vĩnh Hoàng đã từng khoe rằng: “Mỗi lần ăn khoai phải ôm cột nhà để nót xuống, không thì mắc nghẹn”. Nhưng chuyện của cụ Liễu còn vô đối hơn. Chuyện rằng, có lão nông Vĩnh Hoàng đứng ngoài đồng ăn khoai, bị mắc nghẹn rồi… mù mắt. Vợ ông hoảng quá đưa liền lên bệnh viện. Đến nơi bác sĩ hỏi: “Rứa bác có lăn tàu bổ xe chi không? Có bị đùi lẻ chi đâm vô mắt không?”, lão nông đều lắc đầu. Bí quá, bác sĩ chuyển lão qua khoa mắt, tại đây người ta khêu ra trong mắt lão một đống bột. Số bột này sau khi xét nghiệm được xác định là… bột khoai lang. Mọi người mới ớ ra là vì khoai Vĩnh Hoàng bở quá nên khi ăn, ngoài bị nghẹn, còn có thể bị bụi bay vô mắt. Từ đó về sau, người Vĩnh Hoàng ăn khoai đều phải đeo kính.

Với tài nói trạng, người tám lạng, kẻ nửa cân, cụ Trí với cụ Liễu đến với nhau như một lẽ tự nhiên. Có người làng còn tếu táo: “Hai cụ nói phét như thế, ai dám tin nên chỉ có hai cụ mới dám lấy nhau”.

Tình yêu và giấc mơ chiếu trạng

Cho đến tận bây giờ, cụ Trí vẫn được coi là người có giọng kể biểu cảm và độc đáo nhất làng Vĩnh Hoàng. Trong khoảng mấy chục năm qua, cụ đã được rước đi nhiều nơi, được trọng vọng chỉ để làm mỗi một cái việc duy nhất là… nói trạng. Hẳn nhiều người vẫn chưa quên chuyện có hôm cụ được mời vào Đông Hà để bốc phét, nhưng đến muộn. Khi lên sân khấu, cụ mới phân bua: “Sáng ni chưa ăn sáng mà vô nên khi qua đôộng dưa tui hái một quả lót dạ. Nào ngờ có con quạ mô từ trời bay xuống, cắp trái dưa rồi cắp tui đi luôn. Đoạn hắn bay qua Đông Hà, tui chộ bà con miềng dưới ni chờ tui rồi mà giãy giụa mãi không xuống được. Khi con quạ thả tui xuống thì đã tới Triệu Phong nên tui phải chạy bộ từ trong nớ ra đây cho kịp”.

Dù có kinh nghiệm đầy mình, nhưng cụ Trí thừa nhận, có lúc cụ cũng gặp sự cố. Ấy là hôm vào Thừa Thiên nói trạng, cụ nói bở hơi tai mà người ta không cười, bởi lẽ người ta không nghe được giọng Vĩnh Hoàng.

Còn cụ Liễu, tất nhiên, cũng không phải… dạng vừa. Đều đặn 2, 3 năm, địa phương tổ chức chương trình Xuân nói chuyện trạng cụ đều tham gia và giật giải cao. Dù không có chất giọng hay bằng chồng nhưng đổi lại cụ lại có trí nhớ tốt và thói quen ghi chép. Đang làm việc mà nghĩ ra một tứ chuyện hay, cụ đều ghi vào sổ tay, đặng về sau sẽ hữu dụng. “Càng về già, vợ chồng tui càng ước mong làm sao ngành văn hóa và chính quyền phục dựng được các chiếu trạng Vĩnh Hoàng. Đó là cách tổ chức cho cả chục người ngồi trong một chiếu, thi nhau kể chuyện trạng thâu đêm suốt sáng…”, cụ Liễu lắng lòng.

Nguồn Báo Thanh Niên